Ý
kiến quanh tuyên bố “trả lại tiền gửi cho dân” sau ngày 30/4/1975
RFA
2024.05.02
Bộ đội Bắc Việt tại trung tâm thành phố Sài Gòn ngày
30/4/1975 (AFP)
Sau
49 năm kết thúc chiến tranh, truyền thông Nhà nước đăng bài viết “Cựu binh kể thời khắc mở cửa hầm, tiếp quản 16 tấn vàng ngày giải
phóng”. Bài viết nhắc đến việc ông Lữ Minh Châu, Phó Ban Tài chính đặc biệt
của Trung ương Cục, công bố trước hàng trăm nhân viên Ngân hàng quốc gia Việt
Nam lệnh tiếp quản và lệnh ngưng hoạt động tất cả các ngân hàng vào lúc 8 giờ
sáng ngày 1/5/1975.
Hiểu
thế nào cho đúng?
Ngoài
công bố lệnh tiếp quản, ông Châu đồng thời công bố các chính sách về quyền lợi
và nghĩa vụ trong quan hệ đối nội, đối ngoại của các ngân hàng chế độ cũ, trong
đó bao gồm cả việc xác nhận nợ, tiếp quản các kho thế chấp, trả lại tiền gửi
cho nhân dân và các tổ chức trong ngoài nước. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định
vấn đề này với RFA:
“Nếu
họ công bố thế thì cũng đúng thôi. Tức là tôn trọng các khoản nợ của ngân hàng
đối với người gửi tiền; nợ của ngân hàng với nước ngoài. Đó là điều đúng, nhưng
bảo là để trả lại tiền gửi cho nhân dân và các tổ chức trong ngoài nước thì ông
ấy ‘bao sân’ quá. Ông ấy không có khả năng làm việc đấy bởi lúc đấy là lúc thay
đổi một chế độ, ông ấy nhân danh gì mà phát biểu như thế? Nói chung, đấy là một
phát biểu mang tính chính trị chứ không phải của một nhà ngân hàng.
Qua
công bố đấy và qua vài lần tiếp xúc với ông ấy, tôi thấy ông Lữ Minh Châu chắc
không được đào tạo bài bản về ngân hàng, vì ông ấy từng kể, do thiếu tiền mặt
nên đi mượn máy in của một công ty in ở Sài Gòn để in tiền.”
Trung
tá quân đội Đinh Đức Long nhận định rằng “không bao giờ họ tuyên bố trong
ngày 1/5 đâu”, ông lý giải:
“Tôi
không phải là người làm trong lĩnh vực ngân hàng nhưng tôi có đọc một số tài liệu
về việc này. Tôi thấy một số điều:
Thứ
nhất, ngày 1/5, tức chỉ một ngày sau ngày thống nhất đất nước, ban quân quản
không thể kiểm soát hết mọi việc được. Họ chủ yếu lo về vấn đề an ninh thôi. Mà
văn bản tuyên bố hay thông báo của ban quân quản nếu có thì nó
còn đấy cả, đọc lại sẽ biết ngay là trong nội dung của tuyên bố ban đầu có hay
không vấn đề liên quan tiền gửi trong ngân hàng. Theo tôi biết là không có. Thứ
hai, có một cuộc bàn giao giữa chuyên gia tài chính ngân hàng của chế độ VNCH với
quân giải phóng. Ông ấy là người bàn giao chìa khóa, bàn giao sổ sách bao nhiêu
tấn vàng cho bên kia. Ông ta xong trách nhiệm từ ngày hôm ấy. Tôi nghĩ tiền là
một kênh riêng, ban quân quản không biết được đâu.
Tóm
lại, chuyện bàn giao là có. Còn chuyện xử lý như thế nào thì không bao giờ họ
tuyên bố trong ngày 1/5 đâu vì vừa tiếp quản xong, bao nhiêu vấn đề, nói ra hớ
thì sao?
Xử
lý ra sao thì phải xin ý kiến cấp trên, cao nhất là Bộ chính trị. Tài sản trong
ngân hàng quốc gia đâu phải dễ dàng để quyết định trong vài tiếng đồng hồ? Ngay
cả ông Lữ Minh Châu cũng không có thẩm quyền tuyên bố giải quyết tiền đó như thế
nào. Chỉ nhận bàn giao mà thôi.”
Theo
tư liệu từ bài viết “Những ngày đầu tiếp quản” trên báo Sài Gòn Giải phóng hôm
27/4/2015, vào tháng 4 năm 1975, để chuẩn bị tiếp quản Sài Gòn, "Ủy ban
Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập gồm 11 thành viên do đồng
chí Trần Văn Trà làm Chủ tịch; Phó Chủ tịch gồm các ông Võ Văn Kiệt, Hoàng Cầm,
Trần Văn Danh, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm. Ủy ban này có nhiệm vụ được nói là
quân quản, bảo vệ thành quả cách mạng, khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng,
tổ chức lại quân đội tương thích với điều kiện thời bình".
Người
trong cuộc nói gì?
Hầu
hết những người dân có tiền gửi trong các ngân hàng trước ngày 30/4/1975 mà RFA
trò chuyện đều cho biết, họ mất trắng cả tiền lẫn vàng. Không có chuyện chính
quyền mới trả lại cho họ.
Bộ
đội Bắc Việt tràn vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975. AFP
Một
người hiện ở Sài Gòn, từng là một doanh nhân kinh doanh gỗ thành đạt đến năm
1975 khẳng định với RFA rằng, không hề có chính sách trả lại tiền dân gửi như lời
công bố của ông Lữ Minh Châu trên báo nhà nước:
“Tôi
chắc chắn không có chuyện ông Lữ Minh Châu công bố chính sách về quyền lợi và
nghĩa vụ trong quan hệ đối nội, đối ngoại của các ngân hàng chế độ cũ. Lý do là
quân giải phóng vô tiếp quản với chính sách quân quản, tất cả đặt dưới sự quản
lý của quân đội, cụ thể là tướng Trần văn Trà, cho một Sài Gòn hỗn loạn lúc bấy
giờ, thì không bao giờ có chuyện công bố chính sách trả tiền gửi lại cho dân
vào lúc đó.
Họ
kéo quân vô Sài Gòn như một đội quân ô hợp. Khi Tổng thống VNCH Dương Văn Minh
nói chờ bàn giao một chính phủ hợp pháp sang cho họ, thì họ nói không bàn giao
gì hết mà phải đầu hàng. Làm gì có chuyện họ công bố trả lại tiền gửi cho dân!
Ở
chế độ VNCH, về phương diện kinh tế và tài chánh nó tương đương với các nước
phương tây. Người dân không để tiền ở nhà mà gửi trong nhà băng rồi thanh toán
các giao dịch qua ngân hàng hết. Lúc bấy giờ tôi là một thương gia. Tôi mất trắng
số tiền gửi trong nhà băng lúc đó. Cho đến bây giờ cũng chưa có chuyện họ trả lại
tiền dân gửi trong ngân hàng từ trước 30/4/1975”.
Ngày
14 /3/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 114 về việc xử lý hệ
thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam, do phó thủ tướng Phạm Hùng ký. Theo
Quyết định này, “hệ thống Ngân hàng dưới chế độ Mỹ ngụy ở miền Nam là công cụ của
chủ nghĩa thực dân kiểu mới, của bè lũ tay sai và của giai cấp tư sản phục vụ
chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, lũng đoạn nền kinh tế miền Nam nước ta, là
công cụ để bóc lột, làm giàu trên xương máu của nhân dân ta”.
Do
đó, Hội đồng Chính phủ quyết định “quốc hữu hoá toàn bộ hệ thống Ngân hàng của
chế độ cũ; tất cả tài sản của hệ thống Ngân hàng cũ là tài sản của Ngân hàng Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm
kiểm kê toàn bộ tài sản, kiểm tra lại sổ sách, xác định rõ tài sản được quốc hữu
hoá, trình Chính phủ biện pháp quản lý và sử dụng.
Đối
với các loại tiền gửi Ngân hàng, bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn (ký
thác định kỳ, hoạt kỳ) và tiền gửi tiết kiệm ở tất cả các Ngân hàng cũ (kể cả
Ngân hàng công), từ nay đình chỉ việc chi trả; Đối với tài sản gửi trong các tủ
sắt Ngân hàng cũ của bọn tư sản mại bản, tư sản gian thương, bọn cầm đầu các đảng
phái phản động, bọn ngụy quân, ngụy quyền có nhiều tội ác, của những người chạy
ra nước ngoài, của kiều dân các nước đến nay vẫn chưa có quan hệ ngoại giao với
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì tịch thu toàn bộ”.
Cựu
binh Hoàng Minh Duyệt, người trong ban quân quản kể câu chuyện tiếp quản 16 tấn
vàng ngày giải phóng, được truyền thông trích lời cho biết: “Lúc đó chỉ nghĩ là làm sao để
không mất đồng xu cắc bạc nào của Nhà nước. Với cả, mình đứng giữa các nhân
viên chế độ cũ mà lại có gì không đàng hoàng thì họ sẽ khinh thường cho. Phải
làm gương trước những người chế độ cũ”.
No comments:
Post a Comment