Vi Nhân
03/08/2010 1:00 sáng
http://www.talawas.org/?p=23009
.
Một trong những phương pháp hữu hiệu để kẻ ác che giấu tội phạm họ là bịt miệng nạn nhân. Khi không thể bịt miệng nạn nhân được thì kẻ ác sẽ dùng biện pháp tâm lý để trấn áp tinh thần, làm cho nạn nhân có cảm giác mình nhúng tay một phần trong tội ác. Sau đó, nạn nhân vì nhục nhã mà không dám lên tiếng tố cáo. Nếu cả hai biện pháp trên không có tác dụng thì kẻ ác sẽ sử dụng mọi phương tiện, dùng địa vị, quyền lực, tiền bạc để một mặt bao biện và đánh bóng nhân thân và chối bỏ tội ác, còn mặt kia thì bôi nhọ nạn nhân là người vu khống xấu xa.
.
Khi việc bịt miệng đã xảy ra thì nào có ai biết được tội ác và nạn nhân trở thành những bóng ma vất vưởng ở trần gian. Các nạn nhận bị cưỡng bức tình dục trong gia đình thường sống vất vưởng với ám ảnh mình là tội phạm nhiều năm, có khi suốt cuộc đời. Chỉ khi họ có thể nào nói ra hết, nhận diện kẻ tội phạm, và từ bi với cả kẻ tội phạm lẫn với mình thì họ mới có thể bắt đầu tẩy rửa vết thương lòng và hồi phục lại.
Mấy ai biết được có một Trương Văn Sương đã ở trong lao tù, biệt giam của cộng sản Việt Nam hơn 33 năm. Khi ông được tại ngoại tạm thời vì lý do sức khỏe, có cơ hội lên tiếng thì người ta mới ngỡ ngàng biết rằng ông đã sống/chết trong địa ngục lao tù cộng sản như thế nào. Ông đã chịu sự đày đọa này không vì việc gì khác hơn là không nhận tội, và làm đúng phận sự của một công dân bảo vệ tự do trước kẻ gây tội ác với đồng bào ông.
.
Những nạn nhân của tội ác cộng sản thường luôn luôn bị bịt miệng. Những nạn nhân cộng sản người Nga thời Liên bang Xô-viết đã bị bịt miệng gần 100 năm (1918-2010) đến nay mới được Tổng thống Nga lên tiếng xác nhận là tội ác của Stalin. Khoảng 22.000 sĩ quan ưu tú Ba Lan đã bị tàn sát tập thể tại rừng Katyn bởi mật vụ Nga và bị bịt miệng đúng 70 năm. Chỉ mới đây, trong năm nay, chính phủ Nga mới thừa nhận tội ác này.
Tương tự, gần 50.000 người dân Việt vô tội bị giết và khoảng 500.000 chết lần mòn trong các trại cải tạo lao động hoặc vì đói trong cuộc Cải cách Ruộng đất năm 1953-1956. Sau 30-4-1975, 65.000 công dân miền Nam bị xử tử. Một triệu quân nhân, nhân viên bị bắt giam cầm trong các trại lao động cải tạo và 165.000 người chết trong tù. Rồi kế đó thì lại gần một triệu người vượt biên tìm được bến bờ tự do và 250.000 bỏ mình trên đường tìm tự do và trên biển cả. Một tập thể người Việt Nam tỵ nạn, nạn nhân cộng sản, đã bị bịt miệng đúng 35 năm. Cho đến nay chính quyền cộng sản Việt Nam chưa nhận tội. Và ký ức tập thể về tội ác đó đã dần dà bị tẩy xoá bởi những hoạt động trong và ngoài nước Việt Nam qua Nghị quyết 36.
.
Nạn nhân càng bị bịt miệng thì họ tự nhiên càng muốn được nói ra hết những uẩn ức trong lòng. Bằng cách này hay cách khác họ muốn kẻ phạm tội thú nhận tội. Khi không được bày tỏ bằng ngôn từ thì họ mong được lên tiếng qua cử chỉ hoặc dùng “ngôn ngữ” chợ búa. Một phóng viên người Iraq ném giày vào Tổng thống Bush để phản đối Hoa Kỳ đóng quân trên đất nước ông. Một bà dân oan đi kiện tụt quần tại văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng CSVN để phản kháng sự hiếp áp của công an nơi thưa kiện và việc chiếm đất ở địa phương. Bà thách thức bạo quyền thà cứ “hiếp” bà trước mặt công chúng còn hơn là bản thân và gia đình bị công an địa phương hà hiếp lén lút ở góc tối. Một gia đình ở Bắc Giang có con chết oan ức vì bị công an đánh, buộc phải đem quan tài diễu hành trên phố để đòi lại “công bằng cho con trai tôi”. Còn thêm bao nạn nhân chết tương tự dưới tay công an cộng sản như ông Nguyễn Năm (3-7-10), anh Nguyễn Phú Trung (8-6-10), Nguyễn Quốc Bảo (22-1-10), nhưng đa số tất cả đã bị bịt miệng.
.
Ông Lý Tống xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mà ông cho là một cán bộ văn hoá đang ru ngủ và tẩy xoá tội ác CSVN trong cộng đồng nạn nhân (tỵ nạn) cộng sản. Những hành vi trên được xem là “tục tằn”, “thô bạo”, “thiếu văn hóa”. Cách ứng xử có văn hoá giữa hai đối tượng chỉ có thể xảy ra khi hai bên có quyền lực tương xứng và cơ chế đối thoại phân minh. Một khi “miệng nhà quan có gang có thép” thì những kẻ bị hiếp đáp chỉ biết dùng “đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm” để đáp lại. Nếu một bên có quyền lực tuyệt đối, có quyền sinh sát, nắm tất cả các cơ chế hành pháp, lập pháp, tư pháp – như nhà nước Việt Nam đang nằm trong tay Đảng CSVN – để áp đảo tiếng nói của đối tượng thì mọi việc cũng như “con kiến mà kiện củ khoai”. Các luật sư còn bị họ vu khống, bỏ tù, cưỡng chế, quấy nhiễu chỉ vì dám lên tiếng bảo vệ công lý thì nhằm nhò gì đám dân đen bé cổ thấp họng. Kẻ bị đàn áp không có một cách thức nào khác hơn để lên tiếng. Những hình thức ngôn ngữ dung tục này là phản xạ hoàn toàn hợp lý cho những người nạn nhân bị ức hiếp, đàn áp.
.
Thế nào là có văn hoá? Ai định đoạt tiêu chuẩn văn hoá? Văn hóa “xin-cho” chăng? Nạn nhân lại phải đi xin công lý ư và chờ cường quyền cho lại nhân phẩm à? Những phê phán trên vị trí đặc ân, quyền lực và những so sánh khập khiễng của một số cá nhân trong sự kiện Lý Tống – Đàm Vĩnh Hưng này đã cho thấy chứng mất trí nhớ tập thể trong tâm thức của cộng đồng nạn nhân (tỵ nạn) cộng sản ở nhiều tầng lớp và thế hệ.
.
Kẻ thống trị và người hiếp đáp luôn sử dụng và áp đặt những cơ chế để nạn nhân mất trí nhớ/quên đi tội ác mà kẻ bạo quyền đã và sẽ gây ra. Một thí dụ điển hình là có nhiều người từng là nạn nhân lạm dụng tình dục lại trở thành người hiếp áp trong chu kỳ kế. Một trong những nhân tố gây ra điều đó là vì họ không có cơ hội lên tiếng tố cáo kẻ phạm tội và tự mình hay bị ảnh hưởng một cách vô thức trạng thái đồng hoá cá nhân mình với bản thân tội phạm. Khi một nạn nhân bị mất trí nhớ về tội phạm thì họ sẽ tự chối mình là nạn nhân và có lúc quay trở lại tấn công những ai vẫn tiếp tục cố gắng lên tiếng NẾU còn nhớ bản thân họ chính là nạn nhân.
.
Ta đã thấy dàn đồng xướng khởi từ ngoài vào trong, từ xa đến gần, từ sơ đến thân bắt đầu bôi nhọ nạn nhân. Lý Tống (một trong tất cả người tỵ nạn cộng sản hải ngoại) là nạn nhân cộng sản đã bị gài khung là “bất lương”, “khủng bố”[i], “côn đồ”, “ngớ ngẩn, tai hại”[ii], “kiếm tiền”, và “phi văn hoá Mỹ”[iii] … Gài khung (framing[iv]) là một phương pháp rất hiệu quả để hướng dẫn dư luận, định hướng kết cuộc. Khi đã được cho vào khung thì mọi đối thoại đều lẩn quẩn trong khung với sức thuyết phục hấp dẫn, hầu dẫn đến một kết quả có chủ ý. Để có một nhận định tỉnh táo trước vô số tin tức tràn lan nhiễu động thì việc xem xét người viết định khung vấn đề như thế nào rất quan trọng. Nếu không chúng ta sẽ bị dẫn dắt vào ngụy biện và đưa ra một kết luận phán đoán sai lầm.
.
Ngay sau sự việc xảy ra, lập tức có một cuộc họp báo được thực hiện chóng vánh để ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cơ hội lên tiếng và so sánh: “Đàm Vĩnh Hưng đặt vấn đề là có rất nhiều ca sĩ hải ngọai từng hát những bài ca ngợi vinh quang, những chiến công hào hùng của những người ‘trước đây’ (Việt Nam Cộng hòa), ‘nhưng những ca sĩ đó về Việt Nam hát thì bên đó đâu có ai chống đối’”. Rõ ràng một sự so sánh khập khiễng trong tương quan quyền lực. Các ca sĩ hải ngoại về Việt
.
Lại có người phát biểu quan điểm là “Giờ là lúc ngưng đánh đấm cuộc chiến đã hạ hồi từ lâu”. Cuộc chiến đã chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Phe chiến thắng, phía bại trận đã rõ ràng. Tuy nhiên, anh ta đã không (muốn) hiểu rằng cái diễn ngôn “tị nạn cộng sản” và diễn ngôn “chống cộng” là diễn ngôn thuộc về nạn nhân. Chống cộng ở đây nằm trong nội hàm lên tiếng tố cáo tội ác gây ra bởi Đảng CSVN đối với các nạn nhân ấy và cho cả dân tộc đang phải tiếp tục cam chịu. Nạn nhân sẽ lên tiếng cho đến khi nào kẻ gây ra tội ác nhận tội. Chừng nào nào kẻ gây ra tội ác vẫn chối và còn tiếp tục bịt miệng nạn nhân, gây thêm tội ác thì chừng đó nạn nhân vẫn tìm mọi cách mọi phương tiện kêu gào đòi lại công lý và nhân phẩm cho họ. Họ không thể để cho ký ức tập thể bị xóa nhòa và biến dạng để trở thành chứng lãng quên. Ba mươi lăm năm không phải là ngắn nhưng cũng chưa phải là dài để cho thế hệ thứ nhất bị chứng mất trí nhớ tập thể. Thế nhưng thế hệ 1.5 và thứ 2 đã và đang bị điều kiện môi trường dòng chính và tuyên vận cộng sản tìm chỗ yếu, kẽ hở, để xoá nhoà ký ức tị nạn của họ.
.
Hoa Kỳ tất nhiên có mặc cảm nhục nhã với cuộc chiến Việt
Đã đến lúc nạn nhân được lên tiếng và kẻ tội phạm thú tội.
© 2010 Vi Nhân
© 2010 talawas
---------------------------------
[i] Báo CAND online 25/7/2010 gắn khung “ … vụ Lý Tống tấn công khủng bố ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng (Mr Đàm)”
[ii] Henry Nguyễn Hữu Liêm, luật sư và giảng viên dạy Triết tại
[iii] BBC đã phỏng vấn ký giả Đỗ Dzũng từ báo Người Việt ở Nam California “dùng bất kỳ hình thức nào gọi là phi văn hóa Mỹ thì đều không thể chấp nhận được”.
[iv] Framing, a term used in media studies, sociology and psychology, refers to the social construction of a social phenomenon bymass media sources or specific political or social movements or organizations. It is an inevitable process of selective influence over the individual’s perception of the meanings attributed to words or phrases. A frame defines the packaging of an element of rhetoric in such a way as to encourage certain interpretations and to discourage others.
[v] Theo lời ông Bill Hayton, phóng viên cho BBC tại Việt Nam năm 2006 và 2007 cho đến khi ông bị rút hộ chiếu vì ông đã tường thuật về những người đối kháng, hiện ở Hà Nội, những người này tham dự cuộc chiến chống Mỹ cảm thấy bị bó trong nỗi giận dữ không có tiếng nói (According to Bill Hayton who in 2006 and 2007 reported for the BBC from Vietnam until his visa was withdrawn for reporting on dissidents, nowadays in Hanoi many Vietnamese who fought the war find themselves trapped in voiceless rage.) Bill Hayton là tác giả quyển sách có tựa đề “Vietnam: Rising Dragon”
.
.
.
No comments:
Post a Comment