Xây mộ tiền tỷ, người
Việt vô địch về cúng tổ tiên
BBC News Tiếng Việt
28
tháng 7 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ck7g3egggego
Chiều
tà trên một nghĩa trang phía tây thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lác đác những
bóng người đang thắp nhang, đốt vàng mã và cúng đồ ăn nơi mộ phần người thân.
Xa xa, tiếng chuông chùa vang vọng lại.
Một
cửa hàng bán đồ mã tại Hà Nội
Đối
với Luke Digweed, một chàng trai từ thị trấn Andover, Anh quốc, tập tục cúng giỗ
ở Việt Nam để lại cho anh nhiều ấn tượng thú vị.
Digweed
hiện là sinh viên cao học tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London
(LSE), đồng thời là cây viết về xã hội, nhân chủng và du lịch cho trang web
Vietnam Coracle.
Anh
đã sinh sống tại Việt Nam từ năm 2011 tới nay và sống ở Huế trong khoảng thời
gian 2016 - 2022. Digweed sẽ quay về Anh vào tháng 9/2024.
Luke
Digweed (thứ ba từ phải sang) cùng những người bạn ở Huế
"Khi
một người Việt Nam nói với tôi rằng họ phải về quê để 'cúng giỗ', tôi luôn cảm
thấy bất ngờ. Ở Anh, cái chết không phải là điều gì đó để tổ chức ăn uống cũng
như ngày giỗ của một ai đó không phải là điều được bàn tán công khai trong gia
đình," Digweed nói với BBC News Tiếng Việt.
"Có
lẽ đối với nhiều người nước ngoài, ấn tượng đầu tiên của họ khi thấy người Việt
đốt đồ mã là lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Nhiều người cũng tưởng người
Việt đang đốt rác chứ họ không biết vàng mã là gì," Digweed nói.
"Cá
nhân tôi nghĩ việc cúng giỗ cũng có cái hay. Điều này vừa giúp người ta có thêm
dịp bày tỏ nỗi tiếc thương, nhớ mong với người đã mất cũng như giúp duy trì kết
nối giữa các thành viên còn sống trong gia đình," anh nói tiếp.
Đối
với Ngọc Tiên, sinh viên năm cuối của Đại học Ngoại ngữ Huế, đôi khi đi thăm mộ
vào những lúc chạng vạng lại đem đến cho cô cảm giác bình yên.
"Bà
nội tôi đã mất khoảng 5 năm và được chôn ở nghĩa trang phía tây. Khi nhớ nội,
tôi chọn chiều nào ít tiết học rồi chạy xe lên đó vì cũng gần trường. Tôi mua
thêm bó nhang giá mười ngàn người ta hay bán dọc đường lên nghĩa trang,"
Tiên chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.
"Ông
bà mình mà, tại sao phải sợ?" Tiên trả lời khi được hỏi hỏi liệu cô có cảm
thấy sợ khi đi thăm mộ khi trời xế chiều không.
Cô
nói thêm rằng mỗi năm, gia đình cô luôn đi thăm mộ phần ông bà trong hai dịp:
ngày giỗ và Tết Nguyên đán.
"Ở
đất nước tôi, ký ức về người thân yêu đã khuất thường chỉ được nhắc đến trong
tang lễ người đó. Trong gia đình tôi, những ngày 'giỗ' thường trôi qua trong im
lặng, không có bất kỳ hoạt động cụ thể nào," Luke Digweed chia sẻ.
Thừa
Thiên-Huế là nơi có nhiều khu nghĩa trang hoành tráng, như tại làng An Bằng tại
huyện Phú Vang, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 30 km - nơi thu hút du
khách trong nước lẫn quốc tế bởi những ngôi mộ có họa tiết tinh xảo, cầu kỳ, được
khảm sành sứ như các kiến trúc cung đình.
Nhiều
người lần đầu đến đây cứ ngỡ như đang đi thăm khu lăng mộ dành cho vua chúa, chứ
không hề nghĩ rằng đó chỉ là những nơi an nghỉ của thường dân.
Khu
nghĩa trang này được mệnh danh là "thành phố ma" hay "thành phố
của người chết".
Theo
Sở Du lịch Thừa Thiên-Huế, nhiều ngôi mộ tại đây có kinh phí xây dựng từ vài
trăm triệu đến vài tỷ đồng. Năm 2013, VnExpress cho biết có những ngôi mộ tại
khu nghĩa trang này được xây với kinh phí lên tới 10 tỷ đồng.
Để
so sánh, giá chung cư TP HCM theo số liệu mà công ty bất động sản CBRE công bố
vào tháng 7/2024 là 2.800 USD/m2, tức khoảng 71 triệu đồng.
Như
vậy, với 10 tỷ VND, người dân có thể mua được hai căn hộ 70 m2 ở TP HCM hiện
nay.
No comments:
Post a Comment