Ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước và Tổng
bí thư có chính danh không?
Thứ
Tư, 08/21/2024 - 03:43 — nguyenvandai
https://www.rfavietnam.com/node/8136
Một
chế độ chính trị được coi là chính danh khi chế độ đó được đa số Nhân dân lựa
chọn thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Hoặc được đa số người dân trực tiếp bỏ
phiếu thông qua bản Hiến pháp.
Ở
Việt Nam, chế độ chính trị độc đảng CSVN do đảng CSVN áp đặt từ năm 1945. Chế độ
độc đảng chưa bao giờ được người dân Việt Nam chấp thuận thông qua trưng cầu
dân ý.
Mặc
dù, chế độ độ độc đảng CSVN đã cai trị đất nước Việt Nam gần 80 năm, nhưng nó vẫn
chưa được chính danh.
Một
đảng cầm quyền là đảng giành được nhiều ghế nhất trong quốc hội thông qua cuộc
bầu cử tự do, dân chủ đa Đảng và công bằng.
Đảng CSVN
đã nắm quyền cai trị đất nước Việt Nam gần 80 năm. Nhưng trong các cuộc bầu cử,
đảng CSVN quyết định lựa chọn các ứng cử viên của họ, không có bất kỳ ứng cử
viên của các đảng phái chính trị khác được tham gia. Từ việc lựa chọn ứng cử
viên, tổ chức bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử đều do đảng CSVN một
mình tiến hành.
Như
vậy đảng CSVN không chính danh là đảng cầm quyền cai trị đất nước gần 80 năm
qua.
Ông
Tô Lâm làm Chủ tịch nước có chính danh không?
Ở
các nước tự do, dân chủ đa Đảng thì người lãnh đạo đất nước phải do người dân
trực tiếp bầu lên trong số từ 2 ứng cử viên trở lên. Ứng cử viên giành nhiều
phiếu nhất hay quá 50% số phiếu cử tri sẽ trở thành nhà lãnh đạo đất nước.
Ông
Tô Lâm là một Bộ trưởng công an, là cánh tay của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
để bảo vệ một đảng, bảo vệ một chế độ không chính danh.
Ông
Tô Lâm đã xảo quyệt trong việc sử dụng quyền lực để hạ bệ các đối thủ chính trị
trong đảng như Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai,…
Khi
ông Võ Văn Thưởng mất chức Chủ tịch nước, hơn 100 triệu người dân Việt Nam
không được tham gia ứng cử và bầu cử chức Chủ tịch nước. Mặc dù Hiến pháp Việt
Nam quy định “mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân.”
Khi
các đối thủ bị hạ bệ, ông Tô Lâm dùng quyền lực để ép buộc quốc hội bầu ông ta
làm Chủ tịch nước. Không có ứng cử viên nào trong đảng CSVN dám thách thức Tô
Lâm.
Như
vậy cùng với chế độ chính trị độc đảng, đảng CSVN cầm quyền và Chủ tịch nước Tô
Lâm đều không chính danh.
Ông
Tô Lâm làm Tổng bí thư có chính danh không?
Ở
các nước dân chủ đa Đảng, khi các đảng chính trị tổ chức cuộc bầu cử lựa chọn
người lãnh đạo đảng. Bất kỳ đảng viên nào cũng có quyền ra ứng cử. Sẽ có ít nhất
là 2 ứng cử viên. Các đảng viên sẽ tham gia trực tiếp bỏ phiếu bầu chọn lãnh đạo
đảng. Người giành được đa số phiếu sẽ trở thành lãnh đạo của đảng. Đó mới là
nhà lãnh đạo đảng một cánh chính danh.
Đảng
CSVN không chỉ độc tài với hơn 100 triệu người dân, mà giới chóp bu lãnh đạo gồm
khoảng 180 đảng viên còn độc tài với hơn 5,3 triệu đảng viên trong đảng.
Việc
bầu chọn nhà lãnh đạo của đảng chỉ là quyền của khoảng 180 đảng viên là thành
viên của Ban chấp hành trung ương.
Việc
đưa ra ứng cử viên duy nhất chỉ là chuyện nội bộ của gần 20 thành viên Bộ chính
trị.
Như
vậy, trong đảng CSVN đã không có dân chủ. Các đảng viên không quyền ứng cử và bầu
cử lãnh đạo đảng và các cơ quan quyền lực của đảng.
Việc
ông Tô Lâm vừa nắm chức Tổng bí thư cũng bằng thủ đoạn và sức mạnh để đoạt quyền
lực. Gần 160 uỷ viên trung ương không phải đại diện cho hơn 5,3 triệu đảng viên
để bầu cho ông Tô Lâm làm Tổng bí thư.
Như
vậy, ông Tô Lâm làm Tổng bí thư không chính danh với hơn 5,3 triệu đảng viên đảng
CSVN.
Hơn
100 triệu người dân Việt Nam muốn được tự do ứng cử và bầu cử trực tiếp người
lãnh đạo đất nước thì phải có cuộc Cách mạng Màu như mới xảy ra ở Bangladesh.
Hơn
5,3 triệu đảng viên muốn có tự do ứng cử và bầu cử lãnh đạo đảng và các cơ quan
quyền lực của đảng thì cần phải có cuộc Cách mạng dân chủ trong đảng.
No comments:
Post a Comment