Monday, March 8, 2010

CỜ VÀNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG AFGHANISTAN

Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay tại Chiến Trường Afghanistan

Tác giả: Võ Đức Tường Lân
Dịch giả: Trần Thị Ngọc Lan

http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2228:2228&catid=37:bandoc&Itemid=56

Sau đây là những cảm nghĩ của một chiến sĩ trong quân đội Hoa Kỳ gửi về một người bạn về hình ảnh lá cờ Quốc Gia anh đã treo tại Afghanistan.

Trung Úy Võ Đức Tường Lân đang ngưỡng mộ lá cờ Quốc Gia tại Afghanistan

Tôi rất sung sướng khi biết rằng Bố tôi thích hình lá cờ Quốc Gia được kéo lên tại Afghanistan. Thoạt đầu, khi tôi mới nghĩ đến việc treo cờ vàng ba sọc đỏ, tôi chỉ nghĩ rằng đó là một cái gì có ý nghĩa riêng đối với cha tôi, và cho những ai đã dành tuổi thanh xuân của mình phục vụ cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đối với tôi lúc bấy giờ, đó chỉ là một lá cờ không hơn, không kém, và càng không phải là một việc làm lạ thường gì cả. Thế mà khi tôi nhìn thấy lá cờ treo trên cao, phất phới tung bay trên bầu trời cùng với lá cờ Hoa Kỳ, một cảm giác lạ kỳ khó tả tràn ngập trong lòng tôi mỗi lần tôi đi ngang qua.

Lá cờ này đã thật cao đẹp và thiêng liêng đối với cha mẹ tôi, và giờ đây, tôi lại làm cho nó được tự do tung bay trên bầu trời một đất nước khác. Không hiểu vì lý do gì ngày hôm đó tôi thấy mình đã đứng cao hơn, đã trưởng thành hơn và đã được nâng cao lên một tầm vóc mới. Tôi đã hiểu được cảm giác của cha mình khi nhìn ngắm lá cờ Quốc Gia 35 năm trước đây và bỗng nhiên, tôi nghiệm ra lý do tại sao cha tôi và các chiến sĩ trong QLVNCH đã đổ biết bao nhiêu thời gian và công sức để tranh đấu cho lá cờ hơn 30 năm sau khi chúng tôi bỏ nước ra đi để tìm tự do. Ý niệm tự do và dân chủ sẽ không bao giờ bị dập tắt mặc dù chúng ta không dành được chiến thắng trong cuộc chiến năm xưa. Ý niệm đó sẽ luôn tồn tại mặc cho những gì đã và đang xảy ra. Bảo tồn và biểu dương lá cờ ba sọc đỏ đồng nghĩa với việc bảo tồn và xiển dương niềm tin và niềm hy vọng của chúng ta.

Thật đáng ngạc nhiên khi chỉ một mảnh vải màu có thể làm nên điều kỳ diệu đó. Và như một lẽ tự nhiên, tôi muốn giương cao ngọn cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu của chúng ta trước bọn khủng bố, cũng như Cha Ông ta đã anh dũng làm việc đó trước bọn Cộng Sản hung tàn đã cuỡng đoạt miền nam Việt Nam. Tôi có cảm giác rằng tôi đã góp tay phần nào đó giúp họ đứng vững để chống lại những kẻ đàn áp tự do và công lý. Cái cảm giác đó tuyệt vời làm sao!

****



I am very happy to hear that your father liked the photos of the Freedom and Heritage Flag raised in Afghanistan. Initially, I thought that flying the flag was just a nice thing to do for my father, your father and those who served in the South Vietnamese military. To me at the time, it was just a flag and it was a novel thing to do. But when I saw the flag flying high in the sky along with the American flag, I had chills down my spine each time I walked by it. This flag has meant so much for our parents’ generation, and now I get to fly it over a country that is involved in a similar situation. For some reasons, that day, I stood a little bit taller and held my head a little bit higher. I kept imagining standing in my father’s shoes and gazing at the flag some 35 years back. Suddenly, I understood why our fathers and the members of the QLVNCH continue to spend so much time preserving the flag and its image even thirty years after the country it represented ceased to exit. Democracy and freedom can never die, even with the losing of a war and a country. These ideals always be there, regardless of whatever happened and preserving the flag means preserving hope. It is amazing that a colored piece of cloth can embody such great things. And I realized that I get to fly this flag in the face of terrorism, very much like our fathers who flew this flag against the terrorism of North Vietnam. I felt that I had somehow carried on their cause and had helped them stand some ground against an oppressor of freedom and liberty. It was a great feeling.

Võ Đức Tường Lân

Hình :

http://www.lyhuong.org/web/data/hinh/210/2228_01.jpg

http://www.lyhuong.org/web/data/hinh/210/2228_02.jpg

.

.

.

No comments: