Nguyễn Huy Cường
07/08/2024
https://baotiengdan.com/2024/08/07/chuyen-kho-tin-bai-1/
Từ
nay, chúng tôi sẽ đem đến cho quý bạn một mục khá lý thú, ví dụ như câu chuyện
hôm nay.
Tôi
đang biên tập lại cuốn sách “Thay vua vi hành”, đặc biệt chú ý đến chương 4 có
tựa đề “biển báo” vì nó không đơn giản, nó làm tiêu biến nguồn lực quốc gia qua
tiền… phạt dân lái xe. Tiền của dân cũng là của nhà nước.
Ví
dụ câu chuyện hôm nay. Cây cầu trong ảnh 1 và 2 này chỉ trong hai giờ, từ 7 giờ
buổi sáng đến 9 giờ hàng ngày có khoảng 200 chiếc xe tải trong tải hơn một tấn
rưỡi, có cái tới năm, mười tấn chạy qua an toàn như hàng chục năm nay.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/08/4-1536x939.jpeg
Ảnh 1. Nguồn:
Tác giả Nguyễn Huy Cường
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/08/22-1536x939.jpeg
Ảnh 2. Nguồn:
Nguyễn Huy Cường
Dọc
khoảng ba ki-lô-mét trước và sau trên con đường TX 25, Quận 12, TP.HCM này, có
nhiều cây cầu kế cận cây cầu này, cho phép xe 10 tấn đi đàng hoàng nhưng cây cầu
này quy định cho xe dưới một tấn được đi, cấm xe trên một tấn.
Tôi
e là biển báo đóng quá lâu đã lạc hậu nên dừng xe xem xét kỹ và thấy biển phụ mới
là năm 2022. Còn biển cấm, đóng cả hai bên trái, phải cầu thì đóng năm bảy năm
nay.
Vậy
là, những xe tải 1,5 tấn chạy qua đây về hướng Bình Dương, nếu ông CSGT làm phước
cho đi thì không sao, nếu ông thổi phạt thì không oan chút nào, mặc dù các cây
cầu khác không được kiên cố như cây cầu này nằm trước và sau cầu này vẫn cho
phép xe có trọng tải gấp mười lần quy định tại đây đi được.
Xin
tham khảo Luật Giao thông. Điểm D, Khoản 3, Điều 33, về việc xử phạt quy định:
Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng nếu điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc
tải trọng trục xe vượt quá mức cho phép của cầu, đường trên 20%-50%, trừ khi có
giấy phép lưu hành có giá trị sử dụng.
Như
vậy nếu CSGT làm nghiêm, mỗi tháng riêng ở chỗ này có thể thu vài tỷ tiền phạt.
Đọc
đến đây, bạn đã thấy đoạn văn trên đủ tư cách là một “Chuyện khó tin” rồi phải
không ạ?
Thưa
không. Mời các bạn xem ảnh cuối, sẽ thấy một cây cầu có kết cấu y như cầu này,
nằm ngay trên đường này, có tên là CẦU SẮT SẬP, cho phép xe có trọng tải gấp ba
mươi lần cây cầu này đi qua. Tôi phải ghi bằng chữ cho rõ ràng.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/08/3-2-1536x939.jpeg
Ảnh 3. Nguồn:
Nguyễn Huy Cường
Xin
thưa: Cây cầu này chính là cây cầu nói ở phần trên.
Tấm
biển thứ 3 đóng ở đầu cầu bên kia, hướng về UBND Quận 12. Hai tấm ảnh 1 và ảnh
2 đóng ở đầu cầu bên quận 12 hướng về Bình Dương.
Xin
nhắc lại: Ba tấm ảnh này cùng một cây cầu. Kỳ lạ chưa? Sợ chưa?
Hôm
tôi hướng dẫn một tiến sĩ ngôn ngữ từ châu Âu tiếp cận với nhiều từ ngữ mà cô
cho là khó hiểu ở Việt Nam, cô hỏi về từ “cơm nắm” tôi giải thích là loại cơm
thường, người ta gói trong mo, trong lá chuối rồi bóp lại cho kết dính thành một
khối, để đem theo đi rừng, đi đường ăn lúc nào thì ăn, rất tiện.
Trên
đường về đi qua đây, tôi dừng xe cho cô tiến sĩ Tây coi tình cảnh cây cầu này
như câu chuyện trên đây và nói: Nó cũng là một dạng “cơm nắm” khi các vị công lộ
muốn ăn lúc nào cũng được, tha cũng được!
Bà
Tây vỗ tay thú vị và nói “Đây là 50% kết quả của chuyến nghiên cứu của tôi!”
Bà
con, anh chị em có thích mục này không?
No comments:
Post a Comment