Thực
hư đề nghị của Ukraina đàm phán hòa bình với Nga
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 08/08/2024 - 15:58
Trao
đổi với báo chí trong nước ngày 15/07/2024, tổng thống Ukraina Volodymyr
Zelensky đã để ngỏ khả năng đàm phán với Nga. Nguyện vọng này một lần nữa được
nguyên thủ Ukraina nhắc lại khi trả lời phỏng vấn các hãng truyền thông lớn của
Pháp. Liệu đối thoại hòa bình giữa Nga và Ukraina là có thể ?
HÌNH
:
Tổng
thống Ukraina Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo ở Kiev, Ukraina ngày
15/7/2024. AFP - SERGEI SUPINSKY
Đây
là lần đầu tiên kể từ khi Nga khởi động cuộc chiến xâm lược Ukraina vào tháng
2/2022, tổng thống Ukraina Vododymyr Zelensky đã ngỏ khả năng đàm phán hòa bình
với Nga khi tuyên bố « phái đoàn đại diện Nga có thể tham gia hội nghị
hòa bình lần hai ».
Hơn
hai tuần sau, ngày 01/08, trước các tờ báo lớn của Pháp là Le Monde, l’Equipe
và Libération, tổng thống Zelensky nhắc lại, « trong hội nghị về hòa
bình lần hai sắp tới, tôi nghĩ rằng các đại diện của Nga nên có mặt ».
Một
sự thay đổi ngoạn mục? Cho đến nay, tổng thống Zelensky luôn phản đối kịch liệt
ý tưởng đàm phán với quân xâm lược Nga. Hội nghị hòa bình lần thứ nhất do
Ukraina tổ chức tại Thụy Sĩ trong hai ngày 15-16/06/2024, đã không có sự tham dự
của Nga, lẫn Trung Quốc.
Thông
tin này đã được Matxcơva tiếp đón lạnh nhạt. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri
Peskov tuyên bố : « Hội nghị đầu tiên cho hòa bình không hoàn toàn
là một hội nghị cấp cao hòa bình. Vì vậy, cần phải hiểu một cách rõ ràng những
gì ông ấy (Volodymyr Zelensky) muốn đề cập đến ».
Ba
điểm đàm phán
Nhà
cựu ngoại giao Emilija Pundziute-Gallois và cũng là nhà nghiên cứu trường đại học
Vytautas Magnus, Kaunas, Litva, trên đài phát thanh France Culture trước hết nhận
định đây không hẳn là một cuộc đàm phán chính trị trực tiếp giữa Nga và
Ukraina để tìm kiếm một lệnh ngừng bắn hay chấm dứt chiến tranh.
« Ukraina
hiểu rõ Nga không có ý định đàm phán trực tiếp. Matxcơva đang áp đặt những điều
kiện không thể chấp nhận được đối với Kiev, trái với các tiêu chuẩn quốc tế hiện
hành. Vì vậy, ý tưởng ở đây là thực hiện một cách tiếp cận toàn diện hơn, mà
chúng ta có thể gọi là cách tiếp cận chuyển đổi xung đột, gạt sang một bên các
vấn đề chính trị gai góc và khó giải quyết và xem xét những vấn đề nào họ có thể
tiến tới để ít nhất cải thiện tình hình chung ».
Trong
phát biểu ngày 15/07, tổng thống Ukraina đề xuất dự án vì một « nền hòa
bình công bằng », khi giữ lại ba điểm trong thông cáo cuối cùng của hội
nghị hòa bình ở Thụy Sĩ: Trả tự do cho các tù nhân, tự do lưu thông ở Hắc Hải
và an ninh năng lượng.
Đây
là những điểm thiết yếu cho Ukraina và cũng là một phần trong bản kế hoạch 10
điểm đã được tổng thống Zelensky trình bày vào năm 2020 tại hội nghị nhóm G20 ở
Bali, Indonesia. Nếu như việc trao đổi tù nhân hay được nhắc đến trong tất cả
cuộc chiến tranh, thì hai điểm sau cùng có tính chất sống còn cho Ukraina.
Đó
cũng là những điểm mà ngành ngoại giao Ukraina hoạt động tích cực trên trường
quốc tế. Tuy nhiên, nhà phân tích địa chính trị Christine Dugoin-Clément,
chuyên gia ngành Rủi ro, trường Sorbonne Business School và Trung tâm Nghiên cứu
trường Đào tạo Sĩ quan Hiến binh Quốc gia, trên đài RFI Pháp ngữ, ngày
17/07/2024, đánh giá :
« Điều
chúng ta sẽ thấy là tự do lưu thông cũng sẽ tác động đến Green Deal (thỏa thuận
ngũ cốc). Tất cả các thỏa thuận về trao đổi ngũ cốc, vốn phải được lưu thông
trên Hắc Hải, là đối tượng chính trong các cuộc đàm phán, và những thỏa thuận
này đã được gia hạn. Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò trung gian vì về mặt địa lý, nước
này có thể đóng cửa eo biển Bosphore.
Ngoài
ra, người ta còn nhận thấy Nga thực sự gia tăng các hoạt động ở cấp độ các nước
trong vùng Trung Đông và Bắc Phi (MENA), hoặc nhằm thúc đẩy các luận điệu ủng hộ
cuộc chiến xâm lược, hoặc làm xấu thêm các mối quan hệ, vốn dĩ không mấy tốt đẹp,
giữa các nước trong vùng với phương Tây ».
Những
cuộc oanh kích của Nga đã phá hỏng nhiều cơ sở năng lượng trọng yếu, như nhà
máy xử lý nước, bệnh viện, các cơ sở dân dụng... Mùa đông năm nay, Ukraina rơi
vào tình trạng thiếu điện. Vấn đề cấp bách với Kiev là làm sao có thể tái thiết
các cơ sở mà không lại bị bắn phá. Một thách thức lớn cho Kiev, theo như nhận định
của nhà nghiên cứu về Rủi ro Christine Dugoin-Clément:
« Có
hai kiểu oanh kích : Bắn phá các cơ sở hạ tầng rồi sau đó tấn công vào
toàn bộ chuỗi hậu cần, cho phép sửa chữa các cơ sở hạ tầng, nhằm mục tiêu đánh
mạnh các cơ sở quân sự và dân thường. Ý đồ hiển nhiên là ngăn chặn tất cả những
gì có liên quan đến hoạt động quân sự nhưng đồng thời làm nhụt chí người dân
khiến họ mệt mỏi vì chiến tranh và do vậy muốn đi đến đàm phán, thậm chí là
thương lượng theo ý của Nga như điện Kremlin hy vọng, điều mà người ta gọi là một
sự đầu hàng, hoặc trong mọi trường hợp, có được một cơ sở hậu thuẫn đủ mạnh về
đàm phán đối với chính phủ hiện nay ở Ukraina. »
Không
đặt điều kiện tiên quyết nhưng cũng không nhượng đất
Điểm
đáng chú ý trong phát biểu của tổng thống Ukraina, đó là ông không còn xem việc
Nga rút quân như là một điều kiện tiên quyết. Marie Dumoulin, giám đốc chương
trình « Châu Âu mở rộng », thuộc Hội đồng Châu Âu về Quan hệ Quốc tế
(ECFR), trên trang Public Senat lưu ý điều đó cũng không có nghĩa là Volodymyr
Zelensky sẵn sàng nhượng các tỉnh Donetsk, Luhansk hay Zaporijia.
Đề
nghị đàm phán hòa bình này của ông Zelensky được đưa ra vào lúc các thăm dò gần
đây cho thấy công luận Ukraina phần lớn ủng hộ một giải pháp đàm phán. Theo khảo
sát của Trung tâm Razumkov, thực hiện cho một nhật báo Ukraina, 44% số người
dân được hỏi đồng ý đàm phán với Nga so với 35% phản đối.
Tuy
nhiên, có đến 83% số người thăm dò từ chối nhượng cho Nga những vùng đang diễn
ra chiến sự. Về điểm này, bà Christine Dugoin-Clément, trên làn sóng RFI, lưu ý
thêm :
« Cuộc
thăm dò do Trung tâm Razumkov thực hiện gần đây cho thấy gần 44% người dân
Ukraina không phản đối việc đàm phán với Nga. Nhưng đó là những người Ukraina
không bị huy động ra chiến trường, đó là những thường dân.
Cũng
cần cẩn trọng giữa đàm phán thật sự và đầu hàng theo ý của điện Kremlin, bởi vì
khảo sát này còn thẩm định có đến hơn 80% người được hỏi từ chối các điều kiện
của Nga. Một lần nữa xin lưu ý, đây là một cuộc thăm dò được thực hiện với dân
thường.
Tuy
chúng ít nhất cung cấp một cảm nhận và một cách tiếp cận, nhưng cũng đừng quên
rằng trong tầm ngắm của Nga, còn có bốn tỉnh, bao gồm cả vùng Zaporijia và
Kherson, có thể sẽ thuộc về Nga trong khi nước này hiện tại chưa chắc kiểm soát
được toàn bộ khu vực. »
Áp
lực quốc tế và nguy cơ Trump đắc cử
Tinh
thần người dân xuống dốc trước một cuộc chiến mà Ukraina phải trả giá nhân mạng
đắt đỏ khi phải đối mặt với một đối thủ mạnh hơn gấp bốn lần trong khi quân đội
Ukraina không ngừng bị đẩy lui là một yếu tố không thể phủ nhận. Tuy đạo
luật được ban hành ngày 02/4 hạ tuổi tòng quân từ 27 xuống 25 tuổi, quân đội
Ukraina vẫn gặp khó khăn trong việc tuyển mộ binh sĩ để mở một cuộc phản công lớn.
Nhưng
sự thay đổi thái độ của nguyên thủ quốc gia Ukraina còn là do áp lực của quốc tế
và các đồng minh. Triển vọng Donald Trump trở lại Nhà Trắng có nguy cơ buộc
Kiev phải đàm phán với Matxcơva trong những điều kiện bất lợi.
Vị
tỷ phú Mỹ chưa bao giờ che giấu mong muốn chấm dứt chiến tranh « nhanh nhất
có thể » mà không nêu rõ là để thực hiện điều này, ông có sẽ chấp thuận
các đòi hỏi của Nga hay không. Trong viễn cảnh đó, lãnh đạo Ukraina dường như
chạy đua với thời gian, thúc đẩy đàm phán nếu có thể trước cuộc bỏ phiếu ở Mỹ
vào tháng 11 tới.
Tuy
nhiên, theo đánh giá của Guillaume Ancel, cựu sĩ quan Pháp trên trang La
Depeche, đề nghị này của tổng thống Ukraina là một thay đổi về tư thế hơn là
thay đổi các kỳ vọng : « Cho đến lúc này, ông luôn yêu cầu Nga phải
rút hết binh sĩ ra khỏi lãnh thổ Ukraina (bao gồm cả những vùng chiếm đóng), điều
này là hợp lệ xét theo luật quốc tế. Nhưng Volodymyr Zelensky phụ thuộc rất nhiều
vào sự hỗ trợ của các đồng minh và cảm thấy rằng sự hậu thuẫn này đang dần sụp
đổ ».
Công
luận Mỹ bắt đầu mệt mỏi và lo lắng về một cuộc xung đột bất tận, gợi nhắc đến
cuộc chiến Triều Tiên. Sự sụp đổ đó còn được thúc đẩy bởi tình hình ở Gaza và
tình trạng « nhất bên trọng, nhất bên khinh » mà cộng đồng quốc tế
đang áp đặt – Nga bị trừng phạt, còn Israel thì không – vốn dĩ gây khó chịu cho
một số nước « phương Nam ».
Nga
cũng muốn chấm dứt chiến tranh ?
Tổng
thống Phần Lan, Alexandre Stubb, trong một diễn đàn đăng trên Le Monde, cho rằng
đã đến lúc mở các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraina. Cũng theo ông, thời
gian đang chống lại Kiev, và phương Tây không thể chịu được lâu hơn.
Ông
viết : « Trong năm năm nữa, năng lực quân sự của Nga sẽ ở mức trước
khi có chiến tranh, bởi vì Nga đã biết cách thiết lập một nền kinh tế chiến
tranh. Vì vậy, sẽ không có chỗ cho một sự hòa dịu đơn giản ».
Đây
không phải là lần đầu tiên một lãnh đạo phương Tây gióng chuông báo động. Tháng
11/2022, tướng Mark Milley, tham mưu trưởng quân đội Mỹ, đã từng nói rõ quân đội
Ukraina đã lấy lại được tối đa những vùng lãnh thổ trước đây bị Nga chiếm đóng
và đã đến lúc chuyển qua ngoại giao. Ông nói, « ngay khi có một cơ hội
đối thoại, ngay khi hòa bình có thể đạt được, quý vị hãy nắm lấy. Nên nắm bắt lấy
cơ hội để hành động ».
Về
phần phía Nga, giới quan sát ghi nhận, Vladimir Putin thường xuyên bày tỏ mong
muốn đối thoại nhưng rất có thể sẽ không chấp nhận giải pháp nào ngoài việc quy
hàng, nghĩa là Kiev phải chấp nhận phi quân sự hóa và trở thành nước trung lập.
Nhưng giống như Ukraina, sau hơn hai năm rưỡi giao tranh, Nga cũng cần chấm dứt
chiến tranhh và bắt đầu giảm bớt các tham vọng.
Ý
đồ chiếm đóng rộng lớn lãnh thổ Ukraina được thông báo từ đầu chiến dịch nay dừng
lại ở vùng Donbass với cái giá nhân mạng và vật chất không thể đo lường. Việc
kéo dài cuộc chiến này có thể khiến ông Putin phải trả giá đắt về kinh tế và
chính trị, trước nguy cơ công luận Nga xoay lưng chống lại ông !
Trong
bối cảnh này, chưa có lúc nào nguy cơ Ukraina bị biến thành một bán đảo Triều
Tiên thứ hai lại gần như lúc này !
--------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Tiêu điểm
Đàm
phán Nga – Ukraina : Kế hoạch hòa bình 10 điểm hay 10 mục tiêu chiến
tranh ?
No comments:
Post a Comment