GS Ngô Bảo Châu: “Tôi không từ chối tấm lòng của nước nhà…”
Cập nhật lúc : 12:38 PM, 13/08/2010
http://vovnews.vn/Home/GS-Ngo-Bao-Chau-Toi-khong-tu-choi-tam-long-cua-nuoc-nha/20108/151973.vov
(VOV) - VOVNews trò chuyện với GS Ngô Bảo Châu - một trong những ứng cử viên sáng giá của Fields Medal sẽ được trao tại Hội nghị Toán học Thế giới 2010.
>> Mở lòng với nguyên khí quốc gia
>> Trao bằng tiến sĩ danh dự cho GS Ngô Bảo Châu
>> Chính phủ mời Giáo sư Ngô Bảo Châu về nước làm việc
Giáo sư Ngô Bảo Châu – người chứng minh thành công Bổ đề Cơ bản Langlands từng được nhận giải thường danh giá Clay của Viện Toán học Mỹ và tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là 1 trong số 10 phát kiến khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2009 vừa có chuyến ghé thăm quê nhà tại Hà Nội trước khi lên đường dự Đại hội Toán học Thế giới năm 2010 tại Hyderabad, Ấn Độ từ 19-27/8. Trong chuyến đi này, ông là một trong những nhân vật và là người Việt
Trong những ngày sum họp tại Hà Nội, GS Ngô Bảo Châu (GSNBC) đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm và thay mặt Chính phủ mời về làm việc tại Việt
Sau đây là cuộc trao đổi GS (GS) Ngô Bảo Châu đã dành riêng cho VOVNews.
Thưa GS, đã nhiều lần về nước làm việc, nhưng lần này là lần đầu tiên GS được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo Bộ Giáo dục-Đào tạo tiếp và đến thăm gia đình. GS có nhận xét gì về những cuộc gặp gỡ này?
GSNBC: Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng hai vị Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đến nhà tôi mới đây. Cuộc nói chuyện trong 2 tiếng đồng hồ thật sự rất thân mật. Phó Thủ tướng là người rất cởi mở gần gũi và rất dễ nói chuyện. Phải thấy rằng càng ngày Chính phủ và Nhà nước ta quan tâm đến phát triển các ngành khoa học cơ bản, thấy rõ là khoa học cơ bản là vô cùng quan trọng đối với chất lượng giáo dục Đại học, mà đây đang là vấn đề nóng hổi trong xã hội hiện nay. Trong cuộc gặp đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân rất trăn trở với câu hỏi: làm thế nào để có nhiều các trí thức trẻ nước ngoài có tâm huyết quay về nước làm việc phục vụ Tổ quốc.
GS nghĩ thế nào về ngành Toán học Việt
GSNBC: Nếu so sánh thì tôi thấy rằng ngành toán học nước ta hoạt động tương đối tốt. Về mặt chỉ tiêu, không có hiện tượng làm bài rởm, gian dối. Mà làm hết sức trung thực. Nhưng với thế giới, thì mình không phải là nước tiên phong trong toán học. Hình tượng cho dễ, tổng số các nhà toán học giỏi của Việt
Hiện tại, năm nào học sinh Việt
GSNBC: Có nhiều học sinh thi giỏi toán quốc tế với việc có một ngành toán học chuyên nghiệp phát triển là hai việc khác nhau. Về hoàn cảnh lịch sử, ở nước ta có quá ít người có năng khiếu toán học mà có thể đi hết con đường để trở thành nhà toán học thực thụ. Đấy cũng là thực trạng chung của các ngành khoa học khác. Phải có đầu tư vào các ngành khoa học thì mới có thể có những ngành khoa học thực sự. Nếu không, theo tôi nghĩ, giáo dục VN cứ lẹt đẹt không tiến bộ lên được.
Với những học sinh có năng khiếu toán học cũng như các môn học khác, theo GS cần phải đào tạo như thế nào để có thể trở thành những nhân tài sau này?
GSNBC: Theo tôi, con đường đơn giản khả thi để các em trở thành các nhà khoa học là phải đi học ở nước ngoài. Đây là thực tế đáng buồn. Tôi muốn nói thật điều này. Hiện khá nhiều gia đình có điều kiện cho con đi học. Ngày càng có nhiều học bổng nước ngoài để các em đi học hay làm nghiên cứu sinh. Xin học bổng ở Pháp, Mỹ… bây giờ không phải là khó. Ngoài ra nhà nước cũng có những chương trình gửi học sinh đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước như Dự án 322 là một ví dụ. Nhưng cái khó khăn lớn nhất là đào tạo xong họ có về nước làm việc được hay không? Theo chủ quan cá nhân, tôi cho rằng về nước ngay là một sai lầm. Quan niệm học xong tiến sĩ là một cái nghề, đi làm là để sử dụng cái nghề đó là không đúng. Khoa học là một quá trình tự học, tự đào tạo, đấy là việc làm cả đời, là quá trình mãi mãi. VN hiện còn thiếu môi trường khoa học nghiêm túc.
Chính phủ cũng nên quan tâm tạo điều kiện để các nhà khoa khọc tiếp tục được đào tạo sau đại học, đây là điều kiện rất quan trọng để học trở thành các nhà khoa học độc lập. Họ có thể tự làm các chương trình nghiên cứu riêng, cần có môi trường để thực hiện điều đó. Đây là thời điểm để các nhà khoa học tự khẳng định mình trong giai đoạn đầu tiên. Chính phủ cũng nên tạo điều kiện để các nhóm nhà khoa học trẻ về nước làm việc trong thời gian nào đó có thể là 6 tháng hay 1 năm. Họ làm chung một đề tài hay các đề tài khác nhau nhưng có liên hệ với nhau. Đây là sự khuyến khích mềm dẻo để các nhà khoa học trẻ có điểu kiện làm việc với nhau từ đó có hướng cho những nghiên cứu mới, thay vì ta phải trả lương cao bằng nước ngoài, và họ lại có cơ hội được làm việc trong nước.
GS nghĩ gì về Đề án phát triển toán học Việt
GSNBC: Đề án có nhiều phần. Trong đó liên quan đến tôi là việc thành lập Viện nghiên cứu và đào tạo toán học cao cấp. Viện tổ chức theo mô hình ở một số nước như Mỹ, Pháp, Đức,
Theo GS, có cần phải xây dựng những trường chuyên, lớp chọn không? Ở nước ngoài họ có hệ thống trường chuyên lớp, chọn tương tự như Việt
GSNBC: Pháp hầu như không có cho đến cấp 3. Sau đó, để vào những trường chọn lọc họ phải qua lớp chuẩn bị - dạng lớp chọn của ta. Mỹ có hệ thống trường tư, bố mẹ nhiều tiền, nhưng thi vào cũng rất khó. Ngành GD có nhiệm vụ bảo đảm kiến thức chung cho xã hội. Nhưng trong xã hội cũng có những đứa trẻ có năng khiếu. Không nên cào bằng kéo chúng nó lại. Đào tạo những con người ưu tú là sự sống còn của đất nước. Theo tôi, việc tổ chức lớp chuyên là tốt, không chỉ các em được học với các thầy cô giáo giỏi, mà nhóm học sinh giỏi học với nhau cũng học được rất nhiều điểu. Các em sẽ tác động nhau học tốt hơn. Tuy nhiên cũng có việc học lệch, rồi vấn đề phát triển nhân cách, nhưng đó chỉ là vấn đề kỹ thuật. Song việc tổ chức trường chuyên lớp chọn để đào tạo các em đi thi, lại là điều phù phiếm. Cần phải hướng cho các em tiếp xúc với khoa học hiện đại, hướng cho các em yêu thích khoa học, làm cho các em phát triển đi lên một cách cân bằng.
Hiện GS nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ của các doanh nghiêp về mặt tinh thần cũng như vật chất, GS nghĩ gì về những ưu ái đó?
GSNBC: Tôi cảm động về sự quan tâm của Nhà nước cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, Nhưng thực sự rất băn khoăn vì tôi không phải là người thiếu thốn vật chất. Tất nhiên tôi không từ chối quà tặng và tấm lòng của nước nhà. Nếu tôi nhận, tôi xin dành làm chỗ ở cho các nhà khoa học. Họ sẽ đến đây làm việc khi tôi không có mặt ở Việt
Xin cảm ơn GS và mong nhận được những thông tin tốt đẹp từ chuyến đi dự Hội nghị Toán học Thế giới năm 2010 ở Ấn Độ của ông.
Minh Anh
.
.
.
No comments:
Post a Comment