Friday, August 6, 2010

BÌNH YÊN GIẢ TẠO và NỖI ĐAU CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN VÙNG ĐẤT CỒN DẦU

Bình yên giả tạo và nỗi đau của người dân trên vùng đất Cồn Dầu

nuvuongcongly

5/08/10 8:37 PM

http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/phong-su/binh-yen-gi%e1%ba%a3-t%e1%ba%a1o-va-n%e1%bb%97i-dau-c%e1%bb%a7a-ng%c6%b0%e1%bb%9di-dan-tren-vung-d%e1%ba%a5t-c%e1%bb%93n-d%e1%ba%a7u/

Những thông tin đau đớn từ Cồn Dầu với những hành động tàn ác của nhà cầm quyền Đà Nẵng đã làm bao trái tim không ngủ yên.

Phóng viên Nữ Vương Công Lý đã đến tận Cồn Dâu nghe và hiểu nỗi đau của họ. Ở đó họ đau không dám kêu, họ bị sát hại không ai lên tiếng, kể cả chủ chăn của mình.

Tất cả những người chúng tôi gặp đều cho biết họ chỉ mong được ở lại quê nhà, mảnh đất linh thiêng gắn bao kỷ niệm, bao hoài bão, bao ước mơ. Họ mong được mọi người giúp đỡ, nhưng lại sợ. Họ nói: những giúp đỡ “kiểu vừa rồi” – chúng tôi không biết cái kiểu vừa rồi như họ nói là gì? – sẽ chỉ làm cho chúng tôi thêm khó khăn, thêm buồn tủi.
Chúng tôi rời Cồn Dầu khi màn đêm vừa xuống. Trong bóng đêm chạng vạng, dưới ánh đèn đường khi mờ khi tỏ, những đám cỏ cúi mình khuất phục cơn gió, đang chờ đợi được ai đó nâng lên.

.

TIN LIÊN QUAN:

Công An Đà Nẵng đánh chết giáo dân Cồn Dầu

Thưa mục tử: giáo dân đã chết, ngài đang ở đâu?

Thư của Tòa Giám mục Đà Nẵng gửi Hội đồng GMVN và hồi âm

Bạn đọc viết: Tâm tình sau cái chết của giáo dân Cồn Dầu

Về bức thư của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – GM Đà Nẵng

Bạn đọc viết: Tâm thư gửi ĐGM Châu Ngọc Tri

.

Chúng tôi tới Cồn Dầu vào một buổi chiều nhiều gió. Những cơn gió quất qua để lại những bụi cỏ khom mình khuất phục.

Ngay đầu làng, khu nghĩa trang đang bị đào xới. Những khối gạch, bê tông đen xì, vất chỏng trơ trên nền đất, lồi lõm những hố đào nham nhở. Ba tháng trước, nơi đây đã từng chứng kiến vụ cướp quan tài một cách phi nhân, đầy tai tiếng của chính quyền cộng sản, với 6 nạn nhân hiện vẫn còn đang bị giam giữ cách bất công với các tội danh đã thành lệ mỗi khi có sự phản kháng của người dân: “Tội gây rối trật tự và chống người thi hành công vụ”.

Chúng tôi đến nhà thờ ngay giờ giáo dân chuẩn bị dâng thánh lễ chiều. Từng tốp người lặng lẽ tiến vào ngôi thánh đường khang trang, tráng lệ, khuôn mặt đầy vẻ ưu tư. Vẻ lo lắng hoảng sợ vẫn còn hiện diện trên những khuôn mặt khắc khổ. “Buồn lắm! Chúng tôi chỉ còn biết cầu nguyện và mong mọi người cùng cầu với chúng tôi và cho chúng tôi”. Một cụ bà trong chiếc áo dài tím than nền nã trả lời chúng tôi khi chúng tôi hỏi về Cồn Dầu, về những chuyện đã qua.

Những này này, tại Cồn Dầu, người dân còn chưa hết hoang mang, sợ hãi. Nhiều người chúng tôi gặp hết sức dè dặt khi kể lại những biến cố xảy ra xung quanh đám tang của bà Hồ Nhu, cái chết đau xót, đầy tức tưởi của anh Toma Nguyễn Thành Năm – thành viên đội trợ tang của giáo xứ, anh chết vào chính ngày lễ thánh Tôma, bổn mạng (3/7/2010).

Chúng tôi hỏi một cụ ông về người dân Cồn Dầu thì ông cho biết: “Xưa nay, người dân Cồn Dầu luôn tuân thủ mọi chính sách của nhà nước, tôn trọng luật pháp, thuế má đều đóng góp đầy đủ. Chúng tôi chỉ mong nhà nước, cụ thể chính quyền Đà Nẵng khi qui hoạch thành phố, thu hồi đất thì phải bảo đảm cuộc sống vật chất và tâm linh cho chúng tôi. Với 50.000đ/m2 đất ruộng, 350.000đ/m2 đất thổ cư, chúng tôi không đủ tiền để mua mảnh đất mới giá 1.000.000đ/m2 tại khu tái định cư, thì lấy đâu ra tiền để xây nhà ở, chưa kể chúng tôi là nông dân, chúng tôi sẽ làm gì và sẽ sống bằng gì. Chúng tôi không chống đối chính quyền, chúng tôi chỉ đòi quyền lợi hợp pháp và chính đáng của chúng tôi. Vậy mà…”

Người đàn ông già khắc khổ, khuôn mặt sạm nắng bỏ lửng câu trả lời, ngước đôi mắt buồn nhìn về phía xa xăm. Sau một hồi suy nghĩ với vẻ mặt tư lự, ông cho biết: “Thôn Cồn Dầu hiện nay có 6 người đang bị tạm giữ chờ ngày ra xét xử và một số người trong số họ đã bất ngờ viết đơn gửi ra cho gia đình từ chối yêu cầu mời luật sư. Hầu hết các anh em trong nhóm trợ tang, ngoài anh Năm đã chết oan ức, còn lại tất cả đều bị gọi lên ủy ban làm việc và khoảng trên năm chục người bị phạt hành chánh từ một triệu rưỡi cho tới ba triệu đồng. Cồn Dầu hôm nay trông bình lặng thế thôi, nhưng ai cũng đang rất sợ bị chính quyền trả thù, nên tất cả đều im lặng chấp nhận cho chính quyền kiểm định tài sản đất đai, chờ ngày rời khỏi nơi quê cha đất tổ với một tương lai vô định, trong nỗi đau cồn cào đến xé lòng.”

Chào ông, chúng tôi xin phép được đi thăm thôn làng. Suốt dọc đường đi, những cái nhìn nghi ngại, những ánh mắt ngờ vực xăm soi của người dân Cồn Dầu khiến chúng tôi hiểu điều mà người đàn ông vừa nói: “Cồn Dầu trông bình lặng thế thôi, nhưng tất cả mọi người đều đang rất sợ”.

Thật đau xót!

Một chính quyền của dân, do dân và vì dân, nay đã trở thành con ngáo ộp đe dọa tới tính mạng của người dân.

Chính quyền Đà Nẵng, một chính quyền được coi là táo bạo trong những bước đi phát triển kinh tế, nay đã trở nên một chính quyền côn đồ, đè đầu cưỡi cổ dân nghèo, cướp đoạt trắng trợn tài sản đất đai mà người dân bao đời khai phá, đầu tư công sức tiền của mới có được. Người dân Đà Nẵng hôm nay, đang phải è cổ đóng thuế để nuôi một lũ cán bộ côn đồ, hung hãn, cướp bóc thẳng tay và sẵn sàng thủ tiêu những ai dám lên tiếng đòi hỏi những quyền lợi hợp pháp và chính đáng của họ.

Ai sẽ là người lên tiếng cho người giáo dân Cồn Dầu?

Tất cả những người chúng tôi gặp đều cho biết họ chỉ mong được ở lại quê nhà, mảnh đất linh thiêng gắn bao kỷ niệm, bao hoài bão, bao ước mơ. Họ mong được mọi người giúp đỡ, nhưng lại sợ. Họ nói: những giúp đỡ “kiểu vừa rồi” – chúng tôi không biết cái kiểu vừa rồi như họ nói là gì? – sẽ chỉ làm cho chúng tôi thêm khó khăn, thêm buồn tủi.

Chúng tôi rời Cồn Dầu khi màn đêm vừa xuống. Trong bóng đêm chạng vạng, dưới ánh đèn đường khi mờ khi tỏ, những đám cỏ cúi mình khuất phục cơn gió, đang chờ đợi được ai đó nâng lên.

Chúng tôi tự hỏi người dân Việt nói chung và giáo dân Cồn Dầu nói riêng sẽ còn phải chịu đựng đau khổ, bất công cho tới bao giờ?

5/8/2010

Hà Thạch

.

.

.

No comments: