Công nghiệp quốc phòng : Pháp đi tìm một chiến
lược mới để giữ vị thế số 2
Thanh
Hà - RFI
Đăng
ngày: 13/08/2024 - 14:52
Ngành
công nghiệp quốc phòng Pháp đang thuận buồm xuôi gió. Với nhiều lợi thế, các
nhà sản xuất của Pháp đang dẫn đầu cuộc đua tại châu Âu nhưng còn nhiều thách
thức để giữ được vị trí « số 2 » trong số các nhà xuất khẩu vũ khí
cho thế giới.
HÌNH :
Drone
Patroller hoạt động tầm trung do tập đoàn Safran (Pháp) sản xuất được trưng bày
tại hội chợ vũ khí quốc tế Eurosatory ở Villepinte, ngoại ô Paris, ngày
17/06/2024. REUTERS - Benoit Tessier
Theo báo
cáo của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Bình Quốc Tế SIPRI công bố tháng 3/2024, trong
giai đoạn 2019-2023, Pháp thay thế Nga để trở thành nhà xuất khẩu vũ khí thứ
nhì trên thế giới, chiếm 11 % thị phần - nhưng vẫn thua xa Hoa Kỳ (42 %). Trong
cùng thời kỳ, khối lượng vũ khí châu Âu mua vào đã tăng lên gần gấp đôi (tăng
94 %) dưới tác động của chiến tranh Ukraina từ đầu 2022. Cũng vì chiến tranh
Ukraina mà ngân sách quốc phòng của Pháp tăng mạnh : luật tài chính dành
cho các khoản chi tiêu quân sự trong giai đoạn 2024-2030 tăng 22 %, vượt quá
413 tỷ euro. Cũng lần đầu tiên Pháp dành đến đến 2% GDP cho ngân sách quốc
Phòng, hưởng ứng kêu gọi của NATO.
Những nỗ lực
đầu tư vào công nghiệp quốc phòng của Pháp từ gần ba năm qua đã bắt đầu được
trông thấy nhân Hội Chợ Quốc Tế về Quốc Phòng và An Ninh Eurosatory 2024 hồi
tháng 6 vừa qua. Trả lời RFI tiếng Việt đại tá Sandoz đã rất hãnh diện giới thiệu
lớp xe bọc thép bánh lốp Scorpion đời mới, bắt đầu phục vụ cho bên Bộ Binh, hiện
đã có 700 chiếc đang từng bước được triển khai.
« Thế
hệ xe thiết giáp đời mới được cải thiện về mặt lưu động, về hệ thống bọc thép,
khả năng can thiệp tinh tế và sắc bén hơn. Chúng được trang bị những công cụ kết
nối để có thể hợp tác và chia sẻ thông tin gần như trực tiếp với các xe đang
thi hành cùng một nhiệm vụ. (…) Trong lớp Scorpion, có các loại Griffon, Serval
và Jaguar : Griffon chủ yếu được dùng trong công tác vận chuyển quân và để
quan sát. Chúng được trang bị pháo cối có tầm bắn đến gần 10 km. Thiết giáp
Serval gần tương đương với dòng Griffon nhưng tương đối nhẹ hơn một chút và thường
được dùng trong các đơn vị pháo binh, bên công binh và cả ở khâu chỉ huy.
Cuối cùng, dòng Jaguar có trang bị hệ thống súng đa nòng 40 mm. Cũng từ thiết
giáp Jaguar có thể phóng đi tên lửa nhắm tới các mục tiêu ở cách xa 4
km »
Khi chiến
tranh lạnh kết thúc với việc bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 châu Âu tưởng chừng
không còn cần đầu tư quá nhiều cho lĩnh vực quân sự. Suốt 20 năm đầu thế kỷ 21,
các cuộc xung đột diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, những vụ tấn công khủng bố
ngay trên châu lục cũng không làm các nhà cầm quyền của châu Âu nao núng.
Trái hẳn với
Hoa Kỳ hay Trung Quốc, nhiều thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu vẫn tiếp tục cắt
giảm ngân sách quốc phòng. Năm 2016 khi Donald Trump lên cầm quyền, dọa rút Mỹ
ra khỏi NATO, đòi các thành viên trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tăng ngân
sách phòng thủ. Kêu gọi của tổng thống Pháp Emmanuel Macron xây dựng một
« chính sách phòng thủ chung châu Âu » từ 2017 không được một ai hưởng
ứng.
Một
nền kinh tế phục vụ chiến tranh ?
Phải đợi đến
tháng 2/2022 Nga đưa quân xâm chiếm Ukraina, chiến tranh diễn ra ngay sát cạnh
cửa ngõ Liên Hiệp Châu Âu, căng thẳng giữa Matxcơva với NATO không ngừng gia tăng,
Paris lại lên tuyến đầu cho rằng đã đến lúc châu Âu cần huy động các nguồn lực
kinh tế chuẩn bị đối phó với chiến tranh. Emmanuel Macron nói đến một nền
« kinh tế chiến tranh ». Trả lời đài truyền hình France 24 tướng
Patrick Dutartre, cựu phi công Không Quân Pháp, trước hết giải thích thế nào là
khái niệm « một nền kinh tế chiến tranh »
« Đây
trước hết là việc tập hợp các doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng, bao gồm
luôn cả chính sách khuyến khích các công ty của Pháp quay trở lại nguyên quán.
Tạo điều kiện để sản xuất vũ khí, trang thiết bị quân sự với những khối lượng lớn,
tức là sản xuất nhiều hơn, nhanh hơn và vẫn phải chú trọng đến chất lượng cao.
Cho đến hiện tại, Pháp không thể sản xuất nhiều nhưng hàng Pháp luôn được đánh
giá cao và rất được ưa chuộng. Các đối tác của chúng tôi, nhất là Ukraina, rất
bằng lòng khi mua vũ khí của Pháp ».
Trước mắt,
sau khi chuyển giao vũ khí cho Ukraina từ đầu năm 2022 Pháp cần « tạo dựng
lại » các kho vũ khí, đạn dược đã vơi đi, cần sản xuất nhiều hơn các phụ
tùng sử dụng trong ngành công nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên các chuyên gia về
quân sự cũng lưu ý rằng, trong trường hợp hiện tại, nói rằng đặt nước Pháp
trong tình trạng của một nền kinh tế chiến tranh là không chính xác.
Không
thể nói tới một nền kinh tế chiến tranh với 2 % GDP dành cho ngân sách quốc
phòng.
Bởi thứ nhất
Pháp không trực tiếp phải đối mặt với một cuộc « xung đột vũ trang ở cường
độ cao ». Paris yểm trợ Kiev về tài chính, về quân sự, đào tạo cho các
quân nhân Ukraina, cung cấp vũ khí đủ loại giúp Ukraina giữ gìn toàn vẹn lãnh
thổ nhưng Pháp không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến mà ông Vladimir Putin
đang tiến hành.
Điểm quan
trọng thứ nhì là một nền « kinh tế chiến tranh » đòi hỏi cả một sự tổ
chức lại trong xã hội và các hoạt động kinh tế chỉ để phục vụ mục tiêu quân sự.
Điều đó cũng có nghĩa là các nhu cầu tiêu thụ trong cuộc sống hàng ngày của người
dân bị đẩy vào hàng thứ yếu. Hiện tại, kịch bản này không xảy ra.
Lý do thứ
ba chưa thể nói là Pháp đã hay đang tiến tới một nền kinh tế chiến tranh do tỷ
lệ GDP huy động vì mục tiêu phòng thủ vẫn còn rất thấp. Đành rằng Paris tăng 15
% ngân sách quốc phòng, nhưng trước đó, « trong gần 60 năm liên tiếp, Pháp
đã cắt giảm chi phí quân sự ». Cho dù hy sinh nhiều khoản chi tiêu khác để
tăng cường khả năng phòng thủ, nhưng mãi đến tháng 4/2024 ngân sách quân sự của
Pháp mới đạt ngưỡng 2 % GDP.
Để so
sánh, trong Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1918) Paris huy động từ 15 đến 20 % tổng sản
phẩm nội địa để tài trợ chiến tranh. Trong Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945) nỗ lực
quân sự của Hoa Kỳ chiếm tới 40 % GDP, còn đối với Đức là 75 %. Hiện tại chỉ có
Ukraina phải huy động 1/3 các nguồn lực kinh tế để đương đầu với đội quân của
Nga. Trong lúc bản thân Matxcơva cũng chỉ dành có 6 % GDP để tài trợ « chiến
dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina ».
Khủng
hoảng do lớn quá nhanh ?
Từ khi
Ukraina bị Nga xâm chiếm, viện trợ quân sự của Paris cho chính quyền Kiev lên tới
2,7 tỷ euro, thấp hơn rất nhiều so với Mỹ nhưng không thể phủ nhận là các nhà sản
xuất của Pháp nói riêng, của châu Âu nói chung, hoạt động « với công suất tối
đa ». Mặt trái của đồng tiền là 30 % các nhà máy trong ngành công nghiệp
quốc phòng của Pháp gặp khó khăn trong việc mua nguyên và nhiên liệu, đặc biệt
là mua kim loại hiếm và phụ tùng điện tử. Không ít trong số này lo ngại chuỗi sản
xuất bị gián đoạn vì thiếu hàng.
Nhà báo
Anne Bauer của tờ Les Echos, chuyên theo dõi các hồ sơ về công nghiệp quốc
phòng lưu ý : để hoàn thành mục tiêu « huy động kinh tế phục vụ cho chiến
tranh » các tập đoàn sản xuất vũ khí của Pháp cần vượt qua một số điều kiện
tiên quyết :
« Để
sản xuất nhiều và nhanh đòi hỏi một số điều kiện : một là ngành công nghiệp
quốc phòng của Pháp phải có đủ dự trữ nguyên liệu, hai là phải xây dựng lại các
nhà máy, các chuỗi lắp ráp để sản xuất theo số nhiều và ba là phải nhanh chóng
tuyển dụng thêm nhân viên, thậm chí là sản xuất ngày đêm với ba ê-kíp và mỗi
nhóm làm việc 8 tiếng một ngày. Công suất của tập đoàn Nexter chế tạo hệ thống
pháo tự hành Caesar đã được nhân lên gấp đôi và sắp tới là gấp 3 hay gấp 4 từ
nay đến cuối năm. Điều đó đòi hỏi tập đoàn này phải đào tạo nhân công … và đó
là cả một hệ thống mà chúng ta cần phải khởi động lại ».
Nền
tảng vững chắc nhưng Pháp vẫn là một chú lùn
Không phải
tình cờ mà Pháp vươn lên hàng thứ 4, rồi thứ 3 và tạm thời là thứ 2 thế giới
trong số các nguồn xuất khẩu vũ khí của thế giới. Các chuyên gia nói đến một
« mạng lưới công nghiệp vững chắc » với 9 đại tập đoàn như Airbus
Defense, Thales, Nexter hay Arquus, Dassault … với trên dưới 4.000
doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong số đó có đến hơn ¼ thuộc diện « chiến lược ».
Hơn 210.000 nhân viên Pháp làm việc trong ngành quốc phòng, doanh thu trong
ngành lên tới hơn 30 tỷ euro, trong đó 12 tỷ là nhờ vào xuất khẩu.
Nhưng nếu
như so sánh với cỗ máy sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự của Hoa Kỳ thì Pháp
vẫn là một chú lùn. Vào lúc Hoa Kỳ chiếm 42 % thị trường trên thế giới, Pháp
đang hoạt động hết công sức mới chỉ dành được có 11 % thị phần quốc tế, mà đó
là nhờ Nga vắng mặt từ khi bị quốc tế trừng phạt và vũ khí của Nga ưu tiên được
điều sang chiến trường Ukraina.
Về phía
Trung Quốc thì nước này sản xuất trước hết là để phục vụ nhu cầu nội địa và mới
chỉ rụt rè vươn ra thế giới và hàng « made in China » chưa tạo được
uy tín lớn với « bên ngoài ». Do vậy theo tướng Patrick Dutartre nền
công nghiệp quốc phòng của Pháp là đầu tàu của châu Âu nhưng cần được 26 thành
viên khác trong Liên Âu tiếp sức.
« Thứ
nhất, Pháp phải là một con chim đầu đàn trong Liên Hiệp Châu Âu. Thứ hai là
toàn khối này cũng phải huy động lực lượng để nâng cao khả năng phòng thủ, để đẩy
mạnh cỗ máy công nghiệp phòng. Khả năng của các nhà sản xuất vũ khí châu Âu thường
bị đánh giá không đúng mức. Đừng quên răng Liên Âu là một khối 27 quốc gia với
550 triệu dân, trong lúc Nga chỉ có 145 triệu và GDP của Liên Âu lớn gấp 7 lần
so với của nước Nga. Liên Hiệp Châu Âu phải nỗ lực để có được một nền công nghiệp
quốc phòng có trọng lượng và khả năng phòng thủ của khối này phải đủ sức trong
trường hợp Liên Âu bị đẩy vào một cuộc xung đột ở cường độ cao. Đương nhiên,
không ai mong muốn chiến tranh cả ».
Thách
thức của những cuộc chiến trong tương lai
Thêm vào
đó, vị thế của ngành công nghiệp quốc phòng Pháp trên thị trường quốc tế luôn bị
đe dọa vì uy tín của các nhà sản xuất Nga vẫn còn rất lớn, vì những tiến bộ về
công nghệ chế tạo vũ khí của Hàn Quốc, vì thái độ mềm mỏng của các nhà đàm phán
xứ kim chi.
Hơn nữa,
các cuộc xung đột hiện nay từ ở Gaza đến Ukraina đều cho thấy đấy cũng là những
cuộc chiến của công nghệ cao, của công nghệ kỹ thuật số, của trí tuệ nhân tạo.
Chiến tranh trong hiện tại và tương lai là những cuộc chiến tranh về cyber, là
những xung đột diễn ra trên bộ, trên không, trên biển và dưới lòng biển (các
quang, ống dẫn khí đốt ...)
Do vậy bên
cạnh việc chế tạo chiến xa, chiến đấu cơ …các nhà sản xuất của Pháp đã tập
trung phát triển drone, sử dụng công nghệ kết nối trong công tác dò mìn, sử dụng
những thiết bị càng lúc càng nhỏ trong công tác thu thập thông tin … Đó là những
khoản đầu tư để « chuẩn bị đối phó với một cuộc chiến trong tương
lai », càng lúc càng tinh vi.
No comments:
Post a Comment