Sunday, September 15, 2024

VÌ SAO TRUNG QUỐC HUNG HĂNG VỚI PHILIPPINES NHƯNG KHÔNG GÂY HẤN VỚI VIỆT NAM? (BBC News Tiếng Việt)

 



Vì sao Trung Quốc hung hăng với Philippines nhưng không gây hấn với Việt Nam?

BBC News Tiếng Việt

15 tháng 9 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3ejekl78l4o

 

Trong khi tranh chấp hàng hải kéo dài giữa Trung Quốc và Philippines đã leo thang đáng kể trong những tháng gần đây với với hàng loạt vụ va chạm tàu trên nhiều khu vực của Biển Đông, chưa có ghi nhận nào về việc Bắc Kinh cản trở hoạt động bồi đắp đảo của Hà Nội tại quần đảo Trường Sa.

 

Chỉ trong hai tuần cuối tháng 8/2024, đã có ít nhất ba lần tàu Trung Quốc va chạm với tàu Philippines và cả hai bên đều cáo buộc bên kia cố tình đâm vào tàu mình.

 

Vào ngày 19/8/2024, một số tàu của Trung Quốc và Philippines đã va chạm gần bãi cạn Sa Bin ở quần đảo Trường Sa, điểm nóng mới sau Bãi Cỏ Mây và Bãi cạn Scarborough.

 

Một đợt va chạm thứ hai cũng tại bãi Sa Bin đã diễn ra hôm 25/8, với việc cả hai bên một lần nữa đổ lỗi cho nhau.

 

Đến ngày 31/8, hải cảnh Trung Quốc tố tàu Philippines cố tình kéo mỏ neo đụng tàu Trung Quốc, trong khi tuần duyên Philippines tố tàu Trung Quốc cố tình đâm vào tàu của mình.

 

 

·        Đối phó Trung Quốc trên Biển Đông: Việt Nam cần 'rõ ràng, sòng phẳng' như Philippines?27 tháng 6 năm 2024

·        Bãi cạn Sa Bin: Điểm nóng tranh chấp mới giữa Trung Quốc và Philippines28 tháng 8 năm 2024

·        Viện nghiên cứu Trung Quốc nói Việt Nam bồi đắp các đảo 'chiếm đóng trái phép', báo Việt Nam phản công17 tháng 5 năm 2024

 

 

Trong khi đó, Việt Nam đã âm thầm đẩy nhanh quá trình bồi đắp đảo trên một số rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, với tiền đồn lớn nhất là bãi Thuyền Chài (tên tiếng Anh là Barque Canada) mà Philippines, Malaysia và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

 

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) được công bố vào ngày 7/6/2024 cho biết trong sáu tháng đầu năm, Việt Nam đã tăng tốc bồi đắp đảo với diện tích gần bằng tổng hai năm trước đó (tức năm 2022 và 2023) cộng lại.

 

Điều đáng lưu ý là không có những hoạt động cản trở của Trung Quốc đối với Việt Nam được ghi nhận.

 

Một động thái phản đối hiếm hoi gần đây của Trung Quốc với Việt Nam về vấn đề Biển Đông là khi Hà Nội nộp đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông lên Liên Hợp Quốc vào tháng 7/2024.

 

Các nhà quan sát cho biết sự khác biệt về thái độ của Bắc Kinh đối với hai quốc gia Đông Nam Á do nhiều yếu tố, bao gồm mối quan hệ chính trị Việt Nam - Trung Quốc và liên minh Philippines - Mỹ.

 

Ngoài ra, việc giải mã logic đằng sau hành vi của Trung Quốc được cho là cũng giúp các nước liên quan có thể bảo vệ tốt nhất lợi ích của họ ở Biển Đông và xa hơn nữa.

 

VIDEO : Tàu Trung Quốc và tàu Philippines va chạm Tại Bãi Sa Bin

              https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3ejekl78l4o

 

 

Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

 

Một trong những lý do mà các học giả nhắc đến đầu tiên là mối quan hệ lâu năm giữa Việt Nam và Trung Quốc.

 

Nhà phân tích địa chính trị Don McLain Gill từ trường Đại học De La Salle ở Manila (Philippines) nói với BBC rằng Việt Nam có mối quan hệ sâu sắc, và rất thận trọng khi hoàn toàn không can thiệp vào hệ thống chính trị của nhau, vì số lượng các đảng cộng sản trên thế giới hiện nay ít hơn nhiều so với khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

 

"Bên cạnh đó, Việt Nam cũng gửi những tín hiệu ôn hòa hơn tới Bắc Kinh," ông Gill đánh giá.

Các nhà lãnh đạo của Việt Nam và Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẽ đưa quan hệ song phương trở thành ưu tiên ngoại giao và cam kết cải thiện lòng tin và hợp tác lẫn nhau.

 

Tháng trước, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm, hai bên đã nhất trí cố gắng giải quyết tranh chấp thông qua "các cuộc tham vấn hữu nghị" và cho biết đã có sự đồng thuận "cấp cao" về nhu cầu duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

 

Cựu đại tá không quân Raymond M. Powell, Giám đốc Dự án SeaLight thuộc Trung tâm Gordian Knot về sáng kiến an ninh quốc gia thuộc Đại học Stanford (Mỹ), cho biết ông không ngạc nhiên khi ông Tô Lâm chọn Trung Quốc là điểm đến đầu tiên.

 

"Trung Quốc vẫn là mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam vì mối liên hệ chặt chẽ giữa hai đảng cộng sản, sự hội nhập kinh tế, sự tương đồng, nhưng chủ yếu là vì mối đe dọa an ninh lớn mà Trung Quốc gây ra," ông giải thích.

  

XEM TIẾP >>>>>  

 






No comments: