Thursday, March 18, 2010

TQ : XÂY DỰNG ĐẢO DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI NAM và TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Tạp chí Trung Quốc: “Việc xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam và tranh chấp Nam Hải (Biển Đông)”

NCBĐ

Thứ tư, 17 Tháng 3 2010 11:41 TT

http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/747-tap-chi-tq-vic-xay-dng-o-du-lch-quc-t-hi-nam-va-tranh-chp-nam-hi-bin-ong

Tạp chí “Tri thức thế giới” của Trung Quốc số ra ngày 16/3 đăng bài: “Việc xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam và tranh chấp Nam Hải (Biển Đông)”. Ngày 4/1, Chính phủ Trung Quốc công bố “Một số ý kiến về phát triển đảo du lịch quốc tế Biển Đông”, trong đó nhấn mạnh “tích cực, ổn thỏa thúc đẩy việc khai thác, mở cửa du lịch Hoàng Sa, phát triển có trật tự du lịch các hải đảo không người”. Đây vốn là một quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế khu vực của TQ, là một việc tốt tạo phúc cho khu vực và thậm chí là thế giới, nhưng lại gây chú ý cho nhiều báo chí nước ngoài, thậm chí đã tạo nên sóng gió ngoại giao.

Một số báo chí của Mỹ, Nhật và các nước ĐNÁ bình luận, kế hoạch phát triển Hải Nam của TQ có mục đích chính trị và quân sự. VN là nước phản ứng quyết liệt nhất. Ngày 4/1, NFN/BNG/VN bày tỏ, TQ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, yêu cầu phía TQ dừng ngay kế hoạch này. Ngày 5/1, BNG/TQ nhấn mạnh, TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ trước đến nay, Phương Tây, VN, Malai, PLP có quan tâm khác thường đối với các hoạt động của TQ ở Biển Đông, nhất cử nhất động đều khiến họ căng thẳng thần kinh, các hoạt động quân sự thông thường, thậm chí là chiến lược phát triển khu vực của TQ đều được họ liên hệ với vấn đề an ninh và chính trị quốc tế. Mỹ đặc biệt nhạy cảm và quan tâm đến khu vực này, điều máy bay, tàu ngầm, tàu đo đạc đến đây để trinh sát thường xuyên.

VN liên tục tiến hành các hoạt động ở khu vực. Hiện nay, VN đang đẩy mạnh chiến lược phát triển biển, quyết tâm thực hiện giấc mơ “cường quốc biển” của mình. VN cho rằng Biển Đông gắn liền với sự tồn vong của dân tộc và đất nước, là khu vực trọng điểm để phát triển đất nước trong tương lai. Năm 2007, VN đề ra chiến lược phát triển biển, nhấn mạnh “huyết mạch kinh tế của đất nước là biển, không có biển sẽ không có tiền đồ quốc gia”, đề ra mục tiêu chiến lược đến năm 2020 xây dựng VN trở thành cường quốc biển trong khu vực, hy vọng “làm giàu từ biển”, thực hiện giấc mộng cường quốc. Hiện nay, VN đã cơ bản giải quyết xong tranh chấp lãnh thổ với Lào, CPC, TL, biên giới trên đất liền với TQ cũng đã phân định xong, nhưng phân định biển giữa TQ và VN vẫn chưa được thực hiện. Ngày 30/6/2004, qua nhiều năm đàm phán, Hiệp định phân định VBB Việt - Trung và Hiệp định hợp tác nghề cá trong VBB đã chính thức có hiệu lực. Hiện nay, khu vực dàn xếp quá độ đã hết hạn, cùng với việc tài nguyên nghề cá đang bị suy giảm, mâu thuẫn giữa hai bên về nghề cá ngày càng gay gắt. Ngoài vấn đề VBB, vấn đề trên biển giữa hai bên còn có Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển phụ cận, mà những vấn đề này mới là mâu thuẫn chính. VN cho rằng tranh chấp trên biển là trở ngại lớn nhất cản trở VN thực hiện chiến lược biển. Cùng với việc VN áp dụng sách lược mới đối với tranh chấp các đảo ở Biển Đông, vấn đề Biển Đông đang đứng trước cục diện ngày càng phức tạp. Những năm gần đây, VN có các hoạt động sau đối với vấn đề Biển Đông:

1. Tăng cường tuyên truyền chủ quyền: VN năm 2009 đã long trọng tổ chức “Lễ bổ nhiệm Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa” khiến cộng đồng quốc tế rất quan tâm; tiến hành các hoạt động thị sát, thăm hỏi để tuyên bố chủ quyền; phát động đấu tranh bằng dư luận quần chúng như tổ chức thi tìm hiểu biển đảo, xuất bản các tác phẩm nghiên cứu về Biển Đông, đăng các bài của chuyên gia có tiếng, dựa vào báo chí để khuấy động…; tăng cường ý thức của người dân đối với “chủ quyền” của Hoàng Sa và Trường Sa; tổ chức học giả tiến hành nghiên cứu các phương án giải quyết các tranh chấp trên biển, viết và đăng các báo cáo nghiên cứu, hiến kế sách cho Chính phủ về các vấn đề Biển Đông. Năm 2009, VN còn trình LHQ báo cáo về xác định ranh giới ngoài thềm lục địa, tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

2. Quốc tế hóa vấn đề tranh chấp: VN có ý đồ lấy 10 đấu 1, liên kết toàn bộ ASEAN đối phó với TQ. Tháng 11/2009, VN tổ chức Hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông, có ý đồ “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông. Ngoài ra, VN còn tăng cường hợp tác quân sự với các nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn Độ.

3. Tăng cường lực lượng hải quân: VN đã tiến hành xây dựng một quân cảng lớn ở Hải Phòng, chỉ sau cảng Cam Ranh, liên tục mua tàu hộ vệ, tàu cao tốc, tên lửa, máy bay. Tháng 12/2009, VN và Nga đã ký hợp đồng 1,8 tỷ USD mua 6 tàu ngầm lớp “Kilo”. Ngoài ra, VN còn đề ra kế hoạch nâng cấp các trang thiết bị phòng vệ biển để bảo vệ tốt hơn tàu cá của ngư dân.

4. Đẩy nhanh tiến độ khai thác dầu khí: VN đã chia hàng trăm lô dầu khí ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp, những năm gần đây liên tục ký với Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức các hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí. Ngoài ra, VN còn thường xuyên bắt các tàu cá của TQ, tổ chức dân đến du lịch ở Trường Sa, xây dựng các công trình vĩnh cửu trên đảo, thành lập các đơn vị hành chính, di dân đến các đảo, xây dựng các mạng thông tin điện thoại di động trên đảo… Đây đều là những hành động cụ thể nhằm tăng cường chiếm lĩnh thực tế.

Môi trường xung quanh ổn định hài hòa có lợi cho tất cả. Hiện nay, VN và TQ có hợp tác chặt chẽ trên rất nhiều lĩnh vực, hợp tác TQ và ASEAN không ngừng đi vào chiều sâu, khu vực mậu dịch tự do TQ-ASEAN đã chính thức khởi động, tiến trình nhất thể hóa kinh tế khu vực Đông Á đang được đẩy nhanh. Một số nước ĐNÁ như CPC, Myanmar, TL không có lợi ích gì ở Biển Đông. Có chuyên gia cho rằng, khả năng Việt - Trung tiến hành đàm phán được về Hoàng Sa, Trường Sa là rất nhỏ, do chủ trương của hai bên về vấn đề này có khoảng cách rất lớn. TQ nhấn mạnh vùng biển trong “đường chín đoạn” là vùng nước truyền thống của TQ, nhưng VN kiên trì Hoàng Sa, Trường Sa là của VN. Vấn đề này cũng khác hẳn với vấn đề biên giới trên đất liền, không thể tham khảo được. Phân định biên giới trên đất liền và ở VBB là vấn đề lịch sử để lại, từ triều đại nhà Thanh đã tiến hành phân định, còn Biển Đông xưa nay là vùng biển chủ quyền của TQ. Vấn đề Biển Đông chỉ sau khi có “Công ước của LHQ về luật biển” năm 1982, tranh chấp mới gay gắt. Hơn nữa, vấn đề trên biển phức tạp hơn nhiều so với vấn đề trên đất liền, mặc dù đã có “Công ước của LHQ về luật biển”, nhưng đó chỉ là tinh thần và nguyên tắc, thực tế thực hiện không chỉ xem xét đến vấn đề kéo dài của thềm lục địa, mà còn rất nhiều vấn đề hiện thực như nghề cá, dầu khí.

Ngày 12/8/2009, Thứ trưởng NG VN Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng NG TQ Vũ Đại Vĩ đã tiến hành đàm phán Trưởng đoàn cấp Chính phủ hai nước tại Hà Nội, trao đổi về vấn đề trên biển, hai bên “đồng ý căn cứ các nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được Luật quốc tế xác nhận, bao gồm “Công ước của LHQ về luật biển”, tìm kiếm các biện pháp giải quyết cơ bản, lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được”. Năm 2010 là 60 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng là Năm hữu nghị đã được Lãnh đạo hai nước xác định, thái độ của hai bên là năm tạo dựng không khí hữu nghị. Nhưng cũng có nhà quan sát lo lắng, do cư dân mạng có tình cảm dân tộc chủ nghĩa ở hai nước gia tăng sức ép lên Chính phủ, do đó Chính phủ hai nước không thể không tìm kiếm các biện pháp giải quyết tranh chấp này. Học giả người Singapore Amos cho rằng, nguy hiểm của vấn đề Biển Đông là sự xét đoán sai lầm của các bên liên quan sẽ dẫn đến xung đột quân sự.

TQ hy vọng, Hải Nam sẽ phát triển ổn định trong tương lai và thu hút được nhiều du khách cũng như đầu tư từ bên ngoài. Ngoài ra, vấn đề chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, cải cách chế độ xã hội trong nước đều đòi hỏi TQ phải kiến tạo môi trường xung quanh ổn định, hài hòa. TQ thực hiện mục tiêu này cũng có lợi cho VN và các nước ASEAN, do đó hai bên cần lấy đại cục thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt - Trung làm đại cục, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa cục diện căng thẳng, thậm chí xấu đi.

NCBĐ

.

.

.

No comments: