Sùng
bái lãnh tụ và nền chính trị trình diễn: Trường hợp Hafez al-Assad ở Syria
August
02 2024 7:00 AM
Phi
chính trị hóa con người cá nhân.
HÌNH
: https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/format/webp/2024/08/Hafez-Al-Assad.jpg
Nguồn:
Cazz - Flickr: Hafiz Al-Assad was everywhere, CC BY 2.0. Đồ họa: Đ.T/ Luật
Khoa.
Ở
bài viết này, tác giả cung cấp thông tin về cách thức thao túng ngôn ngữ, biểu
tượng và hình ảnh mà chế độ độc tài ở Syria dùng để duy trì quyền lực, kiểm
soát xã hội. Tư liệu của bài viết được trích từ công trình nghiên cứu của Giáo
sư Lisa Wedeen mang tên “Ambiguities of Domination: Political Rhetoric, and
Symbols in Contemporary Syria” (tạm dịch "Sự mơ hồ của quyền lực thống trị:
Các diễn ngôn và biểu tượng chính trị tại Syria hiện nay"). [2]
Sự
lên ngôi của Hafez al-Assad
Tại
Syria, Đảng Ba’ath (Đảng Phục hưng Xã hội Ả Rập) được thành lập vào thập niên
1940, trong thời kỳ chủ nghĩa dân tộc Ả Rập nổi lên mạnh mẽ. Đảng này kêu gọi
các quốc gia Ả Rập đoàn kết lại với nhau nhằm thoát khỏi sự chiếm đóng và ảnh
hưởng của phương Tây.
Bắt
đầu từ những năm 1960, Đảng Ba’ath lên nắm quyền và triển khai nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, quốc hữu hóa nhiều ngành công nghiệp quan trọng và thực hiện
chính sách cải cách đất đai.
Vào
cuối thập niên 1980, nền kinh tế Syria gặp nhiều thách thức nghiêm trọng như lạm
phát, thiếu hụt hàng hóa và giảm sút năng suất nông nghiệp. Chính quyền nhận ra
các chính sách cũ không hiệu quả và bắt đầu thực hiện cải cách theo hướng thị
trường.
Hafez
al-Assad gia nhập Đảng Ba’ath vào khoảng năm 1946 khi còn là học sinh trung học.
Ông nắm quyền vào năm 1970 sau một cuộc đảo chính, và từ đó cai trị Syria cho đến
khi qua đời vào năm 2000.
Trong
suốt giai đoạn này, chính quyền xây dựng hình ảnh Hafez al-Assad như một nhà
lãnh đạo vĩ đại, mạnh mẽ và được nhân dân tôn kính.
https://lh7-rt.googleusercontent.com/docsz/AD_4nXeI2Q_VRvSYyYqnZxMwCAzfg2gVVx9K1aTJfLKPTSDPVZjUJogbwFZapw1FRRB_TDODKNE-VOm_ff5TJa6RwVeIZDtxeqJWz4ENSc6mKphO-_q9yJAFW6EekuAqPTsPAAY1u7D4HcNho-b0K-RXKkvHNvun?key=tAxQuCLp_cT_gjCAQJsPPw
Lễ
khai mạc Đại hội Thể thao Địa Trung Hải ở Latakia, Syria năm 1987. Trên khán
đài, 12.000 người Syria cầm các tấm bảng màu ghép thành bức tranh Tổng thống
Hafez al-Assad giữa vòng vây của các em thiếu niên tiền phong. Nguồn: Aron
Lund/ X (Twitter)
Chân
dung và tượng của ông được trưng bày khắp nơi, từ các cơ quan công quyền, cho đến
trường học và cơ sở tư nhân. Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát
liên tục ca ngợi các thành tựu và phẩm chất của vị tổng thống. Đồng thời, Hafez
al-Assad cũng được tôn vinh trong nhiều ngày lễ và sự kiện lớn của đất nước.
Hệ
thống giáo dục cũng bị chính trị hóa. Các bài học và sách giáo khoa thường tập
trung ca ngợi thành tựu của tổng thống và gia đình, nhằm xây dựng lòng trung
thành từ thế hệ trẻ.
Các
nhà tuyên truyền của chế độ ở Syria thường khơi gợi ký ức về cuộc chiến tháng
10/1973, hay còn gọi là Chiến tranh Yom Kippur, đồng thời suy tôn tổng thống là
“người cha của dân tộc”, là “chiến binh” đã đoàn kết các lực lượng và đem đến
vinh quang cho người Syria.
Trong
khi cuộc chiến giữa các nước Ả Rập và Israel vào năm 1948 và 1967 bị xem như những
thất bại nhục nhã, thì cuộc chiến tháng 10/1973, nổ ra dưới sự lãnh đạo của Tổng
thống Hafez al-Assad, được coi là một chiến thắng của Syria trước Israel.
Tổng
thống không những là người cha của dân tộc, mà còn thay thế luôn cha ruột của
các cô nhi. Dưới đây là nguyên văn nhật ký của một cậu bé có cha hy sinh trong
cuộc chiến năm 1973, được xuất bản bởi Đội Thiếu niên Tiền phong của Đảng
Ba’ath:
“Tôi
đã tìm thấy cha của mình… Không… Cha tôi sẽ không sống lại, nhưng tình yêu, sự
quan tâm và chăm sóc của tổng thống, lãnh tụ Hafez al-Assad dành cho chúng tôi,
người con của các liệt sĩ, giúp bù đắp cho mọi mất mát… Ông yêu thương và thăm
nom chúng tôi trong các kỳ nghỉ và dịp lễ, ông bảo vệ chúng tôi và cung cấp tất
cả những gì chúng tôi cần để đảm bảo tương lai của mình”. [3]
Diễn
ngôn xoay quanh cuộc chiến năm 1973 cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống Hafez
al-Assad là một chiến binh dũng cảm, chiến đấu với kẻ thù để giải phóng cộng đồng
Hồi giáo (umma) - được ví như một người phụ nữ thọ nạn - khỏi tình trạng ê chề
và phục tùng. Trong diễn ngôn của chế độ, cộng đồng Hồi giáo thường được ví như
một người phụ nữ xinh đẹp, nhưng bị đàn áp, bị cưỡng hiếp và phải làm nô lệ. Điều
này có liên quan đến lịch sử bị chiếm đóng và tàn phá của Palestine.
Tóm
lại, sự tôn sùng lãnh tụ tạo ra một hệ thống các quy tắc, hành vi và diễn ngôn
liên quan đến tổng thống mà người dân buộc phải hiểu và tuân thủ để tránh rắc rối.
Các chiến dịch tuyên truyền của chế độ có thể không ảnh hưởng đến niềm tin của
mỗi cá nhân, nhưng nó nhồi vào đầu người dân những chỉ dẫn để phát ngôn và có
hành vi chính trị “đúng đắn”.
Màn
trình diễn tập thể
Các
cá nhân sống dưới chế độ độc tài thường bị ảnh hưởng mạnh bởi một hiện tượng
tâm lý gọi là “bất hòa nhận thức” (cognitive dissonance). Khái niệm này được
phát triển bởi nhà tâm lý học người Mỹ Leon Festinger vào năm 1957 trong cuốn
sách nổi tiếng của ông có tên “A Theory of Cognitive Dissonance”. [4]
Xung
đột nhận thức xảy ra giữa niềm tin cá nhân và các diễn ngôn tuyên truyền của chế
độ; giữa niềm tin cá nhân và áp lực phải thể hiện sự ủng hộ chế độ.
Trong
các chế độ độc tài, nhà cầm quyền thường nhấn mạnh vào việc thể hiện lòng trung
thành của người dân đối với chế độ và lãnh tụ trong các sự kiện công khai, đặc
biệt là các ngày lễ lớn như ngày thương binh liệt sĩ, độc lập dân tộc, chiến thắng
phát xít, sinh nhật lãnh tụ, quốc tang của lãnh tụ, v.v. Các sự kiện, lễ hội được
tổ chức hoành tráng nhằm xây dựng, phô trương hình ảnh mạnh mẽ và quyền lực của
nhà cầm quyền.
Tính
công khai của các sự kiện này cũng đảm bảo rằng mọi người đều bị bộ máy an ninh
giám sát. Ngoài ra, một cá nhân có thể bị giám sát bởi bạn bè, đồng nghiệp,
hàng xóm và những người tham gia khác. Những ai muốn được an toàn và tiến thân
trong bộ máy chính quyền có thể tham gia vào các sự kiện này cũng như thể hiện
sự ủng hộ nhiệt thành của họ. [5]
Tại
sao các chế độ độc tài phải duy trì các sự kiện công khai này? Nó có tác dụng
gì trong việc kiểm soát người dân và củng cố hệ thống? Trong nghiên cứu của
mình về Syria, Lisa Wedeen cho rằng quyền lực của chế độ thể hiện qua việc người
dân tự giác tham gia hoặc chỉ dám im lặng quan sát từ xa những “màn trình diễn
tập thể”.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/2024/08/Hafez.png
Bức
tranh tường về Hafez Al-Assad và những người dân yêu quý của ông, còn gọi là bức
tranh toàn cảnh Chiến tranh tháng 10/1973. Nguồn: Ian Cowe.
Dù
người dân có tin vào sự tuyên truyền của chế độ hay không thì việc tuân theo những
khuôn mẫu hành vi và phát ngôn đóng vai trò “phi chính trị hóa” con người cá
nhân. Với nỗi sợ hãi chi phối và không được phép thể hiện tư duy phản biện, người
dân không còn khả năng phản kháng trước bất công, tiêu cực.
Những
người dám chống đối chế độ hoặc chỉ trích lãnh tụ một cách công khai thường sẽ
bị trừng phạt. Chính quyền “giết gà dọa khỉ” để răn đe những người bất đồng
chính kiến và buộc toàn xã hội phải phát ngôn và hành xử theo những quy chuẩn
nhất định.
Việc
sùng bái lãnh tụ khiến người dân trở thành nạn nhân, đồng thời là đồng lõa giúp
duy trì và củng cố hệ thống. Thói quen đóng kịch giữa chốn đông người hoặc
trong các sự kiện công khai khiến cho các cá nhân bị cô lập, khó tin tưởng và hợp
tác với nhau. Điều này ngăn cản các hành động tập thể (collective action) của
những người cấp tiến và làm suy yếu khả năng phối hợp đấu tranh đòi cải cách
chính trị.
Tuy
nhiên, việc cổ xúy cho các màn trình diễn chính trị này cũng đem lại nhiều rủi
ro cho nhà cầm quyền. Việc khuyến khích người dân thể hiện sự yêu kính lãnh tụ
theo một kịch bản từ trước đã tạo ra một ảo ảnh là vị lãnh tụ được hầu hết dân
chúng yêu thương và ủng hộ.
Nói
cách khác, các chế độ độc tài sẽ khó mà đo lường suy nghĩ thật của người dân.
Phần tiếp theo, người viết sẽ trình bày về các hình thức chống đối độc tài ở
Syria. (còn tiếp)
------------------
Chú
thích
[2] Wedeen,
L. (2015). Ambiguities of domination: Politics, rhetoric, and symbols in
contemporary Syria. University of Chicago Press.
[3] Wedeen,
L. (2015), page 53.
[4] Festinger,
L. (2024). A Theory of Cognitive Dissonance. Stanford University Press. https://www.sup.org/books/title/?id=3850
[5] Moghaddam,
F. M. (2013). The Psychology of Dictatorship. American Psychological
Association, Washington, DC.
------------------
Đọc
thêm:
Sùng
bái lãnh tụ và nền chính trị trình diễn
Bản chất gia trưởng của
hệ thống xã hội chủ nghĩa dẫn đến việc thần thánh hóa lãnh đạo.
Luật
Khoa tạp chí - Hoàng Dạ Lan
No comments:
Post a Comment