Trung Quốc ra quy định
bắt người, Việt Nam lên tiếng nhưng không rõ ràng
BBC News Tiếng Việt
23
tháng 5 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy77j3vd8v5o
ef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/e998/live/23e4aa90-18f4-11ef-b5cc-cb8b8c4cef5a.jpg
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/e998/live/23e4aa90-18f4-11ef-b5cc-cb8b8c4cef5a.jpg
Phó
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt không nêu rõ lập trường về quy
định mới của Trung Quốc
Tại
họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 23/5, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
Đoàn Khắc Việt đã được hỏi về quy định mới của Trung Quốc.
Về
vấn đề này, ông Việt nhắc lại quan điểm, lập trường của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, theo báo Tuổi Trẻ.
"Việt
Nam luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
của Việt Nam tại các vùng biển, cũng như lợi ích chính đáng của công dân Việt
Nam phù hợp công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp của
Việt Nam," ông Việt trả lời.
Ông không nói cụ thể liệu Việt Nam có phản đối quy định mới của Trung Quốc hay
không.
Quy
định này của Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6, trong bối cảnh Việt Nam và
Trung Quốc vẫn có nhiều tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ.
Khác
với Việt Nam, Philippines đã ra tuyên bố sẽ không cho phép cảnh sát biển Trung
Quốc bắt giữ ngư dân Philippines bị cáo buộc vi phạm trong các vùng biển của nước
này (Philippines).
Manila
khẳng định sẽ phản đối bằng ngoại giao nếu Bắc Kinh áp dụng quy định trên.
Trung
Quốc hiện đang tuyên bố chủ quyền trên phần lớn các khu vực giàu tài nguyên
khoáng sản ở Biển Đông. Những khu vực này cũng được Việt Nam, Philippines,
Brunei và Malaysia tuyên bố chủ quyền
Cũng
tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, khi được hỏi về việc Trung Quốc
đưa tàu bệnh viện thuộc Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) đến
Hoàng Sa, ông Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh: "Việt Nam kiên quyết phản đối mọi
hoạt động liên quan vi phạm chủ quyền của Việt Nam."
Thông
tin về hoạt động của tàu bệnh viện Trung Quốc được hé lộ hôm 21/5 trên Đài truyền
hình trung ương Trung Quốc (CCTV).
Tuy
không nói rõ thời gian triển khai, CCTV cho biết đội ngũ bác sĩ của tàu đã khám
sức khỏe, chẩn đoán và điều trị, tư vấn tâm lý cho các binh sĩ Trung Quốc đóng
quân tại Hoàng Sa.
Theo
báo Tuổi Trẻ, có những chuyên gia quốc tế đã cảnh báo rằng đây có thể là
"cái bẫy cung ứng nhân đạo" của Trung Quốc "nhằm thúc đẩy các
yêu sách vô lý trên Biển Đông".
·
Trung Quốc tập
trận 'trừng phạt' Đài Loan23 tháng 5 năm 2024
·
Viện nghiên cứu
Trung Quốc nói Việt Nam bồi đắp các đảo 'chiếm đóng trái phép', báo Việt Nam phản
công17 tháng 5 năm 2024
·
Việt Nam tăng cường
bồi đắp 'ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông'17 tháng 11 năm 2023
‘Hành
động leo thang căng thẳng trắng trợn’
Theo
một bài viết ngày 15/5 trên South China Morning Post (SCMP), dù luật và quy định
hiện hành cho phép cảnh sát biển Trung Quốc bắt giữ các đối tượng tình nghi,
đây là lần đầu tiên có một quy định nêu rõ quy trình thực thi pháp luật của lực
lượng cảnh sát biển đối với việc bắt giữ hành chính.
Quy
định mới cho phép cảnh sát biển Trung Quốc - tức hải cảnh - bắt và giam giữ lên
tới 30 ngày mà không cần thông qua xét xử đối với người nước ngoài "xâm phạm
hoặc có hành vi hỗ trợ xâm phạm" lãnh hải hoặc vùng biển mà Trung Quốc
tuyên bố chủ quyền.
Đối
với những vụ việc phức tạp, thời hạn giam giữ có thể được kéo dài đến 60 ngày.
Các
nhà lập pháp và quan chức Philippines đã lên tiếng phản đối vì cho rằng quy định
nói trên sẽ được áp dụng trên Biển Đông.
Ngày
19/5, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã kịch liệt phản đối hành vi
đe dọa bắt giữ của Trung Quốc và cảnh báo: "Những hành động kiểu như vậy
là hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Philippines. Chúng tôi sẽ thực hiện
mọi biện pháp để luôn bảo vệ công dân của mình."
Trong
một tuyên bố vào ngày 18/5, Chủ tịch Hạ viện Ferdinand Martin Romualdez cho biết:
"Những tuyên bố đầy hung hăng của Trung Quốc là hành động leo thang căng
thẳng trắng trợn ở Biển Tây Philippines."
Biển
Tây Philippines là tên gọi mà Philippines đặt cho một khu vực ở Biển Đông, bao
gồm khu vực quần đảo Trường Sa mà Philippines gọi là Kalayaan và vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ).
"Trung
Quốc phải tôn trọng các phán quyết quốc tế... thay vì đơn phương áp đặt luật lệ
và bắt nạt các quốc gia khác."
Ông
Romualdez cho biết Quốc hội Philippines "sẽ không chấp nhận bất kỳ vụ bắt
giữ công dân hoặc ngư dân Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng
tôi".
Trong
một bài viết ngày 20/5 trên SCMP, Cựu thẩm phán Tòa án tối cao Philippines
Antonio Caprio nói rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để bắt giữ người
Philippines vì “theo UNCLOS, [các quốc gia] có quyền tự do hàng hải và hàng
không ở tất cả các vùng hải phận quốc tế và đặc quyền kinh tế”.
“Quy
định mới này vi phạm nguyên tắc căn bản của UNCLOS. Đây là luật tục quốc tế
ràng buộc tất cả các quốc gia, ngay cả những nước không phải là thành viên của
UNCLOS [tuân thủ].”
Trung
Quốc và Philippines hiện cũng đang có nhiều xung đột trên Biển Đông.
Ngày
30/4, cảnh sát biển Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào một tàu Philippines đang
phân phối nhiên liệu và thực phẩm cho ngư dân Philippines gần bãi cạn
Scarborough.
Ngày
23/3, nhiệm vụ tiếp tế định kỳ tới tiền đồn của Philippines ở Bãi Cỏ Mây đã bị
hai tàu tuần duyên Trung Quốc cản trở. Hai tàu này đã bắn vòi rồng vào một tàu
tiếp tế dân sự và khiến ba thủy thủ bị thương.
---------------------------
TIN
LIÊN QUAN
Trung Quốc cấm đánh
bắt cá đơn phương: Việt Nam có nên khởi kiện?
27
tháng 4 năm 2023
·
Đường cơ sở mới của
Trung Quốc 'nguy hiểm' thế nào mà Việt Nam lên tiếng?
14
tháng 3 năm 2024
·
Biển Đông trong mối
quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc hiện nay ra sao?
23
tháng 3 năm 2023
No comments:
Post a Comment