Việt Nam áp giá trần
LNG, đặt mục tiêu điện khí vào thế rủi ro
BBC News Tiếng Việt
4
tháng 8 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51y1283jz6o
Một
Việt Nam đang khát điện muốn khí thiên nhiên hóa lỏng cung cấp 15% công suất điện
toàn quốc vào năm 2030 nhưng mục tiêu này khó đạt được.
Công
nhân làm việc tại Nhà máy điện Phố Nối, một công ty điện lực nhà nước thuộc Tập
đoàn Điện lực Việt Nam, tại tỉnh Hưng Yên ngày 4/6/2024
Nguyên
do là vì các nhà sản xuất điện và nhà đầu tư nước ngoài phản đối chiến lược của
Việt Nam nhằm giảm giá loại nhiên liệu này, theo bài viết của Reuters.
Để
thúc đẩy việc sử dụng LNG và bảo vệ người tiêu dùng khỏi tác động tiêu cực của
việc giá cả tăng cao, hồi tháng Năm, Việt Nam đã áp giá trần đối với điện được
bán ra từ các nhà máy điện chạy bằng LNG nhập khẩu.
Tuy
nhiên, các nhà sản xuất điện lo ngại rằng việc áp giá trần không phản ánh được
sự biến động trên thị trường LNG và sẽ khiến các nhà máy điện chạy bằng khí đốt
trở nên không kinh tế nếu giá tăng đột biến như trong ba năm qua.
"Điều
này gây rủi ro cho cả nhà cung cấp và người mua vì nguồn cung và giá LNG phụ
thuộc vào các điều kiện địa chính trị vốn đang không ổn định," chuyên gia
năng lượng Nguyễn Thành Sơn từ Hà Nội đánh giá, đồng thời nói thêm rằng việc áp
giá trần là không phù hợp.
Rủi
ro là khá cao đối với Việt Nam, vốn đang phải vật lộn để giảm phụ thuộc quá nhiều
vào than nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon, cũng như đối với các nhà sản xuất
LNG quốc tế đang coi nền kinh tế tăng trưởng nhanh của Việt Nam là một cơ hội
chín muồi.
Áp
giá trần tạo ra rào cản
Trong
kế hoạch phát triển điện quốc gia được công bố hồi năm ngoái, chính phủ Việt
Nam đặt mục tiêu có 13 nhà máy điện chạy bằng LNG với tổng công suất 22,4
gigawatt (GW) vào năm 2030, chiếm 15% tổng sản lượng điện của cả nước.
Nếu
được xây dựng, 13 nhà máy điện chạy bằng LNG này sẽ cần nhập khẩu 14 triệu tấn
LNG mỗi năm, theo công ty PetroVietnam Gas thuộc sở hữu nhà nước, đưa Việt Nam
trở thành thị trường LNG lớn thứ sáu ở châu Á.
Bộ
Công Thương hiện đã đặt mức giá trần là 2.590,85 đồng (0,10 USD) cho mỗi
kilowatt-giờ (KWh) đối với điện sản xuất từ LNG bán cho đơn vị vận hành lưới điện
quốc gia EVN vào năm 2024.
EVN
nói với Reuters rằng mức giá trần này là hợp lý đối với cả nhà cung cấp và người
dùng cuối, vì "bộ Công Thương sẽ xem xét và điều chỉnh hằng năm khi dữ liệu
đầu vào thay đổi, do đó mang lại sự ổn định lâu dài cho các nhà đầu tư".
Giá
trần năm 2024 dựa trên giá LNG ở mức 12,9792 USD cho một triệu đơn vị nhiệt Anh
(mmBtu) không bao gồm thuế và chi phí lưu trữ, khí hóa và phân phối, với tỷ giá
quy đổi là 24.520 đồng cho 1 USD.
Mức
giá này cao hơn một chút so với giá LNG giao ngay hiện tại của châu Á và tương
đương với giá trị hiện tại của LNG trong các hợp đồng dài hạn liên kết với giá
dầu.
Nhưng
giá LNG trung bình của châu Á đã có xu hướng tăng cao hơn kể từ năm 2021, trong
khoảng từ 14 đến 34 đô la/mmBtu hằng năm, do COVID-19 và chiến tranh
Nga-Ukraine đã đẩy giá lên mức cao kỷ lục, khiến các nhà đầu tư lo lắng về giá
trần.
"Thông
lệ quốc tế là liên kết giá điện với giá LNG mà không áp giá trần, để đảm bảo
tính khả thi và khả năng thanh toán của dự án. Việt Nam nên áp dụng thông lệ
này," một nguồn tin từ một nhà phát triển nước ngoài nói với Reuters.
"Thị
trường điện LNG của Việt Nam vẫn còn non trẻ và bất kỳ quy định nào đi chệch khỏi
thông lệ quốc tế đều sẽ ngăn cản đầu tư nước ngoài," người này nhận định.
Về
phía nhập khẩu LNG, cho đến nay Việt Nam có hai kho cảng LNG, có khả năng tiếp
nhận 4 triệu tấn LNG mỗi năm. Cho đến nay, chỉ có năm lô hàng giao ngay với tổng
khối lượng hơn 300.000 tấn LNG được nhập khẩu.
Những
lô hàng đó đã được pha trộn với khí đốt trong nước và bán cho các nhà máy khí đốt
hiện có.
Các
chuyên gia tư vấn năng lượng tại hãng tư vấn Wood Mackenzie coi mục tiêu của
chính phủ là "khá quyết liệt" và dự báo nhập khẩu LNG vào năm
2030 chỉ đạt từ 2 đến 3 triệu tấn mỗi năm.
"Nhập
khẩu LNG vào Việt Nam sẽ phụ thuộc vào cơ cấu giá LNG và các chính sách thuận lợi
cho ngành khí đốt, giúp kích thích nhu cầu," nhà phân tích Raghav Mathur của
Wood Mackenzie cho biết.
Bộ
Công Thương Việt Nam đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Cam
kết mua điện là chìa khóa cho các nhà máy mới
Thêm
vào thách thức này, LNG đắt hơn than và thủy điện, các nguồn điện chính ở Việt
Nam, vì vậy các nhà phát triển nhà máy điện chạy bằng khí không muốn cam kết thực
hiện các dự án hoặc mua LNG nếu không có sự đảm bảo rằng EVN sẽ mua điện của họ.
"Các
nhà đầu tư muốn ký hợp đồng LNG dài hạn với bên cung cấp, nhưng các nhà cung cấp
thấy rằng điều đó rất rủi ro do EVN không có bất kỳ cam kết nào," một nhà
giao dịch LNG cho biết.
Thông
báo quan trọng tiếp theo mà các nhà phát triển đang chờ đợi là lệnh của chính
phủ yêu cầu EVN mua điện chạy bằng LNG.
Hồi
tháng Tư, Bộ Công Thương cho biết họ đang soạn thảo một nghị định để thiết lập
khối lượng điện LNG được phép mua, ban đầu dự kiến sẽ vào khoảng 70%
công suất của một nhà máy.
PetroVietnam
Power từ chối bình luận.
Theo
nhà phát triển PV Power, nhà máy điện chạy bằng LNG đầu tiên của Việt Nam là
Nhơn Trạch 3 dự kiến sẽ bắt đầu phát điện
vào tháng 11 và nhà máy thứ hai, Nhơn Trạch 4, vào tháng Năm năm sau.
Cần
thêm 11 dự án nữa để đạt được mục tiêu năm 2030 của Việt Nam, nhưng ngay cả
chính phủ cũng tuyên bố vào tháng Năm rằng các dự án đang phải đối mặt với nhiều
thách thức, bao gồm các vấn đề liên quan đến hợp đồng, giải phóng mặt bằng và
thiếu cam kết mua điện.
"Để
chậm tiến độ của các dự án này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh năng lượng quốc
gia," Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nói hồi tháng Năm.
-----------------------
Tin
liên quan
·
Việt Nam nhận 15 tỷ
USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’
2
tháng 7 năm 2024
·
Việt Nam tiếp tục
khủng hoảng điện do thủ tướng 'vội vàng'?
28
tháng 5 năm 2024
·
Việt Nam tiếp tục
khủng hoảng điện do thủ tướng 'vội vàng'?
28
tháng 5 năm 2024
No comments:
Post a Comment