Vì
sao tăng trưởng kinh tế Nga năm 2024 vượt cả các cường quốc?
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 22/04/2024 - 14:20
Giữa
chiến tranh và bị hứng chịu trừng phạt liên tiếp của phương Tây, kinh tế Nga tiếp
tục tạo đột phá. Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa mới sửa lại dự báo tăng trưởng của
Nga, đang có xu hướng tăng nhanh hơn cả nền kinh tế của Hoa Kỳ hay khu vực đồng
Euro.
Công
nghiệp quốc phòng một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Nga trong chiến
tranh. Ảnh Bộ Quốc Phòng Nga phổ biến ngày 11/07/2023: Một xưởng chế tạo xe bọc
thép quân sự Nga. AP
Tháng
10 năm ngoái được ước tính chỉ có 1,2% sau đó đến tháng 1 con số được điều
chỉnh thành 2,6%, dự báo tăng trưởng của Nga trong năm 2024 vừa mới được Quỹ Tiền
Tệ Quốc Tế (IMF) điều chỉnh một lần nữa theo hướng tăng lên, theo đó GDP của
Nga năm nay sẽ là 3 ,2%. Viễn cảnh thành tích kinh tế của Nga như vậy lạc
quan hơn nhiều so với các cường quốc như Hoa Kỳ (2,7%), Nhật Bản (0,9%) hay
Pháp (0,7%).
Sau
năm suy thoá 2022, tăng trưởng kinh tế Nga nhảy vọt lên 3,6% vào năm 2023. Kinh
tế Nga đang chống cự tốt, bất chấp lệnh trừng phạt ồ ạt của phương Tây. Hoạt động
kinh tế Nga chủ yếu là do có sự bùng nổ các đơn đặt hàng vũ khí. Theo hãng tin
Nga Tass, năm ngoái, lĩnh vực công nghiệp quốc phòng đã tăng trưởng cao hơn từ
30% đến 40% so với mức của năm 2021. Còn theo Sipri (Viện Hòa bình Stockholm),
năm 2023, chi tiêu quân sự của Nga tăng 24%, đạt 109 tỷ đô la (115 tỷ
theo ước tính của IMF). Trong mười năm, chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng
57%.
«Việc
nền kinh tế được Nhà nước huy động hỗ trợ nỗ lực chiến tranh đã có tác động
kích thích hoạt động, ở khí cạnh cung ( công nghiệp và xây dựng) cũng như
cầu », ông Julien Verceuil, tiến sĩ khoa chính trị, giảng viên Viện
nghiên cứu Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông (Inalco), nhận định.
Tuy
nhiên, mặc dù GDP đã thách thức những dự đoán bi quan nhất, nền kinh tế Nga vẫn
còn rất mong manh. Các triển vọng cho giai đoạn 2024-2025 kém thuận lợi hơn.
Thặng
dư thương mại kỳ lạ
Năm
2022, bất chấp các lệnh trừng phạt dầu mỏ nhằm làm giảm nguồn thu từ xuất khẩu
của Matxcơva, nhưng riêng xuất khẩu dầu vẫn đạt mức kỷ ục. Có được như vậy là
nhờ giá năng lượng tăng mạnh và khả năng lách các biện pháp trừng phạt của Điện
Kremlin, trong đó có giới hạn giá trần dầu Nga ở mức 60 đô la Mỹ. Ấn Độ và
Trung Quốc đã thay thế phần lớn khách hàng châu Âu bằng cách mua 80% đến 90% lượng
dầu thô xuất khẩu của Nga.
Nguồn
lợi lớn này đã giúp Nga có được thặng dư cán cân thanh toán đến « kỳ lạ »,
với « gần 250 tỷ đô la » trong khi trong 10 năm qua
con số này của Nga chỉ ở mức trung bình 63 tỷ. Michel Fouquin, nhà kinh tế, cố
vấn tại Trung tâm Nghiên cứu Triển vọng và Thông tin Quốc tế tại Pháp (Cepii)
phân tích. Chính đó là cái kho này giúp Nga hạn chế suy thoái của 2022 và chi
phí cho chiến tranh.
Tuy
nhiên, đến năm 2023, thặng dư đó giảm xuống còn 50 tỷ USD, trong khi ngân sách
quân sự tăng khiến thâm hụt tăng cao (khoảng 1% GDP năm ngoái). Các biện
pháp trừng phạt chắc chắn không làm nền kinh tế Nga đi chệch đường ray nhưng
khiến nước này gặp khó khăn nghiêm trọng.
Chuyên
gia Julien Vercueil ghi nhận, những biện pháp trả đũa đầu tiên “gây bất ổn
đáng kể cho hệ thống tài chính Nga. Việc thất thoát vốn mà các biện pháp này
thúc đẩy có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn dự trữ của Ngân hàng Trung ương (Nga)
trong vài tuần và có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính lớn ».
Matxcơva
đã bịt lỗ hổng đó bằng cách áp đặt kiểm soát nghiêm ngặt trao đổi hối đoái.
Một
mảng khác của lệnh trừng phạt nhằm cấm buôn bán một số sản phẩm nhạy cảm hoặc sản
phẩm dùng cho mục đích quân sự. Julien Vercueil khẳng định: “Giờ đây, theo sự
thừa nhận của đại đa số các công ty Nga được phỏng vấn, việc tìm nguồn linh kiện
và máy móc nhập khẩu vẫn khó khăn hơn và tốn kém hơn so với trước chiến tranh”.
Theo ông, “chúng ta có thể nói rằng chiến tranh và các lệnh trừng phạt đã
khiến Nga thiệt hại từ 5 đến 6% GDP, hoặc hai năm tăng trưởng kinh tế. Và hai yếu
tố này sẽ tiếp tục đè nặng trong tương lai.»
Những
phiền toái về tài chính đầu tiên
Trong
nỗ lực của Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ ngăn chặn điện Kremlin duy trì nền kinh
tế chiến tranh bằng cách chuyển hướng thương mại của mình sang các đối tác mới,
giờ đây các ngân hàng nước ngoài đang là mục tiêu. Các định chế tài chính và những
thực thể pháp nhân có trụ sở ở những quốc gia thứ ba đang tạo điều kiện cho việc
lách các trừng phạt của phương Tây.
Ba
trong số các ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc đã đình chỉ một số
khoản thanh toán của Nga kể từ tháng 1. Julien Vercueil nhận xét: “Một số
ngân hàng Trung Quốc đang bắt đầu cho rằng thị trường Nga không đáng phải chấp
nhận rủi ro hứng chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây, đặc biệt là các lệnh
trừng phạt của Mỹ”. Các ngân hàng Trung Quốc không phải là duy nhất biết sợ.
Theo
nhật báo Mỹ Washington Post, ngân hàng quốc doanh chính của Dubai đã đóng một số
tài khoản của các nhà tài phiệt và các nhà buôn dầu mỏ Nga. Các ngân hàng Thổ
Nhĩ Kỳ cũng ngày càng cảnh giác với các hoạt động liên quan đến Nga. Hoa Kỳ
cũng cảnh báo các ngân hàng Áo.
Những
dấu hiệu phiền toái đầu tiên về tài chính của điện Kremlin còn được cộng thêm sự
phức tạp của việc phi đô la hóa thanh toán bên ngoài của nước này trước sự suy
yếu của đồng rúp trên thị trường thế giới. Ngân hàng Trung ương Nga đã nâng lãi
suất dài hạn lên 16%, đối mặt với lạm phát hơn 7% vào năm 2023. Và mức tăng này
đang đè nặng lên nền kinh tế.
Thúc
đẩy thất thoát vốn
Thách
thức nhân ba với tổng thống Putin. Giờ đây, ông phải cùng lúc tài trợ cho chiến
tranh, duy trì mức sống của người dân và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy
nhiên, để kiềm chế lạm phát đòi hỏi phải giảm chi tiêu công. Điều này dường như
không thể thực hiện đối với ngân sách quân sự.
Liệu
đây có phải là thời điểm thích hợp để phương Tây tấn công mạnh hơn vào hầu bao
của Điện Kremlin? Cựu cố vấn của ngân hàng Nga, Alexandra Prokopenko, đã nói
trong một cuộc phỏng vấn gần đây với báo Đức Der Spiegel: “Đã đến lúc
phải làm chảy máu dần dần nền kinh tế Nga”. Bà khuyến nghị, thay vì "cắt
đứt khả năng tiếp cận tiền của phương Tây, trái lại, chúng ta có thể cố gắng
kích thích sự thoát vốn khỏi Nga", bằng cách khuyến khích cả việc chảy
máu chất xám và vốn.
Mặc
dù vậy, theo chuyên gia Michel Fouquin và nhiều nhà quan sát khác, nước Nga
, « với tất cả sự suy yếu mà người ta có thể giả định, vẫn sẽ đủ
khả năng sinh tồn ».
(Theo
Le Figaro)
----------------------------
Các
nội dung liên quan
TẠP
CHÍ KINH TẾ
Dầu
hỏa : « Hạm đội ma », cánh tay đắc lực giúp Nga lách trừng phạt quốc
tế
PHÂN
TÍCH
Chiến
tranh Ukraina : Hai năm phương Tây chạy đua trừng phạt Nga
ĐIỂM
TUẦN BÁO
Ukraina
và châu Âu trước thách thức trường kỳ kháng chiến
No comments:
Post a Comment