Việt
Nam : Chủ tịch Tô Lâm được chỉ định làm lãnh đạo đảng Cộng sản, trở thành
người quyền lực nhất
Nguyễn Giang
- RFI
Đăng
ngày: 03/08/2024 - 13:27 - Sửa đổi ngày: 03/08/2024 - 15:44
Trong
phiên họp bất thường sáng nay, 03/08/2024 tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bầu đại tướng Tô Lâm, chủ tịch nước, chính thức
lên làm người lãnh đạo cao nhất của Đảng. Quyết định được đưa ra hai tuần sau
khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng qua đời.
HÌNH
:
Tổng
Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch nước Tô Lâm tham dự buổi họp báo tại
Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội vào ngày 03/08/2024. AFP - NHAC
NGUYEN
Tại
Singapore, thông tín viên Nguyễn Giang cho biết thêm :
"Ông
Tô Lâm, người vừa tròn 67 tuổi hôm 10/07 vừa qua, đã tạm giữ chức điều hành
công việc của Đảng sau khi tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng tạ thế hôm 19/07.
Truyền thông Việt Nam nêu chức danh của ông là Chủ tịch nước, Tổng bí thư Tô
Lâm trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng 2021-2026, tức là ông sẽ đóng vai trò nhất thể
hoá hai chức trong tứ trụ của chính trị Việt Nam trong gần 2 năm.
Đây
là điều đã từng xảy ra năm 2018 khi TBT Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn chức chủ tịch
nước vì chủ tịch Trần Đại Quang qua đời. Ông Trọng nắm hai chức cho đến Đại hội
Đảng 13 đầu năm 2021 mới nhường lại vị trí đó cho ông Nguyễn Xuân Phúc.
Nhưng
với sự thăng tiến của chủ tịch Tô Lâm lên làm tổng bí thư, vị trí số một trong
nền chính trị có truyền thống dựa trên đồng thuận của nhiều bên, không rõ sau
năm 2026 ông Tô Lâm có tiếp tục giữ cả hai chức vụ hay không.
Điều
chắc chắn là ở vị trí chỉ đạo cao nhất trong công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại
hội Đảng nhiệm kỳ 14, ông sẽ có tiếng nói quyết định về diện mạo của dàn lãnh đạo
hàng đầu ở Việt Nam sang cả đầu thập niên 2030. Phát biểu sau khi được 100% phiếu
bầu làm Tổng bí thư, ông nêu ra triết lý cầm quyền cho cả bộ máy là phải “tự chủ,
tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc".
Cũng
trong ngày 03/08, Đảng CS VN công bố kỷ luật Đảng vì sai phạm với một loạt vị
trí gồm cả phó thủ tướng Lê Minh Khái, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi trường Đặng Quốc
Khánh. Điều này có nghĩa là các chức vụ bên chính phủ của họ sẽ bị tước đi sau
khi bị loại ra khỏi Trung ương Đảng.
Hai
bí thư Đảng là ông Nguyễn Xuân Ký của Quảng Ninh và Chẩu Văn Lâm của Tuyên
Quang cũng bị nêu danh là vi phạm và loại khỏi Ban Chấp hành Trung ương. Các
công bố này phù hợp với cam kết và tân TBT Tô Lâm nêu ra ngay trong ngày là ông
sẽ tiếp tục công cuộc chống tham nhũng mà cố TBT Nguyễn Phú Trọng để lại.
Có
ý kiến như của nhà quan sát tình hình Việt Nam, giáo sư Carl Thayer, trường đại
học New South Wales cho rằng, việc tiếp tục chống tham nhũng sẽ giúp ông Tô Lâm
định hình chính sách nhân sự trong 16 tháng trước ĐH Đảng 14.
Bản
thân TBT Tô Lâm nhắc lại câu, coi tham nhũng là giặc nội xâm, phải bị đẩy lui.
Về đối ngoại, ông nói Việt Nam “đặt lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết” và kêu
gọi đoàn kết toàn dân, và cam kết “tận tâm, tận lực, tận hiến vì Đảng, vì đất
nước và vì sự ấm no hạnh phúc của nhân dân”.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Việt Nam
Chủ
tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Na
Tạp
chí Việt Nam
Chống
tham nhũng thời hậu Nguyễn Phú Trọng: Sẽ vẫn "diệt chuột không để vỡ
bình"
DI
SẢN CỦA NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Bảo
vệ tư tưởng đảng, chống tham nhũng : Hai di sản dang dở của TBT Nguyễn Phú Trọng
No comments:
Post a Comment