Ông Mai Tiến Dũng bị
bắt; Hàn Quốc lo ngại Bắc Hàn khủng bố đại sứ quán ở Việt Nam
Văn Khiêm - Luật
Khoa Tạp Chí
MAY
4, 2024
Các
sự kiện nổi bật trong tuần:
·
Cựu
chánh văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt
·
Hàn
Quốc lo ngại Bắc Hàn khủng bố đại sứ quán ở Việt Nam
·
Quốc
hội họp bất thường, miễn nhiệm Chủ tịch Vương Đình Huệ
·
Chính
phủ Campuchia bác bỏ các ý kiến phản đối kênh đào Phù Nam, không chấp nhận đàm
phán
·
Hàng
loạt quan chức tiếp tục sa lưới
Cựu
chánh văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt
Không
có cơ hội “hạ cánh an toàn" nào cho ông Mai Tiến Dũng, người từng là bộ
trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, tức là người tổng quản của thủ tướng.
·
Ngày
4/5, Bộ Công an cho biết họ mới khởi tố và bắt tạm
giam ông
Dũng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, liên quan tới một
dự án tại Lâm Đồng. VnExpress cho biết quyết định này đã được thực thi từ ngày
30/4.
·
Ông
Dũng làm chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ từ 4/2016 tới 4/2021 dưới thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông về hưu tháng
4/2021 theo chế độ.
·
Sau
khi về hưu, ông đã hai lần bị kỷ luật đảng với hình thức cảnh cáo và khiển
trách do liên quan tới vụ chuyến bay giải cứu thời COVID-19 và sai phạm tại Bộ
Công thương.
Hàn
Quốc lo ngại Bắc Hàn khủng bố đại sứ quán ở Việt Nam
Việt
Nam tiếp tục được chú ý trong mối quan hệ liên Triều. Trước đây là hội nghị thượng đỉnh
Trump - Kim năm
2019 và vụ một phụ nữ Việt Nam ám sát anh trai Kim Jong Un ở
Malaysia năm 2017. Nay, Đại sứ quán Hàn Quốc ở Việt Nam được cho là có nguy cơ
bị Triều Tiên khủng bố ở mức “báo động".
·
Bộ
Ngoại giao Hàn Quốc cho hay việc nâng mức cảnh
báo nguy cơ khủng bố từ “Chú ý" lên “Báo động" (mức cao thứ hai) là dựa
trên thông tin tình báo của nước này. Ngoài Việt Nam còn có các cơ quan ngoại
giao của Hàn Quốc ở Campuchia, Lào Nga và Trung Quốc.
·
Truyền
thông Việt Nam gần như không đưa tin về động thái này của Hàn Quốc. VnExpress và Dân Trí đưa tin nhưng
không nhắc tới Việt Nam. Đài Hà Nội có nhắc tới Việt
Nam nhưng không làm nổi bật thông tin này.
·
Hiện
chưa có cơ quan chính phủ nào của Việt Nam lên tiếng về thông tin này.
Quốc
hội họp bất thường, miễn nhiệm Chủ tịch Vương Đình Huệ
Quốc
hội không đợi đến kỳ họp thường lệ ngày 20/5 tới để phế truất Chủ tịch Vương
Đình Huệ. Họ quyết định làm sớm hơn 18 ngày trong một kỳ họp bất thường chỉ kéo
dài một buổi chiều.
·
Theo nghị quyết được Quốc hội
thông qua ngày 2/5, ông Vương Đình Huệ bị tước hết mọi chức vụ: chủ tịch Quốc hội,
ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, đại biểu Quốc hội.
·
Nghị
quyết này chỉ mang tính chất hợp thức hóa quyết định trước đó vào ngày 26/4 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, Đảng Cộng sản chấp nhận
đơn từ chức của ông Huệ, đồng nghĩa với việc ông cũng không còn là ủy viên Bộ
Chính trị và ủy viên Ban Chấp hành Trung ương nữa.
·
Truyền
thông nhà nước cho hay ông Huệ đã vi phạm các quy định của đảng nhưng không nói
rõ vi phạm cụ thể là gì. Cho đến nay ông Huệ cũng chưa bị cơ quan công tố nào
truy cứu trách nhiệm hình sự.
·
Phiên
họp bất thường trên của Quốc hội không được tường thuật trực tiếp. Ông Huệ được
cho là đã có bài phát biểu trước khi bỏ phiếu nhưng truyền thông nhà nước không
đăng nội dung bài phát biểu này. Ông Huệ cũng không có phát ngôn công khai nào
khác.
·
Một
luồng ý kiến trang Internet cho rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cần phải
chịu trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu khi để cho hàng loạt cán bộ dưới
quyền như Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ vi phạm kỷ luật đảng tới mức phải phế
truất.
·
Cùng
ngày 2/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công Phó Chủ tịch
thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành công tác của ủy ban và Quốc hội cho đến
khi bầu được chủ tịch Quốc hội mới. Bình luận trên BBC News Tiếng Việt, nhà
phân tích Carl Thayer cho rằng có khả năng ông
Mẫn hoặc Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai của đảng sẽ lên làm chủ tịch Quốc
hội.
Chính
phủ Campuchia bác bỏ các ý kiến phản đối kênh đào Phù Nam, không chấp nhận đàm
phán
Việt
Nam và người hàng xóm Campuchia đang có va chạm lớn đầu tiên dưới thời nội các
mới của Thủ tướng Hun Manet.
·
Chính
phủ Campuchia quyết định xây dựng một
kênh đào dài 180 km nối thủ đô Phnompenh ra biển, với tổng kinh phí khoảng 1,7
tỷ USD. Nhà thầu của dự án này là Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC). Dự
án được lên kế hoạch khởi công trong năm 2024 và hoàn thành năm 2027.
·
Kênh
đào này dự kiến chạy dọc gần biên giới các tỉnh miền Tây Nam Bộ của Việt Nam.
·
Bộ
Ngoại giao Việt Nam lên tiếng đề nghị
Campuchia chia sẻ thông tin và đánh giá tác động môi trường của dự án này tới đồng
bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
·
Một
số chuyên gia Việt Nam cho rằng kênh đào này có
thể làm giảm đến 50% lượng nước sông Mê Kông chảy vào Việt Nam, khiến tình hình
hạn hán và xâm nhập mặn thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến lo ngại
kênh đào này sẽ mở đường cho hải quân Trung Quốc hoạt động gần Việt Nam.
·
Đáp
lại, Thủ tướng Hun Manet khẳng định Campuchia không thay đổi kế hoạch xây dựng
kênh đào này. Ông Hun Sen, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu thủ tướng và là
cha của ông Hun Manet, bác bỏ các mối lo ngại trên và khẳng định Campuchia
không chấp nhận đàm phán về kênh đào này.
Hàng
loạt quan chức tiếp tục sa lưới
Các
kỳ họp bất thường của Quốc hội giờ đây đã trở thành… bình thường (mới). Quan chức
xộ khám cũng thành chuyện cơm bữa.
·
Trong
một vụ đại án, 254 cựu cán bộ đăng kiểm bị Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh truy tố về 11 tội danh
vào ngày 1/5. Trong số đó có hai cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Trần Kỳ Hinh và Đặng
Việt Hà. Hai ông này bị cáo buộc nhận hối lộ lần lượt là 6,5 tỷ đồng và 23.000
USD (ông Hinh), 40 tỷ đồng (ông Hà).
·
Ngay
trong phiên họp bất thường kéo dài một buổi chiều vào ngày 2/5, Quốc hội quyết
định bãi nhiệm tư cách đại biểu
Quốc hội của ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Trước đó, ngày 26/4,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho Viện Kiểm
sát Nhân dân Tối cao khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc của
ông này liên quan tới vụ án tập đoàn Thuận An.
·
Cũng
trong ngày 2/5, Công an Bà Rịa - Vũng Tàu ra quyết định khởi tố bị can,
cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với Giám đốc Sở Y tế
Phạm Minh Anh của tỉnh này. Ông bị cáo buộc “thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng" trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu tại sở này.
Tin
vắn
Về
thông tin “Đà Lạt có biến": Ngày 30/4, Rạp Cinestar Đà Lạt và May
Lang Thang thông báo đóng cửa theo chỉ đạo của
chính quyền thành phố. Một số người dùng mạng xã hội đưa tin “Đà Lạt có biến".
Công an thành phố đã triệu tập ít nhất bốn người trong số này.
Rác
thế giới đổ về Việt Nam: Một báo cáo mới của Liên Hiệp
Quốc cho hay Việt Nam là điểm đến hàng đầu của rác thải trên thế giới, bao gồm
cả rác nhập hợp pháp lẫn phi pháp. Có khoảng 51,53 triệu tấn đã cập bến Việt
Nam trong thời kỳ 2017 - 2022, biến Việt Nam thành nước nhập khẩu số 1 Đông Nam
Á và số 5 thế giới.
Việt
Nam tiếp tục nằm trong nhóm cuối bảng về tự do báo chí: Tổ chức phi
chính phủ Phóng viên Không biên giới (RSF) hôm 3/5 công bố bảng xếp hạng tự do báo chí
toàn cầu năm 2024, trong đó Việt Nam xếp thứ 174/180, kém Trung Quốc hai bậc.
Dù tăng bốn bậc, Việt Nam lại giảm điểm so với năm ngoái, từ 24,58 xuống còn
22,31.
Việt
Nam thuộc nhóm đầu bảng về giam giữ người viết: Tổ chức Văn bút Quốc
tế Hoa Kỳ (PEN America) hôm 1/5 công bố báo cáo thường niên cho biết Việt
Nam cùng với Saudi Arabia chia nhau vị trí thứ ba trong số 10 nước giam giữ nhiều
cây bút nhất thế giới, với 19 người. Tổ chức PEN America cũng mới công bố nhà
báo Phạm Đoan Trang - đồng sáng lập viên của Luật Khoa tạp chí - sẽ được trao
giải thưởng thường niên của tổ chức này vào tháng Năm.
Ủy
ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia
cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC): Ủy ban này
cũng đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ
thông qua các đạo luật nhằm cải thiện tự do tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có Đạo
luật Nhân quyền Việt Nam.
Bài
đáng chú ý trong tuần
Tranh chấp lao động:
Một bản án bất lợi cho người lao động trở thành 'án lệ'
T.K.
Tran | BBC News Tiếng Việt
“Án
lệ phải thể hiện tính khách quan và công bằng, phải là một tiền lệ hay mẫu mực
giúp các thẩm phán có thể noi theo áp dụng trong các trường hợp tương tự sau
đó. Tuy nhiên, đã có án lệ tại Việt Nam cần được xem xét lại.”
Hạnh phúc có phải
hoàn toàn là lựa chọn như Đen Vâu nói?
Thành
Nguyễn | Facebook
“Làm
sao người ta có thể hạnh phúc khi tôi buộc phải lao động ngoài trời trong thời
tiết nóng bức vì áp lực mưu sinh? Làm sao có thể hạnh phúc khi xã hội buộc người
ta phải học những thứ vô nghĩa và làm những công việc mình không thích? Cho
nên, có thể nói rằng hạnh phúc là một trạng thái-có-điều-kiện. Những người có
suy nghĩ ‘hạnh phúc là sự lựa chọn’ thường là những người có nhiều điều kiện
hơn người khác, họ có thể lựa chọn nơi làm việc ở những nơi mát mẻ và ‘chill
chill’ trong những ngày nóng bức, hoặc có thể ‘bỏ phố về vườn’ mà không lo lắng
đến việc kiếm sống từng ngày.”
No comments:
Post a Comment