Chính phủ Việt Nam muốn mời Ngô Bảo Châu về nước làm việc
talawas blog
10/08/2010 8:25 sáng
http://www.talawas.org/?p=23384
Sau sự kiện tờ Time bình chọn chứng minh Bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu (1972) là một trong mười khám phá khoa học nổi bật nhất trong năm 2009, và giới khoa học đánh giá Ngô Bảo Châu là một ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Fields, được coi là “Nobel Prize” cho Toán học, sẽ được công bố vào tháng Tám 2010 tại Ấn Độ, báo chí Việt Nam liên tục đưa tin về con người và sự nghiệp của nhà toán học trẻ tài năng này.
.
Nổi bật trong những thông tin gần đây là việc Chính phủ Việt Nam hứa sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để GS Ngô Bảo Châu đưa Việt Nam theo kịp các tiến bộ khoa học hiện đại nhất trên thế giới, và trong một chuyến thăm tại nhà riêng GS Ngô Bảo Châu tại Hà Nội vào chiều 8/8/2010, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chính thức ngỏ lời mời Ngô Bảo Châu về tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành.
Bên cạnh những thiện ý được gửi gắm qua lời mời trên, blogger Đông A bày tỏ một số suy nghĩ về mục đích chuyến thăm của Phó thủ tướng và một số nghi hoặc về Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học.
.
Phản hồi
.
Hoàng Trường Sa nói:
“Fields Medal là giải quan trọng trong ngành toán, nhưng người ngoài ít để ý. Lúc tôi còn làm việc ở UCLA, có anh giáo sư trẻ gốc Hoa, Terence Tao nhận được Fields Medal năm 2006. Thấy trường đại học cũng chỉ đưa tin trên báo chứ không tổ chức “lễ đón nhận” hay làm gì ầm ĩ (trong khoa toán thì chắc có ăn mừng).” (Phan Nhiên Hạo)
Theo tôi được biết, giải Fields Medal, đối với toán gia, được xem như là tương đương với Giải NOBEL (cho các ngành khác) vì nó là giải thưởng cao quý nhất cho các nhà nghiên cứu tóan trên thế giới.
Với thành tích xuất sắc về của mình gần đây, Giáo sư Ngô Bảo Châu có rất nhiều hy vọng sẽ đoạt giải FIELD MEDAL 2010. Tôi cầu mong ông được giải, vì đó là niềm hãnh diện chung cho mọi người Việt ta. Tôi nghĩ ông rất xứng đáng đọat giải và sẽ đoạt được nó trong vài tuần nữa thôi.
Tuy nhiên, Giáo sư Ngô Bảo Châu, theo tôi, sẽ vô cùng DẠI DỘT nếu ông nhận lời mời của Chính phủ VN và về nước hoạt động. Bởi vì, không những ông sẽ tự HỦY HOẠI bước tiến khoa học của bản thân, mà còn làm mất cơ hội đóng góp cho nền toán học VN và thế giới nếu ông trở về VN, nơi mà môi trường nghiên cứu rất tệ hại và nhất là những cám dỗ quá lớn (như các thủ tục hành chánh, tính tự mãn, v.v…) sẽ nhanh chóng đưa ông vào ngõ cụt của nghề nghiệp. Cái ông được chỉ đơn thuần là cái danh HÃO nhất thời, trong khi cái mất thì vô cùng lớn.
Nếu ông tình cờ vào talawas, thì xin đọc kỹ lời khuyên này của tôi: Xin chớ DẠI DỘT yêu nước mù quáng mà thiệt thân vô ích. Đã có quá nhiều gương trước cho ông SOI.
Nhân tiện, Terence Tao, người đoạt Fields Medal năm 2006, dù đang làm việc bên Mỹ, nhưng ông ấy luôn luôn TỰ NHẬN mình là người ÚC (gốc Hoa), chứ tuyệt đối không bao giờ nói ông là người Hoa cả. Ông sinh trưởng tại Úc, từ một gia đình di dân người Hoa (Hồng Kông) và được đào tạo HOÀN TOÀN từ nền giáo dục Úc, cho đến hết bậc đại học, chỉ theo học Tiến sĩ tại Mỹ mà thôi. Theo tôi biết, hiện ông vẫn liên lạc với giới học thuật Úc rất thường xuyên, và hình như có cả trang Web riêng để trao đổi với các toán gia trẻ Úc.
Có lẽ Giáo sư Ngô Bảo Châu nên theo gương ông Terence Tao này là tốt nhất. Đừng có DẠI mà về VN để phải hối tiếc một đời. Terence Tao có về Úc cũng không thiệt nhiều lắm (dù ở Mỹ vẫn tốt hơn) chứ Ngô Bảo Châu mà về VN thì chết khô ngay như cây bị trốc gốc.
.
Hoàng Trường Sa nói:
Kính mời quý vị xem ý kiến rất hay của Đào Tuấn:
Cầu hiền “đời” đeo huy chương cho xác chết (Đào Tuấn)
.
Phan Nhiên Hạo nói:
‘Một con én không làm nổi mùa xuân.” Nếu về nước, từ một nhà toán học, NBChâu sẽ trở thành một nhà quản lý, và có khả năng là một nhà quản lý kém, chìm ngập trong tệ quan liêu và dốt nát. Trong hoàn cảnh hiếm hoi những khuôn mặt quốc tế của Việt
Fields Medal là giải quan trọng trong ngành toán, nhưng người ngoài ít để ý. Lúc tôi còn làm việc ở UCLA, có anh giáo sư trẻ gốc Hoa, Terence Tao nhận được Fields Medal năm 2006. Thấy trường đại học cũng chỉ đưa tin trên báo chứ không tổ chức “lễ đón nhận” hay làm gì ầm ĩ (trong khoa toán thì chắc có ăn mừng).
.
.
.
GS Ngô Bảo Châu với giải thưởng Fields :
Vietnamnet
Cập nhật lúc 00:12, Thứ Hai, 09/08/2010 (GMT+7)
http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/201008/Ngo-Bao-Chau-Thu-thuc-la-toi-hoi-lo-927637/
,GS Ngô Bảo Châu nói giải thưởng Fields vẫn là một giả thuyết nên anh hơi lo. Trong khoảng thời gian hạn hẹp về Việt Nam trước khi sang Ấn Độ trình bày báo cáo tại Đại hội Toán học thế giới, anh đã dành cho VietNamNet cuộc phỏng vấn. "Nhẹ nhàng và đừng lên gân nhé"- anh mào đầu.
.
"Giải thưởng Fields vẫn là một giả thuyết"’
VietNamNet : Giải thưởng Fields có quan trọng với anh không? Tại sao?
GS Ngô Bảo Châu : Đối với tôi, giải thưởng Fields vẫn là một giả thuyết. Nếu thành sự thật, nó sẽ là một niềm tự hào chính đáng không chỉ của riêng cá nhân tôi, mà cả các bạn trẻ Việt Nam dấn thân vào con đường khoa học.
Riêng với tôi, có thể nó sẽ đem đến một trách nhiệm rất lớn. Cho nên, xin thú thực là tôi hơi lo.
.
VietNamNet :Thầy giáo cũ của anh, người anh tặng lại cuốn sách ghi chép các bài toán hay do anh sưu tầm có nói: "Những học trò như Ngô Đắc Tuấn, Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Lê Hùng Việt Bảo...là những người dù gặp môi trường giáo dục nào thì vẫn bộc lộ những tư chất khác thường. Theo anh, yếu tố cá nhân như khả năng thiên bẩm, trời phú quyết định hay môi trường giáo dục quyết định?
GS Ngô Bảo Châu : Theo tôi, cả hai yếu tố kể trên đều cần cả.
.
VietNamNet :Làm thế nào để giữ "con mắt trong sáng của trẻ con" mãi mãi đối với Toán học?
GS Ngô Bảo Châu : Không giữ được "con mắt trong sáng của trẻ con", bạn chỉ có thể đóng vai trò của một chuyên gia, của một người thợ khoa học, dù rằng, các vai trò này cũng rất cần thiết cho sự vận động của khoa học. Khoa học không phải là một trò chơi.
Theo tôi, "con mắt trong sáng của trẻ con" cần cho mọi hoạt động sáng tạo. Muốn giữ gìn cái gì, trước hết, ta phải có ý thức về nó.
.
VietNamNet :Anh có thấy sự khác biệt trong chính mình trước và sau những thành công trong Toán học? Điều gì không thú vị khi nổi tiếng trên con đường Toán học?
GS Ngô Bảo Châu : Tôi thì không thấy có gì khác biệt. Có thể người khác lại không nghĩ như thế.
Có nhiều người để ý đến mình có thú vị thật. Nhưng nó mang đến nhiều sự gò bó. Cách duy nhất để làm khoa học tốt, là toàn tâm toàn ý cho khoa học.
Thế nhưng bây giờ, vì nổi tiếng hơn trước mà tôi cảm thấy có thêm nghĩa vụ trò chuyện với nhà báo dễ mến của VietNamNet (cười).
.
Hy vọng tổ chức một số nhóm nghiên cứu
VietNamNet :Anh sẽ làm những việc cụ thể nào cho ngành Toán tại Việt Nam?
GS Ngô Bảo Châu : Bên cạnh những việc tôi vẫn đang làm như tham gia vào việc đào tạo, định hướng cho sinh viên toán, tôi hy vọng trong thời gian tới, có thể tổ chức một số nhóm nghiên cứu.
Theo tôi, tương lai của khoa học Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc trong thời điểm hiện tại, chúng ta có tổ chức được các nhóm nghiên cứu trẻ, có sức sống, tiếp cận với mạch lớn của khoa học hiện đại hay không.
Ngoài ra, tôi hy vọng, tiếng nói của mình sẽ làm công chúng hiểu đúng hơn về vai trò của toán học nói riêng và của khoa học cơ bản nói chung.
Cung cách tổ chức nghiên cứu khoa học cũng như vai trò của nó trong giảng dạy đại học còn vô số bất cập.
Tôi hy vọng, tiếng nói của những nhà khoa học thực sự có tâm huyết với khoa học, sẽ được lắng nghe nhiều hơn.
.
VietNamNet :Để có một nền tảng tốt về nghiên cứu Toán, theo anh, phải đào tạo học sinh từ lớp mấy và có nên đào tạo kiểu mô hình chuyên Toán không?
GS Ngô Bảo Châu : Ngành giáo dục của một nước có cả nhiệm vụ nâng cao dân trí chung lẫn nhiệm vụ chuẩn bị một bộ phận ưu tú cho tương lai.
Trên nguyên tắc, tôi không thấy có gì sai trong mô hình trường chuyên lớp chọn. Nhiều người cho rằng, mô hình chuyên toán là một cách nuôi gà chọi.
Ý kiến này không sai. Nhưng cần hiểu thêm rằng, ươm trồng một lớp người ưu tú gắn liền với sự sống còn của đất nước. Bên cạnh đó, vai trò của những người làm cha mẹ là tránh cho con mình trở thành một thứ gà chọi thuần tuý, chịu sự điều khiển của người khác.
Cụ thể, cách dạy lớp chuyên như hiện nay thì còn nhiều chuyện đáng bàn lắm. Nói chung, toàn bộ cố gắng vẫn hướng về các cuộc thi học sinh giỏi mà không chú trọng đến việc định hướng học sinh đến với khoa học hiện đại.
Chúng ta cần học tập mô hình của cuộc thi Intel ở Mỹ dành cho học sinh cấp ba. Cuộc thi này không dựa trên việc giải bài tập trong một lượng thời gian hạn chế, mà vào đề tài nghiên cứu học sinh phổ thông có thể thưởng thức.
.
VietNamNet : Câu này không bắt buộc nhé: Anh có nói một chút về thiền làm em rất tò mò. Anh có thể chia sẻ một chút không?
GS Ngô Bảo Châu : Câu này sẽ trả lời vào lúc khác nhé.
VietNamNet : Cảm ơn anh!
.
Hương Giang (Thực hiện)
.
TIN LIÊN QUAN
Chính phủ muốn tặng GS Ngô Bảo Châu một căn hộ
Mạng Trung Quốc dự đoán Ngô Bảo Châu được giải Fields
Ngô Bảo Châu và thời cơ mới cho Toán học Việt Nam?
Ngô Bảo Châu viết mừng Hồ Ngọc Đại
Ngô Bảo Châu: Có đồng nào, mẹ mua sách Toán cho con
Thứ trưởng giáo dục "hồi âm" đề xuất của Ngô Bảo Châu
Ngô Bảo Châu nhận lời mời làm giáo sư ĐH Chicago
Ngô Bảo Châu: Cần nhất là "thổi lại" tinh thần hiếu học
Ngô Bảo Châu, "bom tấn" và "trống đồng" trong toán học
Ngô Bảo Châu học được hai kỹ năng sống về khen ngợi
Ngô Bảo Châu: Mong một cơ sở đào tạo Toán bậc cao
Đặc cách GS Ngô Bảo Châu: 2 kiến nghị với Thủ tướng
.
.
ĐỌC THÊM :
CHÍNH SÁCH CẦU HIỀN CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM : ĐEO HUY CHƯƠNG CHO XÁC CHẾT
.
.
.
No comments:
Post a Comment