Bắt
Dương Công Minh, tức Minh “xoài”, tại sao không?
Phạm Vũ Hiệp (Báo Tiếng Dân)
01/05/2024
https://baotiengdan.com/2024/05/01/bat-duong-cong-minh-tuc-minh-xoai-tai-sao-khong/
Dương
Công Minh, còn gọi là Minh “xoài”, Minh “Him Lam”, sinh năm 1960, quê Quế Võ, Bắc
Ninh. Mẹ của Minh “xoài” là bà Đặng Thị Doan, sinh năm 1939. Theo lý lịch thì bố
Minh là một người họ Dương, hiện tại Minh đang giữ chức Chủ tịch hội đồng họ
Dương Việt Nam.
Thế
nhưng, nhiều cựu sĩ quan cùng thời cho rằng, Minh là con trai tướng Phạm Văn
Trà (sinh năm 1935), Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 8 và 9, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
giai đoạn 1997-2006. Tướng Trà đã nhận Dương Công Minh là “con nuôi” từ năm
1984, công khai với mọi người.
Dương
Công Minh có hơn 10 năm công tác trong quân đội. Thực tế Minh là “lính kiểng”,
làm việc tại công ty Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Quốc phòng, trụ sở tại thành Hồ.
Cái tên Minh “Xoài” có từ khi Minh tham gia buôn Xoài, xuất khẩu sang Trung Quốc,
nhưng bị thua lỗ, phải bán lô đất 1000m2, có nguồn gốc đất quốc phòng, trên đường
Cộng Hoà, quận Tân Bình, để trả nợ.
Vợ
Dương Văn Minh tên là Lê Thị Vân Thảo, sinh năm 1964, quê Quảng Ngãi. Thảo là
con gái một sĩ quan VNCH. Vân Thảo hiện là Chủ tịch HĐQT Satori.
Dù
có bố Trà đỡ đầu, nhưng theo quy định của Bộ Quốc phòng, Minh buộc phải xuất
ngũ, ra khỏi quân đội với lon trung uý.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/1.jpg
Vợ
chồng Dương Công Minh bên mẹ và chị gái. Nguồn: Họ Dương VN
Bảo
kê và thâu tóm tài chính
Năm
1994, được bố Phạm Văn Trà bơm tiền, Minh thành lập Công ty Trách nhiệm Hữu hạn
Thương mại Him Lam, mục đích kinh doanh bất động sản. Hàng trăm hec-ta đất tại
TPHCM do quân đội quản lý đã lọt vào tay Minh Xoài, biến thành các dự án nhà ở
mở bán. Một số dự án như: Khu Đồng Diều (Quận 8), Khu 6A Him Lam (Bình Chánh),
khu đô thị mới Him Lam Tân Hưng (Quận 7), Him Lam Riverside, Him Lam Chợ Lớn,
Him Lam Phú Đông…
Tại
Bắc Ninh có Dự án Trung tâm thương mại Him Lam Plaza. Hà Nội có Dự án công viên
công nghệ thông tin Hà Nội, Dự án Galaxy 2, Dự án Sân golf Long Biên, cùng rất
nhiều dự án lớn trải dài khắp trên cả nước.
Công
ty cổ phần Him Lam hiện nay có vốn điều lệ 6500 tỷ đồng, Minh nắm tới 99%.
Năm
2008, Minh “xoài” cho ra đời Him Lam Land, chính thức lấn sân sang mảng tài
chính và tham gia thành lập Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
(LienVietPostBank). Minh giữ chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng này, giai đoạn từ
2008 – 2017.
Minh
“Him Lam” gây nhức nhối và thách đố dư luận từ khi anh ta chiếm 157 hec-ta đất ở
sân bay Tân Sơn Nhất để làm sân golf hồi năm 2007. Tháng 5-2007, thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng có văn bản cho phép đầu tư và xây dựng sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất.
Minh “xoài” đẩy nhanh giải phóng mặt bằng và xây dựng sân golf với tổng mức đầu
tư ước tính khoảng 2.200 tỷ đồng.
Trên
thế giới, không quốc gia nào “xẻ thịt” sân bay để làm sân golf cả. Để được phi
vụ này, Minh “Xoài” được bố Phạm Văn Trà, cùng Phùng Quang Thanh – bộ trưởng Bộ
Quốc phòng kế nhiệm tướng Trà, cùng với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông-Vận
tải, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam và một số tướng trong quân đội – gọi
chung là “nhóm lợi ích” – tiếp tay bằng một “kịch bản” dàn dựng công phu, nhằm
cướp cho bằng được đất đai ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Minh
“xoài” cấp tốc cho xây la liệt biệt thự, nhà cửa để chiếm đất không hoàn trả. Mục
đích của Minh và nhóm lợi ích trong quân đội là đẩy sân bay Tân Sơn Nhất vào
tình trạng tồi tệ khiến sân bay này không sử dụng được, phải xây sân bay khác,
đó là sân bay Long Thành.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/2.jpg
Ảnh:
Hai tướng quân đội Phạm Văn Trà (trái) và Phùng Quang Thanh từng bảo kê cho
Minh “xoài”. Ảnh chụp năm 2015. Nguồn: Báo Dân Trí
Lo
sợ sân golf Tân Sơn Nhất có ngày bị thu hồi, nhóm lợi ích lại vẽ ra các cuộc hội
thảo khoa học, mời số “cò mồi” như Trần Đình Thiên (Viện Kinh tế Trung ương),
Trần Du Lịch (Viện Kinh tế TPHCM), Trần Quang Châu (Viện Hàn lâm KHXH) phát biểu,
tranh luận, tham luận. Nội dung gói gọn trong hai vấn đề: Một là cần xây sân
bay mới Long Thành; hai là phản bác tất cả mọi ý kiến của các nhà khoa học bàn
về chuyện không nên xây sân bay Long Thành, chỉ cần nâng cấp, mở rộng sân bay
Tân Sơn Nhất.
Năm
2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt
Nam (ACV) làm chủ đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tổng mức đầu
tư cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng, tương đương 16,03 tỷ USD. Tuy nhiên, đến
2023 khi dự án triển khai xây dựng, tổng vốn đầu tư đã lên đến 20 tỷ USD, nhưng
con số vẫn chưa dừng ở đó.
Vậy
là Dương Công Minh đã thắng trong canh bạc cân não. Chỉ vì Minh “xoài” và nhóm
quân đội đứng đằng sau Minh phù phép, mà nhà nước đã thua thiệt một số tiền khổng
lồ. Sau khi “xẻ thịt” được Tân Sơn Nhất, tính đến cuối năm 2017, Him Lam Group
của Minh “xoài” đã có tổng tài sản 2 tỷ Mỹ kim, nhưng nhà nước đã phải bỏ ra
hơn 20 tỷ Mỹ kim để xây sân bay Long Thành!
Khi
nào thì bắt Minh “xoài”?
Minh
“xoài” một tay che trời, kiếm ngàn tỷ đồng dễ như trở bàn tay. Suốt hai chục
năm, nhờ thế lực và đồng tiền hối lộ đi trước, nên đế chế Him Lam và các công
ty của Minh luôn nằm ngoài sự kiểm tra của các cơ quan thanh tra, kiểm toán,
tài chính, ngân hàng.
Năm
2017, Dương Công Minh thoái vốn tại LienVietPostBank. Nhờ sự giúp sức của Ngân
hàng nhà nước và phe nhóm quân đội, Minh đã hớt tay trên của Trầm Bê để nhảy
vào ghế Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank – STB).
Sacombank
vốn là của đại gia Đặng Văn Thành, bị Trầm Bê thâu tóm. Cái kết không những bị
Minh “xoài” cướp mất, mà Trầm Bê lại còn vướng lao lý, phải ngồi tù với bản án
7 năm.
Chưa
dừng lại ở đó, khi Trịnh Văn Quyết bị khởi tố bắt giam, Tập đoàn FLC rơi vào khủng
hoảng, Minh “xoài” đã nhanh chóng xuất hiện. Hiện Dương Công Minh đóng vai cố vấn
HĐQT, trong khi tay chân của Minh là Lê Thái Sâm và Doãn Hữu Đoàn lại là Chủ tịch
và Phó chủ tịch Bamboo Airways.
Trong
những ngày diễn ra phiên toà xét xử Trương Mỹ Lan và đồng bọn của bà ta, có
thông tin gây xôn xao dư luận, rằng Dương Công Minh làm ăn và dính rất sâu với
Vạn Thịnh Phát. Minh đã trực tiếp giúp bà Lan “rửa tiền”, số tiền 108.000 tỷ đồng
và 14,7 triệu USD, thông qua một nhân vật có tên là Hồ Quốc Minh, hiện đã rời
khỏi Việt Nam, xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.
Hồ
Quốc Minh, sinh năm 1979. Minh và Nguyễn Cao Trí từng được biết đến là các ‘ông
bầu’ của Câu lạc bộ Bóng đá Sài Gòn (Sài Gòn FC). Hồ Quốc Minh cũng là cổ đông
sáng lập của loạt công ty thành viên trong “hệ sinh thái” Capella Holdings của
Nguyễn Cao Trí như CTCP Bến Thành City, CTCP Bến Thành Homes, CTCP Bến Thành
Hospitality.
Ai
đã giúp cho Hồ Quốc Minh trốn ra nước ngoài khi Trương Mỹ Lan bị khởi tố bắt
giam? Dương Công Minh, Nguyễn Cao Trí, “nhóm lợi ích” trong quân đội hay công
an? Những câu hỏi này hiện vẫn chưa có lời giải đáp.
Mới
đây, tài khoản Facebook cá nhân “Thang Dang”, được cho là của Đặng Tất Thắng, cựu
Chủ tịch Tập đoàn FLC và Bamboo Airways, đăng tin Chủ tịch Sacombank Dương Công
Minh bị cấm xuất cảnh. Thế là Minh “xoài” và Sacombank nhảy dựng lên, gửi công
văn cầu cứu Bộ Công an, Ban Tuyên giáo và một số cơ quan nhờ can thiệp.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/3.jpg
Công
văn cầu cứu của Sacombank
Giới
kinh doanh tài chính ngân hàng đang so sánh Dương Công Minh với Trương Mỹ Lan.
Người ta cho rằng, cách làm ăn của Minh “xoài” không khác gì Trương Mỹ Lan.
Him
Lam Group cũng phát hành trái phiếu, huy động vốn ồ ạt. Dương Công Minh cũng vi
phạm quy định về sở hữu chéo, cho vay, sân sau của ngân hàng. Cách điều hành của
Minh “xoài” phức tạp, tinh vi, nhằm thao túng, lũng đoạn, bất chấp các quy định
pháp luật để thực hiện phạm tội, nhằm lách quy định của pháp luật để chiếm đoạt
tiền của ngân hàng, đồng thời trốn tránh sự truy vết của cơ quan chức năng.
Minh
“xoài” dùng người thân tín đứng tên sở hữu cổ phần, nhằm thâu tóm, thao túng.
“Hệ sinh thái” Him Lam sử dụng ngân hàng như một công cụ tài chính, để huy động
tiền, thiết lập “ma trận” các pháp nhân, chuyển tiền lòng vòng, rút tiền mặt, cắt
đứt dòng tiền, bán nợ xấu làm đẹp hồ sơ, mua chuộc cán bộ… để che giấu cơ quan
chức năng phát hiện sai phạm.
Có
thông tin hiện nay vợ con Dương Công Minh đã đào tẩu sang Mỹ. Minh hiện đang sống
với vợ bé tên Linh trong một căn biệt thự tại khu vực sân golf Long Biên. Nguồn
tin cũng cho biết, cô vợ bé này nhỏ hơn Minh gần 30 tuổi và có với Minh hai đứa
con.
Giới
tài phiệt đang tung “hoả mù”, nếu như nhà nước bắt giam Dương Công Minh, sẽ dẫn
đến “hiệu ứng domino” gây hỗn loạn và sụp đổ hệ thống tài chính, ngân hàng
ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
Thế
lực của Dương Công Minh hiện vẫn còn đang rất mạnh. Cổ phần trong “hệ sinh
thái” Him Lam của các tướng quân đội về hưu và đương chức vẫn là con số bí ẩn.
Bảo kê cho Minh “xoài” hiện nay, ngoài thế lực quân đội, còn có cả một số nhân
vật trong ngành công an.
Ban
Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng và các cơ quan điều tra cấp cao cần
sớm vào cuộc để tháo ngòi nổ “quả bom” Dương Công Minh. Nếu không, một ngày nào
đó, vụ án Trương Mỹ Lan thứ hai nổ ra, sẽ tạo ra một cơn địa chấn quốc gia với
mức độ và hậu quả hết sức nặng nề.
No comments:
Post a Comment