Friday, March 19, 2010

THAM VỌNG "BIỂN XANH" CỦA HẢI QUÂN TRUNG QUỐC

Tham vọng “Biển Xanh” của hải quân Trung Quốc

Thứ sáu, 19/03/2010, 08:51(GMT+7)

http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/LA74340/default.htm

VIT - Chương trình “Hiện đại hóa hải quân” đã được chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm trong nhiều năm qua, tuy nhiên để đạt được khả năng vươn tới “biển xanh” thì hải quân nước này vẫn còn phải phấn đấu trong nhiều năm tới.

“Biển xanh” hay “Thái Bình Dương” đã luôn là mục tiêu vươn tới của Trung Quốc trong nhiều năm nay. Hơn nữa, tham vọng nâng cao khả năng tác chiến cho hải quân ngang tầm với Mỹ, Nga..., nhằm tạo vai trò ảnh hưởng trên toàn cầu đã được Trung Quốc úp ủ lâu nay và đã trở thành mục tiêu phấn đấu trong tư duy của người Trung Quốc.

Để đạt được “khát vọng” này Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực xây dựng lực lượng hải quân bằng mọi cách như: tái cơ cấu lực lượng, tăng cường và điều động lực lượng, điều đáng quan tâm là đề ra mục tiêu cần đạt được về tầm tác chiến của hải quân trong những năm tới.

Về bố trí lực lượng tàu chiến

Tại 03 căn cứ hải quân trọng yếu thuộc 03 hạm đội là Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải, Trung Quốc đã bố trí một lực lượng tàu chiến đấu mặt nước, tàu ngầm và các máy bay chiến đấu của hải quân một cách khá khoa học.



Bố trí lực lượng tàu (Bản đồ: scribd.com)

http://vitinfo.com.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2010/3/18/LA74340_13_6_6.jpg

Tại hạm đội Bắc Hải có sở chỉ huy đóng tại Thanh Đảo; Trung Quốc bố trí 4 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 2 tàu ngầm tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân, 20 tàu ngầm tấn công động cơ diesel, 10 tàu khu trục, 8 tàu khinh hạm, 9 tàu đổ bộ và 15 tàu hộ vệ tên lửa.

Hạm đội Đông Hải sở chỉ huy đóng tại Hồ Dongqian; các căn cứ tại Phúc Kiến, Zhousnan, Hồ Dongqian; được bố trí 19 tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel, 8 tàu khu trục, 22 khinh hạm, 19 tàu đổ bộ và 32 tàu hộ vệ tên lửa.

Hạm đội Nam Hải có sở chỉ huy đóng tại Trạm Giang thuộc Quảng Châu, có các căn cứ đóng tại Du Lâm, Quảng Châu và Trạm Giang, được coi là hạm đội lớn nhất, có vùng đảm trách lớn và có vị trí chiến lược trọng yếu nhất của hải quân, do vậy được biên chế 2 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 01 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân, 14 tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel, 8 tàu khu trục, 18 khinh hạm, 30 tàu đổ bộ và 33 tàu hộ vệ tên lửa.

Về chiến lược của lực lượng không quân hải quân

Trung Quốc đã đặt mục tiêu chiến lược trong 10 – 15 năm tới, lực lượng không quân của hải quân phải đủ khả năng vươn tới 3 tầm tác chiến với 3 loại máy bay chiến đấu khác nhau. Trên bản đồ, máy bay SU-30MK2 tầm tác chiến vạch màu xanh, máy bay JH-7 vạch màu vàng và H-6 có tầm tác chiến ở vạch màu đỏ.

Bản đồ tầm tác chiến của không quân hạm (Bản đồ: scribd.com)

http://vitinfo.com.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2010/3/18/LA74340_13_8_40.jpg

Trong đó, tại Hạm đội Bắc Hải, các máy bay SU-30MK2 phải vươn tầm tác chiến tới khu vực Osaka, Nhật Bản, tầm tác chiến gần nhất (đường màu xanh trên bản đồ); máy bay JH-7 có tầm tác chiến tới Tokyo, Nhật Bản (đường màu vàng trên bản đồ); máy bay H-6 có tầm tác chiến xa nhất vươn tới khu vực Sapporo, phía bắc Nhật Bản (đường màu đỏ).

Đối với Hạm đội Nam Hải, các máy bay SU-30MK2 phải vươn tầm tác chiến ôm trọn toàn bộ khu vực biển Đông; máy bay JH-7 vươn tầm tác chiến tới lãnh thổ Malaysia và máy bay H-6 vươn tới lãnh thổ Indonesia.

Hạm đội Đông Hải được biên chế 01 sư đoàn ném bom, 02 sư đoàn tiêm kích, 01 tiểu đoàn vận tải, 01 tiểu đoàn trinh sát. Ngoài ra 03 loại máy bay như SU-30MK2, JH-7 và H-6 cũng được yêu cầu mỏ rộng tầm tác chiến vượt qua Đài Loan và vươn rộng ra hướng Thái Bình Dương.

Về chiến lược ở biển Đông

Đây là vùng đảm trách của Hạm đội Nam Hải và là vùng biển mà Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Vì vậy, giới quân sự Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng, để khống chế được biển Đông chặt chẽ hơn, trong thời gian tới quân đội nước này cần thực hiện một số bước đi quan trọng sau: Trước tiên điều động và bố trí tăng cường các phi đội máy bay chiến đấu J11B, JH7A và máy bay tiếp dầu tại khu vực Biển Đông, mà cụ thể là trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam); Trung Quốc sẽ tăng cường một số máy bay cảnh báo sớm KJ2000 cho đảo Hải Nam; Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng và mở rộng sân bay trên đảo Phú Lâm nhằm cho phù hợp hơn với các loại máy bay chiến đấu như SU30/ J11B/ JH7 qua đó nâng cao bán kính hoạt động của các loại máy bay này từ 200km đến 600km.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh các dự án đóng mới các tàu chiến tấn công đa năng-071, tàu đổ bộ và tàu sân bay; đẩy mạnh sản xuất và tăng cường máy bay trinh sát - chống tàu ngầm cho Hạm đội Nam Hải; phát triển các máy bay không người lái; xây dựng lực lượng không quân đặc biệt cho Hạm đội Nam Hải.

Vậy căn cứ vào việc bố trí lực lượng và mục tiêu chiến lược trên, đã chỉ rõ ý đồ vươn tới biển xanh. Tham vọng cuối cùng của Trung Quốc là muốn tạo dựng một vị trí nhất định trên trường quốc tế, tạo vai trò ảnh hưởng sâu rộng trên toàn cầu và đặc biệt muốn tạo thế cân bằng với lực lượng quân sự Mỹ.

Thanh Hà

Tin tổng hợp

Nguồn tin: nguồn 1

.

.

.

No comments: