Human
Rights Watch thúc CSVN trả tự do cho nhà báo Nguyễn Vũ Bình
Người Việt Online
September
9, 2024 : 2:45 PM
https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/hrw-thuc-csvn-tra-tu-do-nha-bao-nguyen-vu-binh/
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) –
“Nhà cầm quyền CSVN hãy
trả tự to lập tức và hủy bỏ tất cả mọi cáo buộc cho blogger nổi tiếng Nguyễn Vũ
Bình,” HRW viết trong bản tuyên bố.
Ông
Nguyễn Vũ Bình, nay 55 tuổi, dự trù bị đưa ra tòa kết án vào ngày 10 Tháng Chín
tới đây tại Hà Nội. Ông bị vu cho tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại” chế độ độc tài đảng trị tại Việt
Nam, quy định tại điều 117 Luật Hình Sự.
Nhà
báo Nguyễn Vũ Bình bị lôi ta tòa kết án, ngày 10 Tháng Chín, 2024, tại Hà Nội.
(Hình: FB Nghiêm Việt Anh)
Bản
án có thể đến 12 năm tù. Hiến Pháp của chế độ công nhận công dân có mọi quyền tự
do căn bản gồm cả tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, biểu tình
nhưng lại dùng Luật Hình Sự khóa lại với các điều khoản mơ hồ. Các quốc gia Tây
Phương và ngay cả Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đều lên án những điều luật
đó vì trái các công ước quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đặt bút ký tuân hành.
Ông
Nguyễn Vũ Bình “vận động không biết mệt mỏi cho nhân quyền và dân chủ hóa Việt
Nam suốt hơn hai thập niên qua.” Bà Patricia Gossman, phụ tá giám đốc Á Châu Vụ
của HRW phát biểu trong bản tuyên bố ngày 8 Tháng Chín. “Quan điểm chính trị của
ông ngược với đường lối của chế độ CSVN không phải là tội ác nên vụ án áp đặt đối
với ông phải hủy bỏ.”
Ông
Bình bị bắt ngày 29 Tháng Hai, 2024, sau nhiều lần bị bắt đi thẩm vấn, tra hỏi
về những gì ông viết hay nói trên mạng xã hội, hoặc trả lời báo đài ngoại quốc
về các vấn đề thời sự, chính trị xã hội tại Việt Nam, trái với lối tuyên truyền
một chiều của chế độ.
Ông
Bình cũng là nhà bất đồng chính kiến thứ tám bị tù tội kể từ khi ông Tô Lâm lên
làm tổng bí thư đảng CSVN ngày 3 Tháng Tám đến nay, theo HRW. Trước khi lên ghế
chủ tịch nước từ Tháng Năm vừa qua rồi ôm luôn ghế tổng bí thư, Tô Lâm từng là
bộ trưởng Công An CSVN từ Tháng Tư, 2016.
Suốt
tám năm trời này, HRW nói Công An CSVN đã bỏ tù ít nhất 269 người dù người ta
chỉ phát biểu một cách ôn hòa các vấn đề của đất nước, căn cứ trên các quyền
chính trị của công dân đã được công nhận.
HRW
cho hay chỉ riêng hai tháng Tám và Chín này, ít nhất bảy người bất đồng chính
kiến, vận động dân chủ hóa Việt Nam đã bị kết án tù. Đó là Nguyễn Chí Tuyến, Trần
Minh Lợi, Lê Phú Tuấn, Phan Đình Sang, Trần Văn Khanh, Phan Ngọc Dung và Bùi
Văn Khang.
Ông
Nguyễn Vũ Bình từng là một nhà báo của Tạp Chí Cộng Sản, cơ quan ngôn luận của
đảng CSVN gần 10 năm trời. Tháng Mười Hai, 2000, ông xin thôi việc để lập một đảng
độc lập lấy tên là “Đảng Tự Do-Dân Chủ.” Năm sau, ông và một số người bất đồng
chính kiến khác tính thành lập một hội chống tham nhũng.
Tuy
nhiên năm 2001, ông bị bắt với cáo buộc gửi bản điều trần đến Quốc Hội hoa Kỳ
bêu xấu chế độ. Ông cũng bị cáo buộc cùng với nhiều người khác đả kích các bản
hiệp định biên giới mà CSVN ký với Trung Quốc có các điều khoản không công bằng.
Trong
bản điều trần gửi Quốc Hội Hoa Kỳ, ông viết rằng: “Tôi luôn luôn tin tưởng là
khi chúng ta có thể ngăn chặn thành công các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam,
chúng ta có thể thúc đẩy thành công dân chủ hóa đất nước này. Bất cứ phương
pháp đấu tranh cho nhân quyền nào cũng nhằm mục tiêu tối thượng là gây cảm hứng
cho người dân Việt Nam hướng đến tự do cá nhân và một xã hội dân chủ.”
Nhà
báo Nguyễn Vũ Bình trả lời phỏng vấn của một đài truyền hình tiếng Việt ở nước
ngoài trước khi bị bắt. (Hình: NetViet)
Sợ
ảnh hưởng của ông và những người khác lan tỏa, Tháng Mười Hai, 2003, ông đã bị
CSVN kết án bảy năm tù, vu cho ông tội danh gián điệp. Trước áp lực của phương
Tây, ông đã được trả tự do sớm vào Tháng Sáu, 2007. Dù bị tù tội, sau khi ra
tù, ông vẫn tiếp tục con đường dấu tranh cho một nước Việt Nam tốt đẹp hơn. Ông
được đài RFA dành cho một blog để trình bày các vấn đề thời sự Việt Nam gần chục
năm cho đến gần đây, từ tham nhũng, cưỡng chế đất bất công, sự tàn ác của công
an, tòa án xử không công bằng…
Ông
từng lên tiếng bênh vực những nhà vận động dân chủ khác khi họ bị bắt giữ, như
Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Anh Hùng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy… rồi bây giờ,
chính ông cũng không được CSVN buông tha.
Một
tuần lễ trước khi bị bắt, ông kêu gọi tất cả những ai tham gia vận động nhân
quyền, dân chủ hóa đất nước cần yểm trợ lẫn nhau và gia đình họ trước các hành
động gia tăng đàn áp của nhà cầm quyền. Với lòng nhiệt thành cho tương lai quê
hương Việt Nam, ông đã hai lần được giải thưởng Hellmann/Hammett của tổ chức
HRW dành cho các nạn nhân chính trị của các chế độ độc tài.
“Thật
là phi lý khi nhà cầm quyền CSVN, độc quyền mọi phương tiện truyền thông nhằm bảo
đảm mọi thông tin chỉ là những cái mà nhà nước muốn phổ biến, không thể chịu nổi
một lời phê bình của một cá nhân độc lập như Nguyễn Vũ Bình,” bà Gossman phát
biểu.
“Khi
nào thì các lãnh tụ CSVN học được lòng khoan dung đối với những tiếng nói đối lập?
Và khi nào thì những nước có quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Việt Nam mới lên
tiếng cho những người bị đàn áp ở đó?” (NTB) [kn]
------------------------------------------------------------------------------------------------
Việt
Nam bỏ tù nhà báo Nguyễn Vũ Bình 7 năm vì tội 'tuyên truyền'
10/09/2024
Nhà
báo Nguyễn Vũ Bình, người viết về các vấn đề bao gồm tham nhũng, quyền đất đai
và môi trường, bị một tòa án ở Hà Nội tuyên 7 năm tù hôm 10/9, trở thành nhà
phê bình chính phủ mới nhất bị bỏ tù ở Việt Nam.
https://gdb.voanews.com/22177701-88be-41c3-bc08-33f8a47bf07a_cx13_cy35_cw86_w1023_r1_s.jpg
Nhà
báo Nguyễn Vũ Bình bị kết án 7 năm tù vì tội "tuyên truyền chống nhà nước."
Luật
sư Lê Đình Việt, một trong hai người bào chữa cho ông Bình, cho VOA biết sau
phiên tòa rằng nhà báo kiêm blogger này bị kết án tội tuyên truyền chống lại
nhà nước. Ông Bình, cũng là một nhà hoạt động chính trị, trước đây đã bị bỏ tù
gần năm năm vào đầu những năm 2000.
Bà
Nguyễn Thị Phong, chị gái của ông Bình cũng khẳng định với AFP sau phiên tòa tại
Hà Nội rằng em trai của bà bị kết án 7 năm tù.
"Tại
phiên tòa, anh ấy nói với tòa rằng mình vô tội. Anh ấy nói rằng mình không kêu
gọi bất kỳ ai hành động chống lại nhà nước. Anh ấy nói rằng mình đang thực hiện
quyền tự do ngôn luận của mình," bà Phong nói với AFP.
Việt Nam,
do Đảng Cộng sản cầm quyền, không có truyền thông tự do và đàn áp mạnh tay mọi
bất đồng chính kiến. Theo nhóm vận động tự do báo chí Phóng viên không biên giới
(RSF), đây là quốc gia giam giữ nhà báo lớn thứ ba thế giới.
Một
ngày trước phiên tòa, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã kêu gọi hủy bỏ vụ án
nhắm vào ông Bình và tổ chức có trụ sở ở New York nói rằng “hành vi bày tỏ bất
đồng chính kiến một cách ôn hòa của ông (Bình) không phải là tội hình sự.”
"Nguyễn
Vũ Bình đã vận động không mệt mỏi cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam trong
hơn hai thập niên qua", Patricia Gossman, phó giám đốc khu vực Châu Á của
HRW, nói trước khi phán quyết được đưa ra.
Theo các tổ
chức nhân quyền quốc tế và những nhà quan sát, chính quyền Việt Nam đã leo
thang đàn áp bất đồng chính kiến trong những năm gần đây.
Tuy
nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần phản bác điều này và cho biết họ chỉ bắt
giam cũng như bỏ tù những người vi phạm pháp luật.
Ông
Bình, 55 tuổi, đã bị bắt vào cuối tháng 2 cùng ngày với ông Nguyễn Chí Tuyến, một YouTuber và nhà
vận động có ảnh hưởng từng lên tiếng về ô nhiễm và quyền đất đai.
Tháng
trước, ông Tuyến bị kết tội "làm, lưu trữ và phát tán thông tin, tài liệu
và vật liệu chống lại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" và bị phạt tù 5
năm tù.
Ông
Bình đã làm việc tại tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 1 thập
kỷ. Ông đã từ chức vào cuối năm 2000 và cố gắng thành lập một đảng chính trị độc
lập.
Ông
Bình bị giam giữ từ cuối năm 2003 đến tháng 6 năm 2007 vì tội “gián điệp.” Sau
khi được thả, ông Bình đã viết blog cho Đài Á Châu Tự Do về tham nhũng, quyền đất
đai, môi trường và mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ông
Bình đã hai lần nhận được giải thưởng Hellman/Hammett danh giá, vốn được trao
cho các nạn nhân của cuộc đàn áp chính trị, vào năm 2002 và 2007.
Theo
HRW, vào tháng 8 và tháng 9, chính quyền Việt Nam đã kết án và tuyên án ít nhất
bảy nhà hoạt động nhân quyền vì những lý do tương tự.
Thống kê của
Dự án 88, một tổ chức nhân quyền tập trung vào Việt Nam, cho biết hiện có 175
nhà hoạt động đang bị giam giữ tại quốc gia Đông Nam Á này.
Việt
Nam xếp thứ 174 trong số 180 quốc gia trong chỉ số tự do báo chí thế giới của
RSF.
Chính
phủ Việt Nam cũng đã tiến hành một cuộc đàn áp tham nhũng rộng rãi hơn trong những
năm gần đây, khiến nhiều quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp bị sa thải hoặc bỏ
tù.
No comments:
Post a Comment