Monday, August 16, 2010

BẰNG CHỨNG PHÁP LÝ VỀ CHỦ QUYỀN CỦA TQ Đ/V QUẦN ĐẢO NAM SA

Bng chng pháp lý v ch quyn ca Trung Quốc đi vi qun đo Nam Sa

Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Nguồn: Bộ Ngoại Giao Trung Quốc

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

17.11.2000

http://www.x-cafevn.org/node/822

Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi về Quần đảo Nam Sa và có vô số bằng chứng pháp lý để hỗ trợ cho điều này.

A. Những dữ liệu lịch sử đầy đủ và chính xác của Trung Quốc lẫn ngoại quốc, đã cung cấp bằng chứng dồi dào và đầy đủ cho thấy rằng dân Trung Quốc là người đầu tiên phát hiện và đặt tên cho Quần đảo Nam Sa. Ngay từ Triều đại nhà Hán trên hai nghìn năm trước, người Trung Quốc đã khám phá Quần đảo Nam Sa qua kinh nghiệm hàng hải và trong quá trình hoạt động sản xuất của mình trong suốt thời gian ấy. Tất cả những điều này được ghi chép đầy đủ trong những cuốn sách như Dị Vật Chí của Yang Fu trong Triều đại Đông Hán, Dị Vật Chí tại ranh giới phía Nam của Wan Zhen trong Thời Tam Quốc và Lịch sử Phnom của Tướng Kang Tai thuộc Đông Ngô Quốc. Tất cả những tài liệu lịch sử này cho thấy sự nhận thức và đánh giá mảnh đất mà họ đã sống và làm việc. Chúng mang tầm quan trọng rất lớn trên quan điểm của luật pháp quốc tế. Trên phương diện luật pháp quốc tế, những tài liệu và tường thuật về việc người Trung Hoa cổ khám phá những hòn đảo trên Biển Nam Hải chứa đựng những bằng chứng đầy đủ về chủ quyền lãnh thổ không tranh cãi được của Trung Quốc đối với Quần đảo Nam Sa. Rõ ràng là Quần đảo Nam Sa không phải là vùng đất vô chủ mà chúng là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Không một quốc gia nào trên thế giới có quyền thay đổi tình trạng pháp lý của Trung Quốc như là sở hữu chủ hợp lệ của Quần đảo Nam Sa bằng bất kỳ cách nào.

B. Thực tế về việc người Trung Quốc đã xây dựng quần đảo Nam Sa và thực hiện những hoạt động sản xuất ở đây và Chính quyền Trung Quốc trên thực tế đã thi hành quyền pháp lý của mình trên những hòn đảo này đã củng cố chủ quyền của Trung Quốc trên Quần đảo Nam Sa. Sau khi khám phá ra Quần đảo Nam Sa, người Trung Quốc đã bắt đầu phát triển và tiến hành việc đánh cá, trồng trọt và những hoạt động sản xuất khác trên Quần đảo Nam Sa cũng như trên vùng biển kề cận từ Triều đại nhà Tần và cuối cùng là nhà Tống. Fei Yan của Triều đại nhà Tấn (265-420 sau CN) đã viết về việc đánh cá và thu thập các mẫu san hô của ngư dân trên biển Nam Hải trong bài Quảng Châu Niên Sử. Sau Triều đại nhà Minh và nhà Thanh, ngư dân từ các huyện Văn Xương và Quỳnh Hải trên Đảo Hải Nam đã từng theo luồng gió mùa đông bắc để kéo buồm xuống phía nam đến Quần đảo Nam Sa và vùng biển chung quanh để đánh cá vào mỗi mùa đông và trở lại Hải Nam bằng luồng gió mùa tây nam trước khi mùa bão bắt đầu. Thoạt đầu, người Trung Quốc đã sống và tiến hành đánh cá, trồng trọt và những hoạt động sản xuất khác trên Quần đảo Nam Sa một cách đơn lẻ, nhưng sau đó họ đã tổ chức với sự chấp thuận và hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc. Ngay cả khi điều kiện sống trên Quần đảo Nam Sa trở nên khắc nghiệt, một số ngư dân Trung Quốc vẫn sinh sống trên các hòn đảo này suốt nhiều năm. Trong một thời gian dài, ngư dân Trung Quốc một mặt đã di chuyển giữa Đảo Hải Nam và tỉnh Quảng Đông và mặt khác tại Quần đảo Nam Sa với các hoạt động sản xuất và họ không bao giờ ngưng việc đóng thuế phí cho Chính phủ Trung Quốc.

C. Việc thực hành quyền pháp lý của Chính phủ Trung Quốc đối với Quần đảo Nam Sa cũng được biểu hiện trong hàng loạt những hành xử liên tục đầy hiệu quả của chính quyền. Sau khi Hoàng đế Trinh Nguyên của Triều đại nhà Tần (785-805 sau CN)lên ngôi, Trung Quốc đã đưa Quần đảo Nam Sa vào trong bản đồ hành chính của mình. Việc này cũng được thực hiện chu toàn hơn trong các Triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Có vô số những tài liệu chính thức từ Chính phủ Trung Quốc, các sử ký địa phương và bản đồ chính quyền đã tường thuật việc thực hiện chủ quyền pháp lý của các chính quyền nối tiếp của Trung Quốc đối với Quần đảo Nam Sa và đã công nhận những hòn đảo này là lãnh thổ của Trung Quốc. Cho đến đầu thế kỷ này, Chính phủ Trung Quốc đã thực hành một cách hoà bình chủ quyền pháp lý của mình đối với Quần đảo Nam Sa và không xảy ra một tranh chấp nào.

Kể từ đầu thế kỷ này, chính phủ Trung Quốc đã kiên quyết giữ vững chủ quyền của mình đối với Quần đảo Nam Sa. Trong những năm 1930s, Pháp đã từng xâm lăng và chiếm giữ chín hòn đảo trong Quần đảo Nam Sa, Chính phủ Trung Quốc lập tức có những trình bày ngoại giao với Chính phủ Pháp và ngư dân Trung Quốc cũng đã tổ chức kháng chiến. Giữa những năm 1912 và 1949 khi Trung Quốc trở thành một nền cộng hoà, Chính phủ Trung Quốc lúc ấy đã đưa ra hàng loạt các biện pháp chủ động để bảo vệ chủ quyền của mình. Ví dụ, họ đã trang bị cho các tàu của ngư dân Trung Quốc đánh cá trên Quần đảo Nam Sa và vùng biển chung quanh những lá cờ quốc gia Trung Quốc. Và họ đã cho phép cơ quan địa chính và in ấn bản đồ sửa chữa và thông qua các tên của tất cả cá hòn đảo trên vùng biển Nam Hải bao gồm cả Quần đảo Nam Sa, từng đảo nói riêng và cả quần đảo nói chung.

Trong Thế chiến thứ II, Nhật đã từng xâm chiếm Quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Trung Quốc đã nỗ lực không ngừng để giành lại những hòn đảo này từ tay của Nhật. Năm 1943, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Anh Quốc đã thông báo trong Tuyên bố Cairo rằng tất cả các lãnh thổ mà Nhật đã cướp từ Trung Quốc sẽ phải "trả lại cho Trung Quốc," bao gồm cả "Mãn Châu, Đài Loan, và Quần đảo Bành Hồ." Vào lúc đó, Nhật đã đặt Quần đảo Nam Sa dưới chủ quyền pháp lý của Đài Loan. Những lãnh thổ được hoàn trả lại cho Trung Quốc như đã được nhận diện trong Tuyên bố Cairo đương nhiên bao gồm cả Quần đảo Nam Sa. Công bố Potsdam vào năm 1945 đã xác nhận một lần nữa những vùng lãnh thổ từng bị chiếm đóng buộc phải hoàn trả lại cho Trung Quốc. Căn cứ theo Tuyên bố Cairo và Công bố Potsdam, Trung Quốc đã thu hồi lại Quần đảo Nam Sa vào năm 1946. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đã thông qua hàng loạt các thủ tục pháp lý và đã thông báo cho toàn thế giới biết rằng Trung Quốc đã tái lập việc thực hành quyền pháp lý đối với Quần đảo Nam Sa. Tiếp theo đó, Chính phủ Trung Quốc đã tổ chức lễ tiếp thu và gửi quân đội đến các hòn đảo để làm nhiệm vụ đồn trú. Một bản đồ chính thức của Quần đảo Nam Sa đã được vẽ và in, Quần đảo Nam Sa được đổi tên từng đảo nói riêng và cả quần đảo nói chung, và cuốn sách đầu tiên về địa lý của Quần đảo Nam Sa cũng đã được biên soạn và in ấn.

Sau khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc, Quần đảo Nam Sa đã được sát nhập thành công vào tỉnh Quảng Đông và Hải Nam và Chính phủ Trung Quốc đã luôn luôn giữ nguyên chủ quyền của Trung Quốc đối với Quần đảo Nam Sa và đã sử dụng những biện pháp hữu hiệu đối với nó.

Vì thế, Chính phủ Trung Quốc đã có chủ quyền không thể bàn cãi đối với Quần đảo Nam Sa. Một số quốc gia đã tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo này trên cơ sở rằng chúng nằm bên trong thềm lục địa hoặc vùng kinh tế đặc quyền của mình. Căn cứ theo luật lệ quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, quyền lợi hàng hải phải được dựa trên chủ quyền lãnh thổ từ xưa đến nay. Không một quốc gia nào được phép nới rộng chủ quyền biển của mình đến những vùng lãnh thổ của những quốc gia khác, và càng không được quyền xâm chiếm lãnh thổ của nước khác trên cơ sở khu vực kinh tế đặc quyền hay thềm lục địa. Nhìn chung, bất cứ hành động từ bất kỳ quốc gia nào liên quan đến những mõm đá, đảo hoặc bãi san hô trong Quần đảo Nam Sa về quân sự hoặc bất cứ hình thức nào, đều có nghĩa là đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Việc này vi phạm pháp luật, vô hiệu và không được chấp nhận bởi luật quốc tế. Nó không thể nào được xem như cơ sở cho việc tuyên bố chủ quyền của một quốc gia, và cũng không thể thay đổi hiện trạng pháp lý không thể bàn cãi của Trung Quốc về chủ quyền của mình đối với Quần đảo Nam Sa.

.

.

.

No comments: