Sunday, August 15, 2010

CẦU HIỀN, SỜ CẲNG (Vụ GS NGÔ BẢO CHÂU)

Cầu Hiền, Sờ Cẳng

TRẦN KHẢI

Việt Báo Chủ Nhật, 8/15/2010, 12:00:00 AM

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=162907

.

Cầu hiền, sờ cẳng... Đó là hình ảnh ông Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân đưa tay sờ đầu gối Giáo Sư Ngô Bảo Châu khi tới thăm gia đình GS Châu và mời GS Châu về nước làm việc. Những tấm ảnh này đều có toan tính, khi đưa lên mặt báo.
Tình hình này, các tấm ảnh cho thấy nhà nước có vẻ muốn cầu hiền thật sự. Nghĩa là thật tâm. Chứ không phải chỉ nói. Nói không thì chưa đủ, người ta gọi là nói môi miếng thôi. Còn khi miệng nói, mà tay bốc hốt, là có tâm muốn làm tới luôn, muốn đi sâu sát hơn. Không ai dám than phiền là
“miệng chỉ nóí mà tay không làm...”

.
Không phải chuyện dị đoan, như kiểu sinh viên trước khi vào phòng thi chỉ muốn đưa tay sờ các đầu rùa trong Văn Miếu. Không phải niềm tin kiểu ngây thơ sinh viên như thế, vì các quan đều già rồi, đâu còn kiểu tin tưởng ngây thơ như thế.
Sinh viên nơi nào, thực tế, cũng ngây thơ, cũng có những niềm tin riêng. Thí dụ, sinh viên khi vào Đại Học Harvard đều muốn đưa tay sờ mũi giày pho tượng của John Harvard, người sáng lập đại học nổi tiếng nhất thế giới naỳ.
Nhưng khi ông Thủ Tướng Phan Văn Khải sờ mũi giày pho tượng này hôm 23-6-2005, chắc chắn ông không hề mong muốn kiếm văn bằng nào ở đây, hay ở nơi khác. Đơn giản vì quyền lực của ông là nhất nhì trong nước VN rồi, có thêm 10 văn bằng cũng là dư. Ông cũng không cần kiếm bằng giả, bằng dỏm để tiến thân, vì ông đã tới kể như tận cùng bậc thang quan chức rồi. Nhưng cần chụp hình sờ mũi giày pho tượng John Harvard chỉ là để tỏ lòng quý trọng nền học vấn Hoa Kỳ, và muốn tuổi trẻ theo gương trân quý học vấn Mỹ.
Thêm nữa, báo chí nhà nước cần đăng tấm hình đó, vẫn là đẹp hơn tấm hình những người biểu tình chống ông Khảỉ. Nên nhớ từng tấm ảnh đưa lên mặt báo nhà nước đều được cân nhắc lợi hại. Thậm chí tới gần các quan chức CSVN, người cầm máy ảnh phảỉ là cán bộ được tin cậy.

.
Bạn thử nhớ xem, ông Nguyễn Cao Kỳ về nước đã nhiều năm, đã từng dự nhiều bữa tiệc với các quan chức Hà Nội. Nhưng có tấm ảnh nào in trên baó nhà nước cho thấy tư cách hòa hợp hòa giải hay không? Không một tấm ảnh. Tấm hình nổi bật nhất của cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ trong buổi tiệc ở Dana Point với Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết tháng 6-2007: ông Kỳ lúc đó đưa mắt ngó xéo xuống mặt bàn, nơi có chiếc bánh lớn. Tại sao báo nhà nước không đăng hình ông Kỳ cụng ly ông Triết? Hay đang ôm vai ông Triết? Hay đang bắt tay ông Triết? Có phải tấm hình này là cố ý hạ nhục VNCH?

.
Thực ra, người cầm máy ảnh sẽ được tin cậy tương đương với cận vệ. Vì nhiếp ảnh viên có thể chụp hình nhằm lúc ông Triết đang ho sặc sụa, đang cười híp mắt, đang hỉ mũi, đang ôm vai một em má đỏ môi hồng... Nhưng báó nhà nước không đăng hình nào như thế, vì 700 tờ báo chỉ có một Tổng Biên Tập là Đảng CSVN.
Nếu bạn nhớ, có một tấm hình được Đảng Cộng Hòa Hoa Kỳ liên tục đưa lên nhiều tháng, và chắc chắn sẽ còn đưa lên hoài: chụp ngay lúc Tổng Thống Obama đang bước tới và mắt ngó vào mông của một thiếu nữ tuyệt sắc. Nhưng Bạch Ốc không ngăn chận được tấm hình này lên báo, vì Mỹ có tự do báo chí, và người chụp ảnh không phải nhân viên Bạch Ốc.
Do vậy, các tấm ảnh trên báo nhà nước CSVN đều có chủ đích. Chắc chắn, bạn cũng còn nhớ tấm ảnh Thứ Trưởng Ngoại Giao ôm vai Dân Biểu liên bang Cao Quang Anh hồi tháng 1-2010. Tuyệt vời, tấm hình này không chỉ muốn chinh phục Việt Kiều, mà còn muốn chinh phục toàn bộ giới dân cử Mỹ, từ thượng nghị sĩ cho tới dân biểu... Đơn giản, các dân cử Mỹ chỉ biết ngó hình, họ đâu có hề hiểu hết các phức tạp trong cộng đồng Việt, và đâu có bao nhiêu người nhớ tới những chuyện “sát tận, diệt tuyệt” khi Miền Bắc VN chiến thắng Miền Nam VN. Dân biểu họ Cao thì hiểu, vì bản thân gia đình có kinh nghiệm – nhưng các dân cử Mỹ thì kể như, một cú ôm vai của chàng Nguyễn Thanh Sơn đã khép xong chương sách cũ một thời nội chiến VN.

.
Bây giờ nói thêm vụ cầu hiền. Bản tin nhan đề “Trả Ngô Bảo Châu 5 triệu/tháng, Bộ trưởng 2,5 triệu/ngày” đăng hôm Thứ Tư, 11/08/2010 trên thông tấn VietnamNet ghi dòng chú thích ảnh là
“Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm gia đình GS Ngô Bảo Châu chiều 8/8. Ảnh: Từ Lương.”
Trong bản tin, kể đặc biệt có nhiều góp ý rằng:
“...Biết Viện Toán phá lệ trả lương cao nhất cho GS Ngô Bảo Châu 5 triệu đồng mỗi tháng", bạn đọc Lê Phạm Thành ở Cầu Giấy, Hà Nội bất chợt nhớ đến thông tư của Bộ Tài chính vừa quy định cách đây ít ngày. Thông tư này quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, lãnh đạo cấp bộ trưởng và tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 2,5 triệu đồng mỗi ngày theo tiêu chuẩn một người/phòng. Các đối tượng khác được thanh toán từ 900.000 - 1,2 triệu đồng. Quy định này có hiệu lực từ 20/8.
Câu chuyện GS Ngô Bảo Châu sẽ trình bày báo cáo tại đại hội toán học thế giới vào ngày 19/8 tới (cũng rất ngẫu nhiên là trước 1 ngày khi thông tư nêu trên có hiệu lực), và kèm theo đó là dự báo khả năng đạt giải thưởng Field đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc.
Nói nhưng có làm?
Từ Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), bạn Lê Phong có một so sánh khác:
"Quả thật là đau lòng khi bài báo viết về một nhân tài có tâm cho nền giáo dục cơ bản của nước ta có tâm huyết với nước nhà chứ không phải cái bằng tiến sĩ giả mà các quan chức mua, các huy chương chỉ lóe sáng sau đó tắt dần vì không có ai bồi dưỡng đầu tư các em phát triển.
Trách nhiệm là các nhà quản lý giáo dục và nhà nước. Không thể trả công rẻ mạt như thời bao cấp để đòi người khác cống hiến, đặc biệt các tài năng trẻ. Thấy đau lắm khi "ông" Vinashin vứt đi của ngân sách cả máy nghìn tỉ đồng, không thể thu hồi được, trong khi nhiều tài năng đang sống khó khăn, thậm chí nghèo khổ để mong cống hiến cho đất nước".
Bạn Phong ví von, "nói nhưng không làm" là một mệnh đề của toán học (phủ định của phủ định).
Không bình luận về việc tham gia và đóng góp của GS Ngô Bảo Châu cũng như rất nhiều nhân tài gốc Việt đang ở nước ngoài cho đất nước, bạn Christ Hoàng ở Hàn Quốc "muốn lưu ý là chúng ta chưa có một chính sách toàn diện, lâu dài và có định hướng trong việc thu hút những con người đó về phục vụ".
Bạn Hoàng viết: "Các chính sách đãi ngộ hầu như mang tính bột phát, thiếu chiều sâu và không đầy đủ, nó chưa bao giờ được xây dựng như là một chiến lược quốc gia. Tôi cho rằng, các nhà lãnh đạo đều biết những gì là cốt lõi của vấn đề nhưng chưa quyết liệt tìm cách tháo gỡ, đó là các vấn đề về thu nhập, môi trường lao động và các yếu tố hỗ trợ khác".
Bạn Hoàng đề xuất nên trả lương tương đương chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Tín hiệu khả quan đã le lói, khi GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học, 1 trong 10 thành viên của dự án thành lập một viện nghiên cứu toán cao cấp tại Việt Nam nói, sẽ đề nghị sẽ hỗ trợ cho một người ở nước ngoài về làm việc là 1.500 - 2.000 USD/tháng, nhà khoa học trong nước thì cao nhất là 15 triệu đồng/tháng. Ông Hoa cũng lưu ý là mức chi này cũng chỉ có thể trả được mỗi năm mấy tháng chứ không phải cả năm. Tuy nhiên, về đề nghị khác của bạn Hoàng - và cũng còn của nhiều bạn đọc khác - là "cần phải cải thiện cơ chế quản lý, xét duyệt đề tài, giảm thiểu các hình thức xin - cho" thì câu trả lời cũng còn để ngỏ.
Giá trị quốc gia đến đâu?

GS Ngô Bảo Châu nói mình rất xúc động khi Phó Thủ tướng Chính phủ đến thăm nhà hôm chiều chủ nhật (8/8) và được nhận thông tin có doanh nghiệp tặng biệt thự ở Tuần Châu để thuận lợi khi đi về công tác ở Việt Nam.
Còn lời mời làm viện trưởng một viện đào tạo và nghiên cứu cao cấp về toán (sắp hình thành)?
GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cho hay, khả năng về nước làm việc 100% là khó, vì điều này không tốt cho bản thân GS Ngô Bảo Châu.
Tháng 10 tới, anh sẽ chuyển sang ĐH Chicago làm việc. Ngoài điều kiện về lương bổng, ở đó, anh còn có môi trường là những đồng nghiệp giỏi để cùng làm việc...”
(hết trích)
Cũng tương tự như hình ảnh đăng báo, các ý kiến đều biểu lộ màu hồng. Nghĩa là cũng đã son phấn cho chuyện cầu hiền.
Thực tế, chúng ta thấy chính phủ CSVN cũng đã đổi mới từ từ, nhưng nhất định vẫn xiết chặt các nỗ lực đòi dân chủ.
Xin gửi một lời duy nhất tới cho Giáó Sư Ngô Bảo Châu, rằng hãy nên về mỗi tháng hè hàng năm để giúp các em sinh viên ban Toán mới lớn, nhưng còn về luôn thì xin coi chừng.
Bao giờ thì có thể về luôn? Chúng ta không biết. Nhưng chắc chắn là có thể về an toàn, là khi nào chúng ta thấy báo CSVN chịu đăng hình Tứơng Nguyễn Cao Kỳ nâng ly ngang hàng với Nguyễn Minh Triết. Hay giả sử, khi báo chí trong nước dám đăng hình ông Nguyễn Tấn Dũng mắt ngó vào mông phụ nữ, y hệt như báo Mỹ đăng hình TT Obama ngó mông cô nàng chân dài không rời.
Tuyệt vời. Lúc đó, báo VN sẽ không ưa tấm hình ông Nguyễn Thiện Nhân sờ đâù gối GS Ngô Bảỏ Châu nữa, mà sẽ thích đăng hình ông Nhân sờ vào giữa hai đầu gối của một tuyệt sắc giai nhân – nói đùa thôi, người viết vẫn tin ông Nhân tốt hơn ông Nguyễn Trường Tô nhiều.
Như thế, tấm hình in trên báo đã mang biết bao là thông điệp từ phía chính phủ.

.

Trả Ngô Bảo Châu 5 triệu/tháng, Bộ trưởng 2,5 triệu/ngày (Vietnamnet)

.
Khi Phó Thủ tướng... giao lưu “thân mật” với nhà toán học (Tiền Vệ)
.

.

.

No comments: