Biển Việt Nam nhỏ lại trong tương lai
Vũ Hữu San
23-08-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7716
DCVOnline - Tình hình chính trị vùng biển Đông Nam Á đang được giới quan sát và bình luận trên thế giới, đặc biệt là các học giả, nhà báo, chính khách ở Á Châu và Hoa Kỳ, chú ý tới vì lời tuyên bố mới đây của Ngoại trưởng Mỹ, Hilary Clinton, tại Diễn đàn ASEAN vừa tổ chức ở Hà Nội. Ngoại trưởng Clinton đã đề nghị Hoa Kỳ giúp thành lập một cơ chế quốc tế để hòa giải những tranh chấp chủ quyền chồng chéo giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Malaysia hiện đang có trong vùng biển Đông.
DCVOnline xin giới thiệu đến bạn đọc một bài tham luận về biển của tác giả Vũ Hữu San, một người đã nhiều năm biên khảo về biển đảo Việt
--------------------------------------
.
Triệu Cây số Vuông hay một Vùng Biển nào Nhỏ hơn?
Vũ Hữu San
.
Hiện trạng Biển Đông Hiển nhiên & Xác định
• Một bên Hoa Kỳ lo bảo vệ quyền lợi của mình trên thế giới, một bên Trung Cộng có nhu cầu tài nguyên và bành trướng thế lực.
• “Cả thế giới đều biết tính thực dụng của người Mỹ.” Quyền lợi của Hoa Kỳ tại Trung Cộng hàng chục lần lớn hơn Quyền lợi của họ ở VN, Mỹ không ngu dại đánh Tàu lúc này.
• Người Hoa Kỳ cuối cung vẫn nguyên vẹn là kẻ thù của CộngSản. Không có gì thay đổi chân lý này. Việt Cộng là Đồng minh sao? Có một người Úc đã viết,
• Việc các quốc gia Đông Nam Á có thể hình thành một mặt trận Quân Sự chung chống lại Trung Quốc chỉ là ảo tưởng, không bao giờ xảy ra!
• Khối ASEAN bề ngoài có vẻ đồng lòng, nhưng khi Trung Cộng chiếm Hải phận & Hải đảo VN, sẽ không một nước nào gửi quân tham chiến giúp VN.
• Những ngày không khí sôi sục ngọn lửa chiến tranh vừa trôi qua trên Biển Đông. Trung Cộng cần thời gian dăm năm để tiêu hoá xong tấm hải đồ VN nộp LHQ trước rồi con tằm này mới ăn tiếp lá dâu khác, có thể còn lớn hơn!
• Trung Cộng an tâm, bắt đầu kế hoạch phát triển Hoàng Sa/ Trường Sa/ Tư Chính. Tàu tự tin kêu gọi VN hợp tác khai thác Biển Đông, đồng thời tự ý khai thác tài nguyên Hoàng Sa sát vào Quảng
• Tàu vẫn cứ tiếp tục hà hiếp dân chúng nước nhỏ, bắt bớ, giết chóc ngư dân Việt
Các khuynh hướng này cho dù lúc mạnh lúc yếu, nhưng không thể đảo ngược.
Hà Nội đă lùi bước lớn khi vẽ Hải đồ nộp LHQ.(1)
Thời này có lẽ là thời kỳ độc nhất trong lịch sử Việt
Nếu xem Hải đồ do Hà Nội vẽ để nộp LHQ, chúng ta sẽ thấy:
• 3/4 biển Hoàng Sa nằm trong hải phận Trung Cộng (hải đồ ghi VN chỉ còn có một đảo độc nhất là Tri Tôn trong nhóm 30 đảo).
• 4/5 biển Trường Sa không còn nằm trong hải phận Việt
• CHXHCN Việt Nam đă công khai vẽ hải đồ, nộp chính thức cho LHQ. Từ nay VN cãi gì ngược lại về hải phận cũng không được. 1 triệu km2 hải phận không còn nguyên vẹn, đă thực tế bị cắt giảm.
• Việt Nam tuyên bố sẽ tìm mọi cách để giải quyết vấn đề Biển Đông và trong thời gian sắp tới, hai bên “cùng bàn bạc, đàm phán, phân định biên giới trên biển”(3). Khi đó, Trung Cộng sẽ dùng Bản đồ hải phận mà VN đã nộp LHQ để đàm phán thì số phận Hoàng Sa/ Trường Sa coi như đã xong!(4)
.
Trung Cộng và Đài Loan & Chủ Quyền
Đài Loan đă tồn tại, hoàn toàn độc lập và thịnh vượng được 60 năm. Chủ Quyền Đài Loan và chủ quyền Trung Cộng trên Biển Đông sẽ lộ ra những nét khác biệt sâu sắc hơn. Vì quyền lợi hoàn toàn riêng rẽ, người ta sẽ không còn thấy tình trạng “một giọt máu đào hơn ao nước lã” như xưa nữa. Với ý thức được sự sống còn của mình liên hệ tới biển đảo, Đài Loan trang bị Hải Quân rất hùng mạnh, đến độ sau 60 năm dài đã qua mà Trung Cộng hung hăng như vậy, vẫn phải tránh né đụng chạm, thực sự và cũng không dám chiếm Kim Môn Mã Tổ cho dù đảo Kim Môn chỉ cách thành phố Phúc Kiến của Hoa lục có 2km mà thôi.
Đài Loan vẫn chiếm giữ vững vàng vùng biển Đặc quyền Kinh tế quanh các đảo. Vùng này cắt ngang vùng biển của Đại lục. Trung Cộng đã một lần vì cần tăng viện cho lực lượng của chúng tại Hoàng Sa tháng 1 1974, đành phải muối mặt chịu nhục nhã xin phép với Tổng Thống Tưởng Giới Thạch cho mượn đường để Tiềm Thủy Đĩinh Nguyên tử của chúng và cả Chiến hạm nổi Trang bị Hoả tiễn được an toàn đi ngang qua eo biển của Đài Loan.(5) không phải vòng ra Thái Bình Dương qua ngả quần đảo Ryukyu.
Trong thế giới tôn trọng luật lệ, Hoàng Sa đương nhiên thuộc Việt
Tàu ngầm chiến lược của Trung Cộng nếu muốn tranh hùng thế giới phải ra vùng biển sâu và rộng của Thái Bình Dương, nhưng hiện nay chúng chưa làm sao kiểm soát được các vùng biển nông kéo dài từ Nhật Bản xuống hải đảo Pratas của Đài Loan.
.
Trung Cộng dù kiên trì cũng sẽ phải theo luật
Ngày 26 11 2009, khi nói về tranh chấp Biển Đông, ông Nazary Khalid, chuyên gia cao cấp thuộc Học viện Hàng hải Malaysia, thừa nhận là các nhà nghiên cứu đã phải chấp nhận thực tế là “có thể cho tới khi chết họ cũng chưa thể thấy một số vụ tranh chấp có giải pháp.”
Lời Tiến sĩ Stein Tonnesson (Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế tại
“Trung Quốc, trong vị trí cường quốc, phải dựa vào luật pháp quốc tế và nhiều chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã dựa trên luật pháp quốc tế... Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, theo quy hoạch đường lưỡi bò, hay đường 9 điểm của họ. Đây là tuyên bố không thể chấp nhận được, và không có cơ sở nào hết theo luật pháp quốc tế. Nhưng rồi dần dần, Trung Quốc cũng sẽ phải lặng lẽ từ bỏ tuyên bố này để quay lại cơ chế.”
Bộ Quốc phòng nước CHXHCNVN tiết lộ về ảnh hưởng việc “lùi bước” của họ như sau: “những nỗ lực pháp lý nhằm giải quyết sự tranh chấp này đã và đang gia tăng và Việt
Trong thời gian qua, vì Trung Cộng sai lầm chiến thuật bằng tuyên bố Biển Đông “là lợi ích cốt lõi", Tàu đã kéo Mỹ vào cuộc tranh chấp. Rồi không khí căng thẳng sẽ qua đi. Có khi ViXi sẽ ngã bổ chửng?
.
Biển Việt
.
Đường ranh Thềm Lục-địa Việt-Nam nộp LHQ nằm phía bên trong hai quần-đảo Hoàng-Sa & Trường-Sa. Hoàng Sa & Trường Sa thuộc Việt
Bấm : http://www.dcvonline.net/php/images/082010/bienvn.jpg
Tranh chấp Biển Đông sẽ kéo dài. Giải pháp không phải là không có, chỉ hiếm hoi lúc này. Ánh sáng đã le lói ở cuối đường hầm… Người Việt Quốc Gia, không Cộng Sản chúng ta tranh đấu kiên trì theo Công pháp Quốc tế, không sốt ruột chờ đợi vì thời gian đứng về phía nào “Thượng tôn Luật pháp”.
.
Chính sách Biển Đông của Trung Cộng nhiều ít gì cũng sẽ phải dựa trên các điều luật quốc tế mà họ ký vào. Dù cho có tham vong mấy thì đường lưỡi bò cũng sẽ phải thay đổi và... nhất định phải nhỏ lại.
Trung Cộng, ví như con tầm ăn dâu, cần thời gian tiêu hoá tấm Bản đồ Hà Nội nộp LHQ, rồi sẽ kiếm lá dâu khác ăn tiếp.
.
Ngư dân Việt
.
Hoa Kỳ tiếp tục bảo vệ quyền tự do đi lại trên hải lộ quốc tế tại Biển Đông. Những hành dộng của họ xem ra thay đổi nhưng thực có giới hạn rõ rệt vì Quyền lợi mà thôi. Tiếp tay nhiều ít sẽ là những quốc gia có nhu cầu thông thương qua lại vùng biển này.(8)
.
Lúc này chưa phải là thời điểm Mỹ trực tiếp gây chiến với Tàu. Nếu Tàu vẫn tuyên bố cho lưu thông tự do, lại hứa cho thêm một vài quyền lợi khác, tất nhiên chúng ta sẽ thấy sự việc thay đổi..
.
Trừ khi có sự thay đổi thật lớn trong chiều hướng quan hệ Việt Mỹ, bình thường mối quan hệ của Mỹ đối với Trung Cộng bao giờ cũng quan trọng, to lớn hơn mối quan hệ chiến lược với Việt Nam rất nhiều.(9)
.
Thế hệ con cháu chúng ta có thể rất đau buồn khi thấy: từ 1 triệu km2, hải phận Việt
Nguồn: Triệu Cây số Vuông hay một Vùng Biển nào Nhỏ hơn?
(1) “Ngày 7/5/2009, CHXHCN Việt Nam đã trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc Báo cáo quốc gia xác định Ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam. Trước đó, ngày 6/5/2009, Việt
(2) Hiện Việt Nam đóng giữ 21 đảo gồm có: 9 đảo nổi là: An Bang (Amboyna Cay) , Phan Vinh (Pearson Reef) , Trường Sa (Trường Sa Lớn, Spratly Island) , Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef), Sinh Tồn (Sin Cowe Island) , Sinh Tồn Đông (Đá Nhám, Đá Grisan, Đá Đờ Ri San, Sin Cowe East Island, Grierson Reef) , Song Tử Tây (Southwest Cay) , Nam Yết (Namyit Island) , Sơn Ca (Sand Cay). 12 đảo chìm là: Đá Nam (South Reef) , Đá Lớn (Great Discovery Reef) , Thuyền Chài (Barque Canada Reef) , Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef) , Len Đao (Lansdowne Reef) , Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) , Núi Le (Cornwallis South Reef) , Tốc Tan (Alison Reef) , Đá Tây (West London Reef) , Đá Đông (East London Reef), Đá Lát (Ladd Reef) , Đá Thị (Núi Thị, Petley Reef).
(3) Báo Tuổi Trẻ trích dẫn lời đại tướng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân cho biết trong thời gian sắp tới, hai bên “cùng bàn bạc, đàm phán, phân định biên giới trên biển”. RFA 22.12.2009
(4) A á ! Nhân dân ta ca muôn năm!
Hồ Chí Minh Mao Trạch Đông!” (bài Ca của Đỗ Nhuận).
(5) http://news.xinhuanet.com/mil/2009 09/08/content_12014444_7.htm. Trận đánh cuối cùng theo quyết sách của Mao. Tác Giả Trương Vĩ Văn. Đăng ngày 09.08.2009
(6) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCNVN, Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh. Công bố Sách Trắng ngày 8 12 2009.
(7) Người Việt
(8) Tuy Hoa Kỳ chưa ký thi hành UNCLOS, nhưng Hoa Kỳ nói họ tôn trọng Điều 58 của UNCLOS. Điều đó nói rằng: trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế các nước có quyền tự do hàng hải, hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm như được quy định tại điều 87 dành cho biển Quôc Tế.
(9) Ý kiến của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn chính trị học tại trường đại học George Mason tại Virginia. Việt Long, phóng viên RFA 2010 01 08.
(10) Việt Nam hy vọng tới năm 2030 sẽ có khoảng 50% GDP đến từ biển. Nếu biển bị hẹp lại, ảnh hưởng kinh tế thật tai hại.
.
.
.
ĐỌC THÊM :
http://chienluocbiendong.tripod.com/index.htm
.
.
.
No comments:
Post a Comment