Saturday, August 24, 2024

FDA MỸ CHẤP THUẬN VẮC-XIN COVID MỚI (VOA News)

 



FDA Mỹ chấp thuận vắc-xin COVID mới

VOA News

24/08/2024

https://www.voatiengviet.com/a/fda-my-chap-thuan-vac-xin-covid-moi/7754776.html

 

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA ngày 22/8 chấp thuận vắc-xin COVID cải tiến do Pfizer và Moderna sản xuất, được thiết kế nhắm vào các chủng COVID đang lưu hành hiện nay và mang lại sự bảo vệ tốt hơn chống lại các triệu chứng nghiêm trọng của virus.

 

https://gdb.voanews.com/13DC6AE2-235F-4086-931E-4A45E0A5D356_w1023_r1_s.jpg

Vắc-xin COVID-19 của công ty Moderna

 

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA ngày 22/8 chấp thuận vắc-xin COVID cải tiến do Pfizer và Moderna sản xuất, được thiết kế nhắm vào các chủng COVID đang lưu hành hiện nay và mang lại sự bảo vệ tốt hơn chống lại các triệu chứng nghiêm trọng của virus.

 

Pfizer và Monderna chuẩn bị bắt đầu vận chuyển hàng triệu liều vắc-xin trong vài ngày tới.

 

Một công ty dược phẩm thứ ba, Novavax, cho biết họ hy vọng vắc-xin cập nhật của họ cũng sẽ sớm được chấp thuận.

 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã khuyến nghị nên tiêm các mũi vắc-xin cập nhật cho những người từ 6 tháng tuổi trở lên.

 

Việc chấp thuận vắc-xin mới diễn ra trong bối cảnh làn sóng nhiễm COVID mới và số ca nhập viện và tử vong liên quan đến COVID đang tăng ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau đỉnh điểm của đại dịch, nhu cầu về vắc-xin đã giảm.

 

“Chúng tôi đặc biệt khuyến khích những người đủ điều kiện cân nhắc tiêm vắc-xin COVID cập nhật để bảo vệ tốt hơn chống lại các biến thể đang lưu hành hiện nay”, Tiến sĩ Peter Marks, giám đốc vắc-xin của FDA cho biết.

 

“Tiêm chủng vẫn là nền tảng của công tác phòng ngừa COVID-19”, ông nói.

 

Quyết định không tiêm vắc-xin mới là “một cách làm nguy hiểm”, bác sĩ Robert Hopkins Jr. thuộc Sáng hội Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm nói. Ngay cả khi lần nhiễm bệnh gần đây nhất của bệnh nhân là nhẹ, nếu không có vắc-xin mới, lần nhiễm COVID-19 tiếp theo có thể nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí dẫn đến các triệu chứng dai dẳng của COVID kéo dài, ông cho biết.

 

Bác sĩ Hopkins cũng kêu gọi những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong do COVID hãy lên lịch tiêm vắc-xin cập nhật càng sớm càng tốt.

 

Các nhóm có nguy cơ cao bao gồm người lớn tuổi, những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc có bệnh lý nền, cư dân viện dưỡng lão và phụ nữ mang thai.

 

Ông Hopkins nói “COVID không giết chết nhiều trẻ em, may mắn thay, nhưng nó giết chết nhiều trẻ em hơn nhiều so với cúm”, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của vắc-xin cập nhật đối với trẻ em và giáo viên của các em.

 

Các quan chức y tế cũng kêu gọi mọi người nhớ rằng mặc dù các ca nhiễm và tiêm vắc-xin COVID-19 trước đó mang lại một số khả năng miễn dịch với virus, nhưng khả năng miễn dịch này không kéo dài mãi mãi. Các mũi tiêm năm ngoái nhắm vào một chủng virus corona hiện không còn lưu hành nữa.

 

Các quan chức y tế cũng đang tìm cách xoa dịu mối lo ngại về việc tiêm vắc-xin COVID và vắc-xin cúm cùng lúc. Họ cho biết tiêm cả hai mũi cùng lúc thì tốt, cũng như tiện lợi hơn.

 

=====================================================

.

.

Đậu mùa khỉ không phải chuyện đùa, vắc-xin COVID không liên quan

VOA News

22/08/2024

https://www.voatiengviet.com/a/dau-mua-khi-khong-phai-chuyen-dua-vac-xin-covid-khong-lien-quan/7751866.html

 

Một chủng mới, dễ lây của virus bệnh đậu mùa khỉ đang lan tràn toàn cầu sau một đợt bùng phát lớn ở Châu Phi.

 

https://gdb.voanews.com/b8ee64ab-981d-4c65-866f-140426eb39e5_w1023_r1_s.jpg

Một y tá chăm sóc bệnh nhân bệnh đậu mùa khỉ tại một trung tâm chữa trị ở Munigi, miền đông Congo, ngày 19/8/2024.

 

Clade Ib, biến thể mới của clade I, lần đầu tiên được báo cáo vào tháng 9 năm ngoái trong số những người hành nghề mại dâm tại thị trấn khai thác mỏ Kamituga ở Cộng hòa Dân chủ Congo, hiện đã đột biến, ảnh hưởng đến trẻ em dưới 15 tuổi.

 

Vào ngày 14 tháng 8, Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ nhì trong hai năm sau khi nó lây lan sang các quốc gia láng giềng của Congo vốn không có hồ sơ về các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ trước đó.

 

Đáp lại tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu của WHO về bệnh đậu mùa khỉ, ông Eric Amunga, có tài khoản trên X là AMERIX, cáo buộc WHO là một tổ chức tội phạm và yêu cầu 1,9 triệu người theo dõi của mình tránh xa các hướng dẫn an toàn mà tổ chức này ban hành: “Bệnh đậu mùa khỉ là một trò lừa đảo. Đừng tuân thủ. Hãy từ chối. Pfizer muốn xóa sổ kho vắc-xin COVID-19 của mình sau khi mọi người xa lánh chúng. Cơ quan chính trị tham nhũng của Afrika muốn chuyển hướng cuộc nổi loạn đang sôi sục của GenZ. Bệnh đậu mùa khỉ là một trò lừa đảo khác của WHO.’’

 

Điều đó là sai.

 

Chỉ riêng trong năm nay, bệnh đậu mùa khỉ đã giết chết 517 người và lây nhiễm cho 17.000 người, CDC Châu Phi đưa tin. Với các đột biến mới, hung hãn hơn, nó đã leo thang thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu. Vắc-xin COVID không áp dụng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Vắc-xin đậu mùa Jynneos do công ty Bavarian Nordic của Đan Mạch phát triển được sử dụng để điều trị virus bệnh đậu mùa khỉ.

 

Liên hiệp châu Phi về Phòng ngừa, Chuẩn bị và Ứng phó với Đại dịch (PPPR), đại diện cho 54 quốc gia châu Phi, cho biết vào ngày 16 tháng 8 rằng số lượng các quốc gia châu Phi bị ảnh hưởng có thể tăng từ 13 lên thành 16 sau khi 3 quốc gia khác báo cáo “các trường hợp đang được điều tra để xác nhận”.

 

Thụy Điển đã báo cáo trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ sau thông báo của WHO. Kể từ đó, các trường hợp mới đã được ghi nhận ở những nơi khác bên ngoài châu Phi.

 

Kể từ năm 2022, Hoa Kỳ đã ghi nhận 32.000 ca nhiễm và 58 ca tử vong, chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới đồng tính và song tính.

 

Amunga không nói với gần 2 triệu người theo dõi của mình trên X rằng bệnh đậu mùa khỉ không phải là một căn bệnh mới. Loại virus này được phát hiện vào năm 1958 trong một đàn khỉ và trường hợp đầu tiên nhiễm ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo.

 

Theo CDC Châu Phi, “virus này phổ biến nhất ở các khu rừng nhiệt đới ở Tây và Trung Phi, và hàng ngàn ca bệnh được báo cáo mỗi năm”.

 

Mặc dù hoàn toàn sai, lời kêu gọi của Amunga về việc không tuân thủ các khuyến nghị của WHO về bệnh đậu mùa khỉ và việc ông mô tả vắc-xin để ngăn ngừa phản ứng nghiêm trọng với virus là một “trò lừa đảo” là một phần của xu hướng lan truyền trên toàn cầu trên X, liên quan đến hàng ngàn người phản đối vắc-xin và xu hướng này tiếp cận tới hàng triệu người dùng trên mạng xã hội.

 

=======================================================

.

.

Liệu đậu mùa khỉ có đẩy chúng ta vào một đại dịch nữa?

AP

17/08/2024

https://www.voatiengviet.com/a/lieu-dau-mua-khi-co-day-chung-ta-vao-mot-dai-dich-nua/7745953.html

 

Tổ chức Y tế Thế giới WHO tuyên bố các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang diễn ra ở Congo và những nơi khác ở Châu Phi là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, đòi hỏi phải có hành động khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan của virus.

 

https://gdb.voanews.com/61ac8bf7-f294-4e5d-a356-7b18984da4ac_w1023_r1_s.jpg

Bác sĩ Chris Beyrer, giám đốc Viện Y tế Toàn cầu của Đại học Duke nói về bệnh đậu mùa khỉ: “Đây không phải là tình huống giống như chúng ta đã phải đối mặt trong thời kỳ COVID khi không có vắc-xin và thuốc kháng virus”.

 

Thụy Điển sau đó đã thông báo rằng họ đã phát hiện ra ca đầu tiên nhiễm một dạng bệnh đậu mùa khỉ mới mà trước đây chỉ thấy ở Châu Phi, trong khi các cơ quan y tế khác của Châu Âu cảnh báo rằng có khả năng sẽ có nhiều ca bệnh nhập cảnh hơn.

 

Liệu bệnh đậu mùa khỉ có gây ra một đại dịch nữa không?

 

Điều đó có vẻ rất khó xảy ra. Các đại dịch, bao gồm cả đại dịch cúm lợn và COVID-19 gần đây nhất, thường do virus trong không khí lây lan nhanh chóng, kể cả những người có thể không biểu hiện triệu chứng.

 

Bệnh đậu mùa khỉ, lây lan chủ yếu qua tiếp xúc da kề da với người bị nhiễm bệnh hoặc quần áo hoặc khăn trải giường bị bẩn của họ. Bệnh thường gây ra các tổn thương da có thể nhìn thấy được khiến mọi người ít có khả năng tiếp xúc gần với người khác.

 

Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh tiếp xúc gần với người có các tổn thương giống như bệnh đậu mùa khỉ, không dùng chung đồ dùng, quần áo hoặc khăn trải giường của họ và giữ vệ sinh tốt như rửa tay thường xuyên.

 

Vào ngày 16/8, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu cảnh báo nhiều trường hợp nhập khẩu bệnh đậu mùa khỉ từ Châu Phi “rất có khả năng”, nhưng khả năng bùng phát cục bộ ở Châu Âu là rất thấp.

 

Các nhà khoa học cho biết nguy cơ đối với dân số nói chung ở các quốc gia không có đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang diễn ra là thấp.

 

Bệnh đậu mùa khỉ khác với COVID-19 như thế nào?

 

Bệnh đậu mùa khỉ lây lan rất chậm không giống như virus corona. Ngay sau khi virus corona được phát hiện ở Trung Quốc, số ca bệnh tăng theo cấp số nhân từ vài trăm lên vài nghìn; chỉ trong một tuần vào tháng 1 năm 2020, số ca bệnh đã tăng gấp mười lần.

 

Đến tháng 3 năm 2020, khi WHO mô tả COVID-19 là một đại dịch, đã có hơn 126.000 ca nhiễm và 4.600 ca tử vong — khoảng ba tháng sau khi loại virus corona này lần đầu tiên được phát hiện.

 

Ngược lại, từ năm 2022 tới nay số người mắc bệnh đậu mùa khỉ mới đạt gần 100.000 ca trên toàn cầu, với khoảng 200 ca tử vong, theo WHO.

 

Hiện đã có vắc-xin và phương pháp điều trị cho bệnh đậu mùa khỉ không giống như những ngày đầu của đại dịch COVID-19.

 

“Chúng ta có những gì chúng ta cần để ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ,” Bác sĩ Chris Beyrer, giám đốc Viện Y tế Toàn cầu của Đại học Duke nói. “Đây không phải là tình huống giống như chúng ta đã phải đối mặt trong thời kỳ COVID khi không có vắc-xin và thuốc kháng virus”.

 

Các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ sẽ được ngăn chặn nhanh cỡ nào?

 

Không rõ. Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ năm 2022 ở hơn 70 quốc gia đã được giảm tốc trong vòng vài tháng, phần lớn là nhờ các chương trình tiêm chủng và thuốc được cung cấp cho nhóm dân số có nguy cơ ở các quốc gia giàu có.

 

Hiện tại, phần lớn các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ là ở Châu Phi — và 96% các các bệnh và ca tử vong đó là ở Congo, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới có hệ thống y tế hầu như đã sụp đổ do tình trạng suy dinh dưỡng, dịch tả và sởi. Mặc dù các quan chức Congo đã yêu cầu 4 triệu liều vắc-xin từ các nhà tài trợ, nhưng vẫn chưa nhận được bất kỳ loại nào.

 

Mặc dù WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu vào năm 2022, Châu Phi hầu như không nhận được bất kỳ loại vắc-xin hoặc phương pháp điều trị nào.

 

Ông Beyrer của Đại học Duke cho biết việc đầu tư ngay bây giờ để dập tắt các đợt bùng phát ở Châu Phi là vì lợi ích của thế giới.

 

Ông nói: “Chúng ta thực sự đang ở vị trí thuận lợi để kiểm soát đại dịch này, nhưng chúng ta phải đưa ra quyết định ưu tiên cho Châu Phi”.

 

 

 

 



No comments: