Saturday, March 6, 2010

CƠN HẠN HÁN TRĂM NĂM TẠI VIỆT NAM

Việt Nam cảm nhận sức nóng của cơn hạn trăm năm

Martha Ann Overland, TIME
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

04.03.2010

http://x-cafevn.org/node/2808

Hằng năm, ngay cả vào điểm đỉnh của mùa khô, khi nước sông Hồng ở mức thấp nhất, những thuyền trưởng dày dạn ở Hà Nội vẫn tìm cách lèo lái những chiếc xà lan qua dòng nước cạn. Nhưng năm nay, khi hạn hán đang đeo đuổi quốc gia này và mực nước đang ở mức thấp kỷ lục, dòng sông trở nên tĩnh lặng đến rợn người. Dòng nước bình thường cuồn cuộn chảy giờ đang trở thành một dòng sông cát đầy gió, và những nông dân, cũng như những người lái thuyền, vốn dựa vào nguồn nước của con sông đang hồi hộp ngóng nhìn bờ cát ngày càng rộng ra. “Nếu không có nước vào những ngày tới,” bà Vu Thi La nói, bà là một nông dân 59 tuổi, vừa mới mới gieo mạ vụ xuân, “chúng sẽ chết cả.”

Trên khắp Việt Nam, nhiệt độ lên cao và những dòng sông bị ngắt quãng đang gióng lên những hồi chuông báo động về tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong 100 năm qua trên quốc gia này. Ở mức cao nhất là 0,68 mét, sông Hồng đang ở mực nước thấp nhất kể từ khi việc thống kê được bắt đầu từ năm 1902. Khi trời hầu như không mưa kể từ tháng Chín, nạn cháy rừng đang xảy ra ở phía bắc và tình trạng khô dễ bắt lửa đang đe doạ những cánh rừng ở phía nam. Nhiệt độ lên cao ở khu vực miền trung Việt Nam đang dẫn đến dịch côn trùng ăn hại lúa, làm tổn hại hàng nghìn héc ta ruộng. "Đây là khởi đầu của mọi sự," Nguyen Lan Chau, phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Quốc gia, nói một cách chán chường.

Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất và cũng là khu vực sẽ gây ảnh hưởng nhất là vùng Châu thổ sông Mekong ở phía nam. Mực nước của vựa lúa quốc gia đã giảm vào mức thấp nhất trong gần 20 năm qua, đang đe doạ đời sống của hàng chục triệu người dân, vốn nương tựa vào lưu vực của dòng sông để cày cấy, đánh cá và đi lại. Nhưng khó khăn lớn nhất lại không phải là nước mà là muối. Trong mùa khô, khi các nhánh sông và kênh rạch cạn đi, nước biển có thể lấn sâu vào đất liền đến 18km. Việt Nam đã thiết lập một loạt những cửa cống để ngăn chận triều cường cũng như để hạn chế mùa lũ hàng năm. Điều này giúp cho nông dân thay đổi giữa việc trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm trong nước mặn vào mùa khô. Kết quả là việc sử dụng đất có hiệu quả hơn và năng suất thu hoạch cao hơn, giúp tăng gấp đôi thu nhập của nông dân trong vùng Châu thổ kể từ 1999.

Những vụ bội thu có thể sẽ không còn nữa. Khi hạn hán kéo dài, ở một số nơi, nước mặn đã lấn sâu vào đất liền đến 60km, Dam Hoa Binh, phó giám đốc Sở Thuỷ lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở Hà Nội nói. Vụ mùa đông xuân đã thu hoạch gần hết, nhưng nước mặn đã lấn sậu vào những nơi chưa từng xảy ra, đe dọa vụ lúa hè thu, Binh nói. "Chúng tôi đang cố gắng củng cố hệ thống thuỷ lợi để tránh việc bị nhiễm mặn nhiều hơn," ông bổ xung, nhưng điều kiện khắc nghiệt đang trở thành "một trong những tình trạng khó khăn nhất trong 100 năm qua."

Vì những dự án thuỷ điện phía bên kia biên giới, Trung Quốc thường xuyên bị qui trách nhiệm về việc thiếu nước ở hạ lưu. Đúng vậy, người láng giềng của Việt Nam đang thực hiện một chiến dịch mạnh bạo để ngăn chận dòng Mekong, được bắt nguồn từ thung lũng Tây Tạng và chạy xuyên qua năm quốc gia trước khi đổ ra biển Nam Hải. Theo Uỷ ban Mekong, một cơ quan tham vấn khu vực, Trung Quốc đã hoặc đang xây tám con đập trên sông Mekong. Nhưng trong khi những con đập dấy lên mối quan tâm lớn về việc chúng sẽ cản trở luồng di chuyển của phù sa và cá, chúng cũng có những ảnh hưởng tích cực, Jeremy Bird, tổng giám đốc uỷ ban cho biết. "Chúgn sẽ tái phân phối luồng nước, từ đó sẽ giúp có nước nhiều hơn trong mùa hạn," ông nói. Nhưng trong thời điểm này, khi Trung Quốc cũng đang trải qua cơn hạn ngặt nghèo, dường như chẳng có tí nước nào được xả khỏi đập.

Ở phía bắc, Việt Nam cũng đang lo xây các con đập thuỷ điện. Vừa qua chính quyền đã xả đủ nước từ những công trình này để giúp nông dân vùng Châu thổ sông Hồng gieo trồng vụ xuân. Giờ đây với mực nước dự trữ phía bắc đang thấp ở mức báo động, công ty điện lực nhà nước nói rằng họ không thể xả thêm nước được nữa. Nhu cầu về điện được dự đoán là sẽ vượt kỷ lục khi nhiệt độ tăng cao trong tháng này. Ngay cả nếu xả một lượng nhỏ, Nguyen Van Thang, giám đốc sở nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng cũng chẳng hi vọng gì. Nhiệt độ cao là kẻ thù của sự bốc hơi. "ngay cả nếu nếu người dân chắt từng giọt nước để nuôi lúa," ông bảo, ông vẫn sợ sẽ bị mất một phần ba sản lượng lúa trong tỉnh.

Cơn khủng hoảng này đang là một "cảnh tỉnh" cho Việt Nam, Ian Wilderspin, cố vấn kỹ thuật về quản lý rủi ro thiên tai của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Hà Nội cho biết. Cơn hạn hán đã được đoán trước, ông bảo, liên hệ đến dự báo vào năm trước rằng luồng khí hậu El Niño sẽ đem đến một mùa đông ấm và khô khác thường. Nhưng Việt Nam lại có truyền thống chống bão lụt, vốn thường dữ dội và tàn bạo hơn. "Hạn hán là một thảm hoạ chậm chạp, thầm lặng mà về lâu dài sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đối với cuộc sống con người," ông nói.

Và khi nào mưa sẽ đến để giúp giảm nhiệt? Các nhà khí tượng học dự đoán rằng mưa sẽ đến ở phía bắc vào cuối tháng này. Nhưng những vùng khác trong nước có thể sẽ không thấy được mưa cho đến tháng Tám, đối với nhiều người thì đã quá muộn.

Nguồn: TIME

.

.

.

No comments: