Monday, May 6, 2024

LIÊN ÂU : THÁCH THỨC VỀ LẬP MẶT TRẬN THỐNG NHẤT BẢO VỆ LỢI ÍCH CHIẾN LƯỢC TRƯỚC TRUNG QUỐC (Thùy Dương / RFI)

 



Liên Âu : Thách thức về lập mặt trận thống nhất bảo vệ lợi ích chiến lược trước Trung Quốc

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 05/05/2024 - 14:28

 https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240505-li%C3%AAn-%C3%A2u-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-v%E1%BB%81-l%E1%BA%ADp-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BA%ADn-th%E1%BB%91ng-nh%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-l%E1%BB%A3i-%C3%ADch-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-trung-qu%E1%BB%91c

 

Chủ tịch Trung Quốc dự kiến đến Pháp lúc 16 giờ ngày 05/05/2024 (14 giờ GMT). Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cũng được mời đến Paris tham gia cuộc họp với tổng thống Pháp Macron và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cuộc họp ba bên giữa lãnh đạo Pháp, Trung Quốc và Liên Âu diễn ra vào sáng mai tại điện Elysée. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định sẽ bảo vệ lợi ích chiến lược của Liêu Âu.

 

https://s.rfi.fr/media/display/c3216f08-d53e-11ed-90b9-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/Emmanuel%20Macron-Xi%20Jinping-Ursula%20von%20Der%20Layen.webp

Ảnh lưu trữ : Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T), chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (G) và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von Der Layen (P) tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 06/04/2023. © REUTERS - POOL

 

Hiện nay, sự chia rẽ trong nhóm 27 nước thành viên Liên Âu, đặc biệt giữa Pháp và Đức, bị giới quan sát xem là làm giảm khả năng tạo ảnh hưởng với Trung Quốc. AFP trích dẫn nhà phân tích Noah Barkin của Rhodium Group, theo đó « ảnh hưởng sẽ mất đi nếu các nhà lãnh đạo của châu Âu chuyển các thông điệp mâu thuẫn nhau đến Tập Cận Bình ».

 

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet giải thích thêm :

 

« Trong NATO, các nước châu Âu đã chấp nhận việc Trung Quốc chính thức bị xem là một đối thủ hệ thống, nhưng khi nói đến xây dựng lập trường địa-chính trị của Liên Âu trước Bắc Kinh, thì ý chí của các nước Liên Âu yếu hơn nhiều.

 

Các nước thành viên Liên Âu muốn thuyết phục ông Tập Cận Bình đứng về phía Ukraina, hoặc ít nhất cũng là ngừng cung cấp vũ khí cho Nga, nhưng họ lại không tạo được một mặt trận thống nhất. Và đây không hoàn toàn do lỗi của Viktor Orbán, vị thủ tướng Hungary vốn bị ví như là một « học sinh yếu kém trong lớp » (ý nói tới quan hệ của ông với Trung Quốc). Thủ tướng Đức Olaf Scholz bị các đối tác châu Âu chỉ trích mạnh mẽ khi một mình đến Trung Quốc nên bị đẩy vào thế cô lập và rơi vào thế yếu.

 

Về khía cạnh kinh tế, các nước Liên Âu biết rằng họ phải điều chỉnh lại cán cân trong quan hệ với Trung Quốc, và ngay cả khi vẫn còn rụt rè, châu Âu đã bắt đầu áp dụng các đạo luật mới đã được thông qua. Trong những tháng gần đây, châu Âu đã mở một số cuộc điều tra về tàu hỏa, pin mặt trời, xe điện, tua-bin gió, lĩnh vực y tế bằng cách sử dụng những quy định mới về đấu thầu công hoặc các quy định về tài trợ của nước ngoài ».

 

Về phía Đức, AFP cho biết là theo nhiều nguồn tin thủ tướng Olaf Scholz sẽ không đến Paris gặp Emmanuel Macron và Tập Cận Bình vì vướng kế hoạch công việc.

 

-----------------------------

Các nội dung liên quan

 

EU - TRUNG QUỐC - Y TẾ

Điều tra Trung Quốc cản trở tiếp cận thị trường thiết bị y tế: Bruxelles bị tố "bảo hộ"

 

PHÂN TÍCH

Trung Quốc "đại thắng" trước chiến lược "mạnh ai nấy lo" của Đức và Pháp ?

 

LIÊN HIỆP CHÂU ÂU - NHÂN QUYỀN

Liên Âu cấm sản phẩm từ lao động cưỡng bức, Trung Quốc trong tầm ngắm






No comments: