Buổi
ra mắt sách ‘Con Gái Thợ Nail’ đầy cảm xúc về gia đình Mỹ gốc Việt
Thiện Lê/Người Việt
May 3,
2024
GARDEN
GROVE, California (NV) – Đông
người dự buổi ra mắt của sách hồi ký “The Manicurist’s Daughter” (Con Gái Thợ
Nail) ở Little Saigon vào tối Thứ Năm, 25 Tháng Tư, nói về nhiều điều liên quan
đến văn hóa của người Mỹ gốc Việt.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DP-Manicurist-Daughter-1-1536x1024.jpg
Buổi ra mắt
sách được tổ chức tại trường thẩm mỹ Advanced Beauty College ở Garden Grove. Với
chủ đề nói về gia đình trong ngành nail, có thể nói không có nơi nào thích hợp
hơn vì đây là trường đào tạo rất nhiều thợ nail ở Little Saigon.
Ông Tâm
Nguyễn, chủ nhân Advanced Beauty College, chào mừng quan khách có mặt để dự buổi
ra mắt sách của tác giả Susan Liễu, một nhà soạn kịch kiêm diễn viên kịch.
Cô được
sinh ra trong một gia đình làm nghề nail, từng có chương trình kịch độc diễn có
nội dung tự sự là “140 LBS: How Beauty Killed My Mother” tại 10 thành phố khắp
Hoa Kỳ, được nhiều tờ báo như The Los Angeles Times, đài NPR, và tạp chí
American Theatre đánh giá rất cao.
Chương
trình kịch này nhận được nhiều giải thưởng, và còn được chiếu tại nhiều chương
trình văn hóa, trong đó có Viet Film Fest ở Little Saigon, và cô từng được mời
thuyết trình tại mấy chục đại học khắp nước.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DP-Manicurist-Daughter-2-1536x1024.jpg
Tác giả
Susan Liễu đọc một đoạn trong sách. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)
Để lan
truyền câu chuyện về cái chết của thân mẫu, về câu chuyện của gia đình, cô
Susan quyết định viết quyển sách đầu tay là “The Manicurist’s Daughter.” Sách
này là một hồi ký đầy cảm xúc nói về câu chuyện của một người con gái thuộc gia
đình Việt Nam tị nạn tìm nhiều câu trả lời về cái chết của mẹ mình vì giải phẫu
thẩm mỹ.
Gia đình
cô đến Hoa Kỳ vào thập niên 1980 sau năm lần vượt biên không thành công. Khi đến
được Hoa Kỳ, mẹ cô là người dẫn đầu gia đình, mở được hai tiệm nail thành công
và là người đứng sau mọi thành công của gia đình. Đến khi cô được 11 tuổi, bà
quyết định đi giải phẩu thẩm mỹ thắt chặt bụng, nhưng sau đó cuộc giải phẫu thất
bại, và bà qua đời sau vài ngày hôn mê. Sau tang lễ, không ai trong gia đình được
nói về mẹ mình hay những gì đã xảy ra.
Trong 20
năm tiếp theo, cô Susan quyết định tự đi tìm câu trả lời, muốn biết tại sao người
hoàn hảo nhất trong gia đình lại muốn sửa đổi thân thể, và tại sao không ai nói
cuộc sống của mẹ mình ở Việt Nam ra sao.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DP-Manicurist-Daughter-3-1536x1061.jpg
Bìa
sách “The Manicurist’s Daughter.” (Hình: Thiện Lê/Người Việt)
Một câu trả
lời khác mà cô muốn biết là tại sao bác sĩ kia làm mẹ mình mất mạng vẫn được
hành nghề và vẫn tiếp tục nhắm vào cộng đồng gốc Việt. Qua nhiều đau đớn, nhiều
khó khăn, và thậm chí phải qua các vấn đề về tâm linh, cô phát hiện được nhiều
điều về thân mẫu, về bản thân và vẻ đẹp lý tưởng gần như không ai có được.
Đó là nội
dung của “The Manicurist’s Daughter” mà cô Susan Liễu muốn trình bày với độc giả
ở Little Saigon, Orange County.
Buổi ra mắt
sách là một cuộc đối thoại giữa tác giả với người dẫn chương trình là cô
Elizabeth Ái, đạo diễn kiêm nhà sản xuất của phim tài liệu “NEW WAVE,” nói về
văn hóa của người Mỹ gốc Việt trong thập niên 1980, cũng như đối thoại với những
người tham dự.
Cô mở đầu
buổi trò chuyện bằng cách kể lại cái chết của mẹ khi mình mới 11 tuổi vào năm
1996, và bà qua đời chỉ ở tuổi 38 sau khi bị mất khí oxy trong não bộ sau khi
vào phòng mổ hai tiếng, sau đó hôn mê năm ngày rồi qua đời. Cô cho hay sau đó mới
biết người bác sĩ giải phẫu cho mẹ mình lúc đó đang bị treo bằng, không có bảo
hiểm sai suất trong y tế, bị kiện 19 lần, những vẫn quảng cáo trong cộng đồng
Việt Nam ở vùng vịnh San Francisco.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DP-Manicurist-Daughter-4-1536x1024.jpg
Tác giả
Susan Liễu (phải) và người dẫn chương trình Elizabeth Ái. (Hình: Thiện Lê/Người
Việt)
Trong 20
năm, gia đình cô không hề đề cập đến người mẹ tuy bà luôn được coi như là sao Bắc
Đẩu của gia đình. Điều đó khiến cô muốn đối mặt với nhiều điều cấm kỵ trong gia
đình, cũng như trong cộng đồng gốc Việt, và cho rằng mẹ mình thật sự không còn
trên cõi đời này nữa nếu không ai nhắc đến bà.
Cô kể cô
phải tìm đủ mọi cách để vượt qua nỗi đau, thậm chí còn tham gia một giáo phái về
yoga của người Nam Hàn, rồi quyết định đối mặt với quá khứ bằng chương trình kịch
độc diễn “140 LBS: How Beauty Killed My Mother” để kể lại câu chuyện của gia
đình, rồi biết được hàng ngàn khán giả đến xem đều có những nỗi đau mà họ giấu
kín trong lòng.
Tác giả
Susan Liễu còn nói về nhiều tranh cãi với gia đình trong 20 năm về cái chết của
mẹ mình, kể lại cô cố gắng làm hài lòng gia đình qua học vấn vì cô tốt nghiệp
hai đại học danh tiếng là Harvard University và Yale University. Cô còn kể về
những chuyện khó tin xảy ra vào ngày cưới từ thời tiết thay đổi thất thường, đến
những chuyện tâm linh trong gia đình như đi coi bói và lên đồng.
Cô kể cô
sinh con vào ngày 30 Tháng Ba, 2020, lúc Hoa Kỳ đang đóng cửa mọi thứ vì đại dịch
COVID-19, và không thể kiếm tiền bằng diễn kịch được nữa, nhưng sau đó may mắn
có hợp đồng viết sách, và trong mấy năm vừa qua, cô bỏ nhiều công sức viết “The
Manicurist’s Daughter.”
Ngoài mục
đích tìm câu trả lời cho bản thân, cô Susan nói quyển sách này còn là một cách
hàn gắn các thế hệ, chia sẻ nhiều câu chuyện với nhau để giúp thế hệ sau có cuộc
sống tốt hơn.
Buổi nói
chuyện đầy những chủ đề có thể khó nghe đối với nhiều người, nhưng với cách ăn
nói đầy cuốn hút và hài hước của tác giả Susan Liễu làm mọi chủ đề dễ nghe hơn.
Cô còn thể hiện nhiều cảm xúc rất thật, làm ai lắng nghe cũng thông cảm được,
và đó là những cảm xúc mà cô muốn gửi đến độc giả trong 300 trang sách của “The
Manicurist’s Daughter.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DP-Manicurist-Daughter-5-1536x1153.jpg
Cô
Susan Liễu ký tặng sách cho một độc giả. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)
Qua những
cảm xúc đó, quyển hồi ký đầu tay của cô được khen ngợi rất nhiều, như tờ báo
The Los Angeles Times đánh giá là một trong sáu sách phải đọc cho Tết Nguyen
Đán. Tạp chí Goodreads and Elle đánh giá đó là một trong những sách đáng trông
đợi nhất của năm 2024. Tạp chí V đánh giá “đó là một hồi ký dũng cảm, đầy cảm
xúc đến mức không thể buông ra được.”
Với chủ đề
về gia đình trong nghề nail, về văn hóa và những điều cấm kỵ trong gia đình Việt
Nam, “The Manicurist’s Daughter” có thể là một sách vô cùng đáng đọc với nhiều
độc giả người Mỹ gốc Việt. [đ.d.]
—
Liên lạc
tác giả: le.thien@nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment