Đất hiếm Việt Nam:
Bao giờ phá vỡ thế độc tôn của Trung Quốc?
21
tháng 8 năm 2024 11:05 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9904yz8pv5o
Việt
Nam được cho có trữ lượng đất hiếm xếp thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Tuy nhiên, sản lượng "vàng trắng" của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng, trước vị thế độc tôn của Trung Quốc.
Việt
Nam hiện có trữ lượng đất hiếm cao thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc,
theo số liệu vào tháng 1/2024 do Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) công bố
Không
phải là đất, cũng không phải là hiếm, đất hiếm là tên gọi của một nhóm nguyên tố
kim loại và được coi là "vàng trắng của thế kỷ 21", được sử dụng
trong rất nhiều lĩnh vực bao gồm công nghệ năng lượng tái tạo, lọc dầu, điện tử
và công nghiệp thủy tinh.
Tuy
được gọi là hiếm nhưng đất hiếm lại tồn tại tương đối dồi dào trong vỏ Trái Đất,
theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS).
Các
thành phần tạo ra một chiếc điện thoại thông minh gồm cobalt, vàng, đồng, thép
và đất hiếm được trưng bày tại một sự kiện của tập đoàn Samsung ở Pháp vào ngày
9/7/2024
Xếp
thứ hai thế giới
Theo
thống kê do Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) công bố vào tháng 1/2024, trữ
lượng đất hiếm của Trung Quốc ước tính là 44 triệu tấn, nhiều nhất thế giới.
Trong
khi Việt Nam là 22 triệu tấn đất hiếm riêng rẽ, xếp thứ hai thế giới, theo
USGS.
Mặc
dù có trữ lượng nhiều thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, thế nhưng năm 2022,
Việt Nam chỉ tách được 1.200 tấn đất hiếm, theo số liệu thống kê của USGS, thấp
hơn so với ước tính trước đó của cơ quan này là 4.300 tấn.
Vào
tháng 6/2024, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết Việt
Nam có tài nguyên đất hiếm của cả nước là khoảng 18 triệu tấn.
Tuy
nhiên, sản lượng khai thác đất hiếm, còn được mệnh danh là "vitamine công
nghệ cao" của Việt Nam, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, trước dòng chảy
chuyển đổi công nghệ số-công nghệ xanh mạnh mẽ trên toàn cầu, một phần xuất
phát từ những mục tiêu trung hòa carbon, tức net zero, đầy tham vọng của nhiều
nước.
Trung
Quốc có trữ lượng đất hiếm cao nhất thế giới, Việt Nam xếp thứ hai
(triệu
tấn)
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9904yz8pv5o
Trữ
lượng của Úc, Nga, Thái Lan và Mỹ được dựa theo các báo cáo của công ty và
chính phủ
Nguồn:
Dữ liệu Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) công bố vào tháng 1/2024
Mỏ
đất hiếm Đông Pao ở tỉnh Lai Châu là mỏ lớn nhất, chiếm hơn 50% trữ lượng đất
hiếm của cả Việt Nam.
Báo Dân
Trí vào tháng 10/2023 cho biết: "Mỏ có diện tích hơn 11km2, trữ
lượng trên 5 triệu tấn ôxit và thân quặng chính là F3 và F7, một loại quặng quý
hiếm rất cần trong chế tạo công nghệ điện tử. Trữ lượng được cấp phép là đất hiếm
(TR2O3) khoảng 1,1 triệu tấn, Barit (BaSO4) khoảng 4,2 triệu tấn và Fluorit
(CaF2) khoảng 6 triệu tấn."
No comments:
Post a Comment