Đồng
hương Quảng Nam-Đà Nẵng tổ chức Đêm Nhạc Tưởng Niệm Tháng Tư Đen
Lâm Hoài Thạch/Người Việt
April
30, 2024
WESTMINSTER,
California (NV) –
Đêm Nhạc Tưởng Niệm Tháng
Tư Đen, do Hội Đồng Hương Quảng Nam-Đà Nẵng tổ chức, ghi đậm nét tinh thần dân
tộc và tình yêu quê hương của người dân xứ Quảng, dù đã 49 năm ly hương trên đất
khách.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DP-QN-DN-Thang-Tu-Den-1-1536x1032.jpg
Toàn
ban văn nghệ Quảng Nam-Đà Nẵng đồng ca bài “Quảng Nam Quê Ta Ơi.” (Hình: Lâm
Hoài Thạch/Người Việt)
Đồng
hương đến dự xúc động qua những ca khúc tự tình quê mẹ Việt Nam và những kỷ niệm
thân thương của ngày xưa cũ được trở về trong buổi chiều Chủ Nhật, 28 Tháng Tư,
tại Viện Việt Học, Westminster.
Trước
giờ khai mạc, ông Phan Thanh Thắng, thành viên ban tổ chức, nói về ý nghĩa của
đêm văn nghệ.
“Sự
bi thảm của dân tộc Việt Nam sau biến cố cuối Tháng Tư, 1975, là cả triệu người
Việt vượt biên, vượt biển để thoát khỏi chế độ bạo tàn của Cộng Sản, và có rất
nhiều nạn nhân chết trong rừng sâu, trên biển cả, cũng vì hai chữ tự do. Và đã
có nhiều quân, cán, chính VNCH chết trong cảnh tù đày của Cộng Sản,” ông Thắng
nói.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DP-QN-DN-Thang-Tu-Den-2-1536x1065.jpg
Phụ
nữ đồng hương Quảng Nam-Đà Nẵng đến dự Đêm Nhạc Tưởng Niệm Tháng Tư Đen. (Hình:
Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Ông
thêm: “Nhân dịp tưởng niệm Tháng Tư Đen, từ những đau thương kể trên, tôi có niềm
tin mãnh liệt rằng, một ngày không xa, chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam sẽ bị sụp
đổ. Lúc đó, con cháu của chúng ta trên thế giới sẽ quay về để xây dựng quê
hương trong nền tự do, dân chủ, hòa bình thật sự.”
Ông
Đoàn Ngọc Đa, hội trưởng Hội Đồng Hương Quảng Nam-Đà Nẵng, tâm tình với đồng
hương đến dự: “Việt Nam là một nước rất kiêu hùng. Những thế hệ trẻ từ trong nước
cũng như ở hải ngoại sẽ làm nên lịch sử. Đối với những người Việt tị nạn Cộng Sản
tại hải ngoại, chúng ta tuy đã già, nhưng tinh thần yêu nước và nỗi khổ đau vẫn
còn mãi mãi. Vì thế, chúng ra đi mang theo quê hương cùng nỗi đau thương chung
của dân tộc. Đó cũng là lý tưởng để truyền lại cho con cháu của chúng ta mai
sau.”
Chương
trình văn nghệ mở đầu với bài “Quảng Nam Quê Ta Ơi” của cố nhạc sĩ Nhật Ngân,
do ban hợp ca Quảng Nam-Đà Nẵng đồng ca. Đây cũng là bài nhạc mà tác giả tặng
riêng cho những đồng hương Quảng Nam, và đặc biệt cho Hội Đồng Hương Quảng
Nam-Đà Nẵng tại Little Saigon.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DP-QN-DN-Thang-Tu-Den-3-1536x1014.jpg
Ban
văn nghệ Quảng Nam-Đà Nẵng hợp ca bài “Xin Đời Một Nụ Cười.” (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người
Việt)
Lời
ca và những tiếng hát với lòng yêu mến quê hương, và bút pháp của Nhật Ngân đã
diễn tả: “Ai về Duy Xuyên, ai qua Điện Bàn, ai lên Đại Lộc, ai ngược Quế Sơn.
Quê tôi đó Quảng Nam-Đà Nẵng, quê tôi đó Tam Kỳ, Hội An. Quê hương tôi bây giờ
xa xôi quá, anh em trôi dạt bốn phương trời, như chim bay xa vùng trời bão táp,
hẹn một ngày về trở lại quê hương.”
Ca
sĩ Vũ Anh tiếp nối với bài “Bên Bờ Đại Dương” của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Tác giả
cũng là người sáng lập ban nhạc “Tiếng Tơ Đồng” tại Sài Gòn trước năm 1975.
Ngoài ra, ca sĩ Vũ Anh cũng là tiếng hát có tiếng tăm tại Việt Nam trước năm
1975, được nhiều khán giả yêu thích khi ông hát ca khúc “Bài Ca Ngợi Quê Hương”
của Thanh Sơn.
Sau
“Bên Bờ Đại Dương,” Vũ Anh hát “Bài Ca Ngợi Quê Hương,” với những lời ca nồng
nàn, trìu mến: “Quê hương tôi con gái áo bà ba gánh mạ non/Câu ca dao trên lúa
bốn ngàn năm hơn vẫn còn/Còn ruộng đồng, còn quê hương Còn giọng hò, còn yêu
thương/Xin chắp tay lên nguyện cầu/Tất cả hãy còn với tôi.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DP-QN-DN-Thang-Tu-Den-4-1536x1049.jpg
Đồng
hương Quảng Nam-Đà Nẵng đồng ca bài “Lửa Bolsa.” (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Trước
năm 1975, các chiến sĩ Quân Lực VNCH là những người trai trẻ hiên ngang trên
chiến trường, chiến đấu cho một ngày mai tươi sáng trên quê hương. Các anh đã
dũng cảm cầm súng chống lại giặc phương Bắc để mang sự yên bình cho đồng bào miền
Nam. Ca tụng những nét hào hùng đó, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã cho ra đời nhiều
ca khúc viết cho người lính chiến, như bài “Người Yêu Của Lính” với phần song
ca của Thanh Hoài và Minh Ngân, và “Anh Không Chết Đâu Anh” qua tiếng hát của
Hugo.
Tiếp
nối chương trình văn nghệ gồm những ca khúc và các tiếng hát: “Chiến Sĩ Vô
Danh” (tam ca Văn Hùng, Bùi Mỹ, và Văn Thanh), “Một Mai Giả Từ Vũ Khí” (Hugo và
Thanh Hoài), “Đêm Nhớ Về Sài Gòn” (Kim Loan), “Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt” (Ánh Tuyết),
“Người Di Tản Buồn” (Thanh Hoài), và “Đêm Chôn Dầu Vượt Biển” (Quỳnh Hoa).
Đêm
Nhạc Tưởng Niệm Tháng Tư Đen để lại trong lòng khán giả nhiều tâm trạng đau
lòng của người xa xứ Việt. Trong khoảng thời gian đau thương, tủi nhục này, nữ
thi sĩ phóng viên chiến trường Minh Đức Hoài Trinh đã lấy máu từ tim mình soạn
ra bài thơ “Ai Về Xứ Việt.” Thời gian không lâu, nhạc sĩ Phan Văn Hưng từ Úc soạn
bài thơ này thành ca khúc.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DP-QN-DN-Thang-Tu-Den-5-1536x988.jpg
Đông
đảo đồng hương đến dự Đêm Nhạc Tưởng Niệm Tháng Tư Đen. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người
Việt)
Minh
Ngân nức nở hát bài “Ai Trở Về Xứ Việt” hòa cùng nhiều nước mắt của khán giả:
“Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm ta, người ấy ở trong tù/Nghe đâu đây vang giọng hờn
rên xiết/Dài lắm không đằng đẵng mấy mùa thu/Ai trở về xứ Việt, thăm giùm ta,
người ấy ở trong tù/Cho ta gởi một mảnh đời xanh biếc/Thay giùm ai, màu trời ngục
âm u/Các bạn ta ơi bao giờ được thả/Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi/Được lắng
nghe tiếng chim cười/Đến bao giờ, đến bao giờ?”
Cũng
trong hoàn cảnh người Việt ly hương, tại Little Saigon, bài nhạc “Mời Em Về” của
cố nhạc sĩ Việt Dzũng cho thấy có những ca từ và dòng nhạc cũng đồng cảm với nỗi
nhớ quê hương.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DP-QN-DN-Thang-Tu-Den-6-1536x1133.jpg
Minh
Ngân (trái) và Thanh Hoài song ca bài “Người Yêu Của Lính.” (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người
Việt)
Tiếng
hát Kim Loan, xem chừng như rất quen thuộc với những dòng nhạc thính phòng tại
Little Saigon. Kim Loan hát rất nhẹ, nhưng lại đè nặng trong lòng người nghe,
qua những lời ca: “Tôi muốn mời em về, thăm lại Hà Nội xưa/Cổ Ngư chiều đổ lá
trong mưa buồn lưa thưa/Tôi muốn mời em về, thăm lại Sài Gòn xưa/Duy Tân chiều
say nắng, uống môi nồng hương xưa.”
Cuối
cùng là bài “Lửa Bolsa” của Nhật Ngân, do toàn ban văn nghệ và đồng hương cùng
hát.
Trong
số khán giả đến dự có Giáo Sư Phan Ứng Thời, hội trưởng Hội Cựu Học Sinh Phan
Chu Trinh.
Ông
nói: “Bốn mươi chín năm trôi qua, tưởng chừng như mới ngày nào. Giờ tóc mình
cũng đã bạc phơ, chỉ mong sao sự yên bình đến cho quê hương đất nước. Điều mong
ước của tôi là những con cháu của mình trên xứ người được đỗ đạt thành danh để
giúp ích cho xã hội. Đó cũng là sự hãnh diện cho dân tộc Việt Nam.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DP-QN-DN-Thang-Tu-Den-7-1536x1171.jpg
Một số
thành viên Ban Chấp Hành Hội Đồng Hương Quảng Nam-Đà Nẵng, từ trái, ông Trương
Công Lập (phó hội trưởng ngoại vụ), ông Đoàn Ngọc Đa (hội trưởng), và ông Nguyễn
Hoàng Diệu (phó hội trưởng nội vụ). (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Ông
Trần Văn Giỏi, hội trưởng Hội Võ Bị Nam California, nói: “Sau bốn mươi chín năm
Cộng Sản chiếm miền Nam, tôi thấy họ không đem lại sự tự do thật sự cho đồng
bào cả nước, vì họ đã đã đàn áp tiếng nói của những người yêu nước tại quê
hương mình. Ngoài ra, họ còn dâng đất, dâng biển cho Tàu Cộng. Vì thế, đồng
hương tị nạn Cộng Sản tại hải ngoại phải luôn đoàn kết đấu tranh để hỗ trợ đồng
bào trong nước, thì hy vọng đất nước mình mới có ánh sáng tự do, dân chủ và hòa
bình thật sự.”
Nghệ
sĩ Như Hảo, giám đốc Radio Mẹ Việt Nam tại Little Saigon, chia sẻ: “Gần nửa thế
kỷ qua, nỗi ngậm ngùi đau xót, thương nhớ quê hương vẫn còn nặng trĩu trong
lòng người Việt xa xứ. Cầu xin ơn trên thấy rõ được nỗi oan khiên này.” [đ.d.]
No comments:
Post a Comment