Chung quanh sự kiện Tgm Ngô Quang Kiệt về Hà Nội
Trần Phong Vũ
22-08-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7712
Sau ngót 90 ngày vắng mặt, kể từ nửa khuya 12 rạng sáng 13-05-2010, Tổng Giám mục (TGM) Giuse Ngô Quang Kiệt được đưa ra phi trường Nội Bài để qua Mỹ một cách không bình thường nói là để chữa bệnh mất ngủ, ngày 06-08 vừa qua, không một tín hiệu nào báo trước, Tgm âm thầm đáp máy bay trở lại Hà Nội và ngay sau đó thuê xe về nghỉ ngơi tại Đan viện Châu Sơn, Nho Quan như ông từng ao ước sau biến cố thay bậc đổi ngôi chẵn ba tháng trước (07-05 - 06-08-2010).
Ở hải ngoại, tin này được đài Sài Gòn Houston loan ra rất sớm trong một cuộc phỏng vấn của ký giả Dương Phục, Tổng Giám Đốc đài với ông Ngô Quang Tín, em TGM Kiệt. Tiếp theo là cuộc phỏng vấn hôm Thứ Bảy 07-o8 của nhà báo Đinh Quang Anh Thái cũng với ông Ngô Quang Tín được đăng tải trên nhật báo Người Việt ở nam
Những ngày sau đó tin TGM Kiệt trở về mới lần lượt xuất hiện trên các trang mạng của tòa TGP Hà Nội, HĐGM, Công Giáo Việt Nam, VietCatholic, đồng thời với tin ngày 09-08 phái đoàn do tân TGM Hà Nội Nguyễn Văn Nhơn cầm đầu tới Nho Quan vấn an ngài với những hình ảnh quàng vai bá cổ khá ngoạn mục.
Đã có những nhận định và những lời bàn khác nhau về sự kiện bất bình thường này. Đấy là chưa kể tới những lời đồn đoán thiếu cơ sở đang được tung ra trên các diễn đàn trên mạng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ không suy diễn, cũng không nói tới những tin đồn. Người viết chỉ nhìn vào hiện tình đất nước để nêu lên những việc thật, người thật có thể thấy, có thể đọc và kiểm chứng được xoay quanh biến cố thay bậc đổi ngôi ở TGP Hà Nội ngày 07-05-2010 dẫn tới chuyến đi khác thường và sự trở về không báo trước của nguyên TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt..
.
I. Bối cảnh đất nước
Ngoài vẻ phồn vinh giả tạo nơi đô thị, xã hội Việt
• Văn hóa ‒ xin đọc lại những tin tức chung quanh Đại Hội Nhà Văn lần thứ 8 khai diễn ở thủ đô Hà Nội thượng tuần tháng 8-2010 qua những bản tin được gửi ra từ trong nước và qua các đài phát thanh BBC, VOA, RFA, RFI, trong đó đáng chú ý nhất là bài tham luận cùng những lời tuyên bố và những bài viết khác của nhà văn Trần Mạnh Hảo.
• Giáo dục ‒ ngoài chuyện thày trò đánh giết lẫn nhau, chuyện gian lận, đút lót, mua bán trong việc học hành, thi cử nơi trường ốc, xin mở lại hồ sơ hiệu trưởng cưỡng bức nữ sinh dâng hiến trinh tiết cho các quan chức nhà nước và đảng cộng sản gần đây.
• Xã hội ‒ văn hóa, giáo dục xuống cấp, tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các giai tầng xã hội gia tăng với mức phi mã đã dẫn tới hàng trăm tệ trạng khác trong xã hội: tham nhũng, du đãng, băng đảng, hút xách, ăn chơi, tống tiền, nhất là nạn phá thai thả giàn khiến cho Việt nam ngày nay đã bị xếp vào số những quốc gia có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới, với con số thai nhi bị triệt hủy hàng năm lên tới hàng triệu!
Đối chiếu những hình ảnh được đưa lên internet với cả trăm, cả ngàn căn biệt thự nguy nga của giới cầm quyền và lối sống xa hoa, vương giả của họ với những khu nhà ổ chuột, nhếch nhác và hình ảnh những bà nội bà ngoại và đàn cháu nhỏ phải lặn lội hàng đêm kiếm sống bên bờ biển hoặc bên những đống rác để mang về mỗi ngày số lợi tức tương đương một đô la Mỹ!
Chuyện nhà nước ký hợp đồng với Đài Loan, Đại Hàn, Mã Lai kể các các nước Phi Châu để đưa hàng trăm ngàn thanh niên, thiếu nữ ra khỏi nước bán sức lao động dẫn tới thảm cảnh: nhiều cô gái bị buộc làm điếm trong khi tuyệt đại đa số khác bị bạc đãi, bóc lột tàn nhẫn.
Hình ảnh hàng hàng lớp lớp những người lao động ở Hà Nội, Sài Gòn xếp hàng bán máu kiếm sống hoặc để có tiền trả bệnh phí cho thân nhân đã nói lên điều gì về tình trạng thê thảm trong các lãnh vực y tế, xã hội Việt Nam hiện nay?
• Nguy cơ mất nước: sau hành vi cướp trắng Hoàng Sa, Trường Sa, người láng giềng Trung quốc đang mưu toan gì ở các vùng biên giới, ở Cao nguyên Trung phần với hợp đồng khai thác Bô-Xít, với thỏa thuận thuê rừng đầu nguồn?
II. Đâu là trách nhiệm của tôn giáo trước bối cảnh ấy?
Trong phần kết thúc bài viết mang tiêu đề “Đạo để làm gì?” được đưa vào cuối tác phẩm “Thắp Một Ngọn Nến Cho Thái Hà” của linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh do thân hữu của nguyệt san DĐGD ở Úc và Hoa Kỳ ấn hành mới đây, người mục tử già Dòng Thánh Phanxicô Khó Khăn Việt Nam (còn gọi là Dòng Anh Em Hèn Mọn) viết:
“Những diễn biến vừa qua cho thấy rằng: Chuyện bắt đạo kiểu xưa đã qua rồi. Đức Tổng Kiệt rời Hà Nội để một vị khác đến, không đơn thuần chỉ là chuyện thay đổi nhân sự. Nay thì không ai “bắt đạo” đâu. Nhưng đạo muốn tồn tại thì phải “biết điều”! Sẽ có những cuộc lễ linh đình trọng thể, với đầy đủ trống phách, với các tư tế mũ cao áo rộng, sẽ có những cơ sở hoành tráng nếu có tiền (nghe đâu Trung Tâm Hành Hương La Vang dự kiến tốn đến 25 triệu Mỹ Kim trên miền đất “chó ăn đá gà ăn sỏi”). Miễn là đạo đừng ra khỏi nhà thờ, đừng đụng chạm gì đến chế độ độc tài, bất nhân, mặc cho xã hội hoàn toàn băng hoại, dân nghèo bị nghiền nát, trong khi một nhóm tư bản đỏ tự do tung hoành, mặc cho dân tộc ngày càng chui đầu vào vòng nô lệ giặc Tàu, nợ nần quốc gia cứ cao như núi, vì người đi vay biết chắc: người trả sẽ không phải là mình… Trong một xã hội như thế mà người có đạo chỉ vòng tay ngậm miệng đứng nhìn, thì câu hỏi đặt ra là: đạo để làm gì ?”
.
III. Trở lại chuyện nguyên TGM Giuse
Không phải chuyện mới mẻ hay suy diễn. Vẫn là những chuyện cũ, có thật.
Khi tiếng nói công chính cất lên
Do thúc bách của vai trò Ngôn Sứ, nói theo sự suy nghỉ của linh mục Tỉnh, do tâm trạng thao thức về câu hỏi “Đạo để làm gì?” trước những hiện tượng phản Tin Mừng diễn ra từng phút từng giây trong xã hội chung quanh, ngày 15-12-2007, với cương vị người lãnh đạo tinh thần Tổng giáo phận Hà Nội, TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã gửi các GM, LM và giáo dân một lá thư kêu gọi mọi người họp nhau cầu nguyện cho giáo hội và quê hương.
Lời kêu gọi khẩn thiết ấy đã được giáo dân nồng nhiệt đáp ứng. Hàng ngàn tín hữu, bao gồm các linh mục, tu sĩ đã lũ lượt tìm về tụ tập ngày đêm trong khuôn viên tòa Khâm sứ (TKS) cũ để cùng nhau cầu nguyện hát Kinh Hòa Bình. Mục tiêu biểu kiến là dòi nhà nước hoàn lại cơ sở, đất đai TKS cũ cạnh Nhà Chung Hà Nội, ngõ hầu tổng giáo phận (TGP) có thêm phương tiện cho những nhu cầu cấp thiết mang tính tôn giáo. Tuy nhiên, mục tiêu chính yếu, sâu xa hơn của những buổi canh thức cầu nguyện là đòi phục hồi công lý, lẽ phải, nhân quyền, nhân phẩm, không chỉ riêng cho TGP Hà Nội, cho Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam, mà cho toàn thể dân tộc đang bị điêu đứng vì chủ trương “ăn cướp ngày” của chế độ độc tài, độc đảng cộng sản. Nó biểu thị hàng ngày qua hình ảnh hàng trăm, hàng ngàn Dân Oan từ khắp các tỉnh miền Bắc lũ lượt kéo về Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội và từ các tỉnh miền Tây Nam phần tìm về “ăn vạ” trước văn phòng 2 Quốc Hội ở Sài Gòn để khiếu kiện đòi nhà nước trả lại tài sản, đất đai, phục hồi quyền sống cho họ.
Tiếp theo là sự kiện ông Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ tới thăm TGM Kiệt tại tòa TGM Hà Nội, sau đó ra thị sát cảnh giáo dân cầu nguyện, với những lời hứa không bao giờ được thực hiện.
Từ TKS cũ, cao trào canh thức cầu nguyện lan sang nhà thờ Thái Hà, và từ đấy bung đi khắp nơi, tới tận Sài Gòn với những buổi canh thức diễn ra trong khuôn viện DCCT.
Công an nhà nước đã xuống tay can thiệp và những vụ xô xát đã xảy ra. Tám giáo dân Thái Hà phải ra tòa. Mùa thu năm 2008, thể theo lời mời của nhà cầm quyền địa phương, Tổng Giuse đã cầm đầu một phái đoàn gồm GM Phụ tá, các linh mục thuộc toà TGP, tham dự một phiên họp công khai với UBND thành phố Hà Nội.
Đáp lại những lời kể công của chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo, TGM Kiệt đã thẳng thắn tuyên bố: tự do tôn giáo không phải và vấn đề ân huệ Xin/Cho mà là Quyền thiêng liêng do Thượng đế ban cho con người. Trong dịp này ông cũng không ngần ngại bày tỏ tâm trạng tủi hổ khi đi ra nước ngoài thường xuyên bắt gặp ánh mắt khinh khi của nhân viên phi trường khi họ nhìn tờ hộ chiếu do nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Phản ứng của nhà nước CS
Ngay sau đó, báo chí và các cơ quan truyền thông nhà nước đã đồng loạt mở chiến dịch bòp méo lởi tuyên bố của TGM Giuse để kịch liệt công kích ông. Trong khi ấy, công an xúi bẩy bọn du thủ du thực trong xã hội đen xâm nhập đám đông giáo dân gây xáo trộn, lăng mạ các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, hô hoán, đòi “giết” TGM Ngô Quang Kiệt.
Chưa hết, nhà cầm quyền cộng sản còn ngang nhiên tuyên bố trước các đại diện ngoại giao đoàn là họ không muốn thấy sự hiện diện của TGM Giuse tại Hà Nội. Dấn thêm một bước, họ gửi văn thư cho Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Việt
Phản ứng của HĐGM
.
Ngoại trừ một vài tiếng nói lẻ tẻ, Hồng Y (HY) Phạm Minh Mẫn, TGM Nguyễn Như Thể, hai người cầm đầu TGP Sài Gòn, Huế và nói chung HĐGMVN với chủ tịch đương nhiệm là GM Nhơn hoàn toàn im lặng. Nó minh họa rõ ràng cái cảnh “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”! Khi phải nhắc tới câu tục ngữ mang tính nhân gian này người viết không khỏi đau lòng khi nghĩ tới sự kiện “nhà hàng xóm” ở đây không phải ai khác mà là những chi thể thuộc thân mình Hội Thánh do chính Chúa Giêsu sáng lập!
Im lặng trước thái độ can đảm dám cất lên tiếng nói Ngôn Sứ của người anh em mình!
Im lặng cả khi người anh em ấy bị những thế lực gian ác bôi nhọ, tấn công, đòi trục xuất khỏi Hà Nội! Hẳn có người sẽ nhắc tới văn thư do GM Nhơn ký trả lời yêu sách của Nguyễn Thế Thảo đòi HĐGMVN phải trừng phạt TGM Kiệt. Điều quan trọng cần làm sáng tỏ: văn thư hồi âm của GM Nhơn chỉ nói tới một điều là TGM Kiệt không làm gì sai phạm giáo luật. Nhiều tín hữu đã tỏ ý bất bình về thái độ vô cảm “phản ứng cho có” này. Tại sao? Vì nhà nước CS đâu có lý gì tới vấn đề giáo luật! Điều họ minh danh đòi hỏi là trừng phạt: thuyên chuyển, loại bỏ, tống khứ cho khuất mắt “kẻ” đã dám đụng chạm tới vùng cấm địa mà họ đã vạch ra. Như thế, trong sự hiệp nhất vì Tin Mừng, cho Tin Mừng và trong tình liên đới huynh đệ Giám Mục, lẽ ra văn thư hồi âm của HĐGM cũng phải công khai và thẳng thắn bác khước yêu sách trịch thượng của nhà nước mới phải chứ!
Tệ hơn nữa, có vị còn cắt xén cả Lời Chúa để biện minh cho thái độ im lặng “thủ khẩu như bình” của các Giám Mục! (Mời độc giả đọc lại nội dung bài giảng của GM Mỹ Tho Bùi Văn Đọc, trong Thánh Lễ tại giáo đường Thánh Phaolô ngoại thành Rôma tháng 6-2009 và bài viết của LM Nguyễn Ngọc Tỉnh ít ngày sau đó. Nhân đây cũng xin nhắc độc giả tìm thêm chứng liệu trong bài “HĐGMVN: Lên Tiếng Hay Không Lên Tiếng” trên mạng lưới của HĐGMVN của GM Phụ Tá TGP Sàigon Nguyễn Văn Khảm).
Người ta không thể không liên kết bối cảnh không vui này với sự ra đi của TGM Giuse.
Sự hy sinh của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt là có thật
Không phải bây giờ mà ngay từ khi quan sát những hình chụp, kể cả những Video clip ghi lại diện mạo trầm tư, lắng đọng, siêu thoát tuồng như xuất thần của TGM bên cạnh đoàn giám mục và linh mục từ cuối nhà thờ chính tòa bước ra lúc kết thúc thánh lễ đón TGM phó Nguyễn Văn Nhơn hôm 07-05-2010, người viết những giòng này đã nhận ra thái độ quyết liệt của người mục tử đã tự phấn đấu với chính mình, chọn giải pháp hy sinh, chấp nhận tự bôi xóa mình cách trọn vẹn. Ngày 13-05-2010, được đọc Lời Từ Biệt của TGM gửi Cộng Đồng Dân Chúa TGP Hà Nội, chúng tôi càng xác tín thêm về nhận định trên đây.
Tâm sự nào, ý tưởng thầm kín nào ẩn giấu bên trong và đàng sau những ngôn từ: “Đã đến lúc tôi phải chia tay anh chị em. Thật khó khăn khi phải nói lời từ biệt (…) Không thể không nói gì, nhưng cũng không thể nói tất cả cho một lần cuối” Và “Một lần giã biệt, nói mấy cho vừa”? Người viết những giòng này đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần những lời lẽ chứa đựng cả một trời tâm sự của ngài. Trong những lần lên tiếng trên TV, Radio hoặc tham dự những cuộc trao đổi trên Paltalk, chúng tôi đã có dịp công khai trình bày những suy nghĩ chủ quan về trường hợp Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.
Hẳn sẽ có những câu hỏi đặt ra:
(1) Căn cớ nào khiến TGM Giuse phải hy sinh, chấp nhận làm kẻ thua cuộc, tự bôi xóa mình cách đau đớn, nếu không muốn nói là tủi nhục như thế?
(2) Phải chăng TGM nhận mình sai lầm khi khởi xướng những buổi cầu nguyện, hát Kinh Hòa Bình, dù trong khuôn khổ ôn hòa, bất bạo động nhưng vô hình trung đã đặt vào thế đối kháng quyết liệt với nhà nước và đảng CSVN?
Câu trả lời cho câu hỏi thứ hai là không, một ngàn lần là không. Ngôn ngữ, hành động của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trong suốt ba năm qua biểu tỏ một chính nghĩa sáng ngời. Nó nói lên tấm lòng trong sáng, ngay thẳng của ngài khiến mọi người, trong cũng như ngoài Giáo hội hết lòng cảm phục. (Dĩ nhiên, trừ những thế lực của sự ác và những kẻ đi theo chúng).
Với những hàm ý riêng và cũng để trấn an dư luận, một số Giám Mục, trong số có GM Nguyễn Chí Linh, phó chủ tịch HĐGMVN đã hơn một lần nhấn mạnh rằng: Đức Tổng Kiệt tự ý đệ đơn từ chức và việc từ chức này là do sự thôi thúc của lương tâm ngài.
Trong lá thư từ biệt, chính Đức Tổng cũng minh nhiên viết ra như thế.
Nhiều người tỏ dấu hoài nghi, một sự hoài nghi có căn cứ. Riêng người viết tin là có thật. Điều then chốt không thể bỏ qua là cái nguyên cớ sâu xa dẫn tới việc TGM phải hy sinh, phải tự bôi xóa mình: Trước hết là phản ứng điên cuồng của nhà nước đưa tới thảm cảnh đàn chiên, kẻ bị đổ máu, người bị truy tố ra tòa. Nhưng quan trọng hơn là thái độ dửng dưng, thiếu vắng tinh thần liên đới, hiệp thông lẽ ra phải có của hai TGP Huế, Sài Gòn, nói chung của HĐGMVN, và xa hơn là con đường thiên trọng về ngả ngoại giao của Tòa Thánh. Với TGM Ngô Quang Kiệt, còn một sức mạnh cao cả và linh thiêng hơn đã tác động nơi ngài: trong một phút giây lắng lòng vào tâm tình cầu nguyện, ngài cảm thấy bất an khi nhận ra thân phận của mình quá nhỏ bé lại đang gánh vác một trách nhiệm quá lớn lao trong Hội Thánh. Và từ tâm trạng ấy, một câu hỏi vẳng lên trong lương tâm TGM, nếu quyết định của mình sai thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Cố gắng tự tìm lời giải đáp cho câu hỏi khó nhăn, nhức nhối này của TGM Giuse, chúng tôi chủ quan nghĩ rằng đã hiểu được phần nào hoàn cảnh, tâm trạng và quyết định của ông. (Đấy cũng là lý do trong thời gian TGM ở Mỹ đã có những cơ hội mở đường cho người viết thăm gặp, nhưng chúng tôi từ chối với ý nghĩ rằng: trong cảnh huống tế nhị ấy TGM sẽ không thể nói gì khác hơn những điều ngài đã nói, đã làm).
Một câu hỏi khác lại được đặt ra: quyết định từ chức của TGM Giuse, nếu đúng là do ngài chọn lựa thì có sai lầm không? Câu trả lời là con người ai cũng có lúc sai lầm, không nhiều thì ít. Ngay cả Giáo Hoàng, ơn Vô Ngộ chỉ dành cho ngài trong phạm vi tín lý mà thôi. Như vậy, nếu việc TGM Kiệt tự ý từ chức là một sai lầm thì cũng chỉ là chuyện bình thường. Có điều đấy là sự sai lầm khơi dẫn từ thiện chí và thiện ý của một mục tử hết lòng yêu mến Thiên Chúa và Hội Thánh. Như thế liệu có thể nói là “một sự sai lầm thánh thiện” được chăng?
Bài học nào hàm ẩn trong sự trở về của TGM?
Tâm trạng mừng rỡ và quang cảnh hân hoan chào mừng của giáo dân khắp nơi dành cho ngài khi bất ngờ trở về hôm 06-08 đã nói lên khía cạnh tích cực của vấn đề. Dĩ nhiên vẫn còn đấy những câu hỏi, những vấn nạn đặt ra:
* TGM Giuse tự ý về hay do một lệnh lạc, một sự sắp xếp nào đó?
* Sức khoẻ của TGM đã hồi phục. Đấy là sự thật. Chính Đức Cha xác nhận điều này. Như thế vai trò nào sẽ dành cho ngài trong những ngày sắp tới?
* Một ẩn tu trong bốn bức tường tu viện? Một chủ chăn hiền hòa, năng động như trước?
Không ai có câu trả lời lúc này. Nếu chúng ta tin rằng mọi chuyển xảy ra cho TGM Giuse trong suốt 3 năm qua –nhất là trong những biến cố gần đây- đều do Thiên Chúa quan phòng, định đặt, thì hẳn rằng Ngài cũng đã có sẵn chương trình cho người môn đệ trung kiên và khiêm tốn của Ngài.
Đề cập sự kiện TGM Giuse bất thần trở về, trong bài viết nhan đề “Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại!” linh mục Đỗ Xuân Quế, người mục tử già Dòng Thánh Đa Minh viết:
“Khi ngài ra đi cách đột ngột đêm 12.5.2010, ít ai nghĩ rằng ngài có thể trở lại Việt
Ấy thế mà nay ngài đã trở về! (…) Đã có những lời cầu nguyện và tạ ơn: cầu nguyện cho ngài được bình an mạnh khoẻ và tạ ơn vì Chúa đã đưa ngài về, cũng như xưa đã đưa dân Do thái trở lại Giê-ru-sa-lem.
Việc Chúa làm thật vĩ đại, ngoài sức tưởng tượng và suy đoán của con người. Mới dây thôi, người ta còn đề nghị Vatican không để cho ngài về trong tháng Mười vào dịp họp của HĐGM, cũng không cho giữ một chức vụ nào tại
Xin mượn lời LM Đỗ Xuân Quế trên đây để thay cho lời kết luân bài viết này.
20-08-2010
---------------------------
Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.
.
.
.
No comments:
Post a Comment