Tuesday, April 9, 2024

VẠN THỊNH PHÁT : NHỮNG LÃNH ĐẠO NÀO NÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VỤ ÁN? (BBC News Tiếng Việt)

 



 

Vạn Thịnh Phát: Những lãnh đạo nào nên chịu trách nhiệm về vụ án?

BBC News Tiếng Việt

9 tháng 4 năm 2024

 https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd10e5e937do

 

Chuyên gia nhận định với BBC rằng những sai phạm bị cáo buộc tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB diễn ra suốt 10 năm trời, điều này có nghĩa là nhiều quan chức, thống đốc ngân hàng có thể liên quan đến vụ việc.

 

Vụ án Vạn Thịnh Phát được cơ quan chức năng xác định là có số tiền thiệt hại kỷ lục từ trước đến nay. Theo SCB, tạm tính đến thời điểm mở phiên tòa sơ thẩm vào ngày 5/3/2024 thì SCB bị thiệt hại hơn 760.000 tỷ đồng.

 

Còn theo cáo trạng, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và các đồng phạm bị cáo buộc gây thiệt hại khoảng 498.000 tỷ đồng, khi áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo.

 

Dù là tính theo cách nào thì quy mô của vụ án cũng khiến nhiều người sửng sốt.

 

Điều đáng chú ý là những sai phạm mà bà Lan bị cáo buộc đã diễn ra hơn 10 năm trời, nhưng vì sao mãi cho tới gần cuối năm 2022, mọi việc mới bị phơi bày?

 

Và ngoài đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước và các quan chức cấp thấp bị cáo buộc nhận hối lộ, còn có quan chức nào đáng ra nên chịu trách nhiệm hay không?

 

 

Lãnh đạo nào nên chịu trách nhiệm?

 

Trong 86 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát, chỉ có 18 người thuộc đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước là những cán bộ bị đưa ra xét xử. Trong đó, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II là bị cáo buộc nhận số tiền hối lộ "nhiều nhất từ trước đến nay" là 5,2 triệu USD.

 

Tất cả 17 thành viên còn lại trong đoàn thanh tra thì nhận tiền từ 100 triệu đồng đến 390.000 USD, với tổng giá trị mà nhóm này nhận gần 6 triệu USD, nhằm bưng bít sai phạm tại SCB.

 

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt ngày 8/4, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà quan sát chính trị Việt Nam, nhận định rằng vụ án Vạn Thịnh Phát là một "sự bẽ bàng cho Việt Nam".

 

Điều bất thường là cho tới nay, chưa có chính trị gia hay quan chức cấp cao nào phải chịu trách nhiệm cho bê bối này. Tiến sĩ Hiệp nhận xét rằng, sai phạm đã diễn ra hơn 10 năm trời, "có nghĩa là nhiều quan chức, thống đốc ngân hàng có thể có dính dáng hoặc phải chịu trách nhiệm".

 

Một số nhà quan sát cho rằng có thể nhắc đến trách nhiệm của ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2016-2020.

 

Ông Lê Minh Hưng cũng được "đánh giá là một chính trị gia đầy triển vọng trước khi vụ việc Vạn Thịnh Phát vỡ lở".

 

Một nhà quan sát chính trị Việt Nam chia sẻ với BBC News vào ngày 8/4 rằng: "Tôi nghĩ ông Lê Minh Hưng nên có trách nhiệm vì đã không ngăn chặn được vấn đề, dù không phải là người mở màn cho sai phạm nhưng tôi chắc rằng ông ấy phải nhận thấy vấn đề và lẽ ra phải ngăn chặn nó."

 

"Như vậy, tôi cho rằng ông ấy nên chịu một phần trách nhiệm cho vụ án Vạn Thịnh Phát nhưng tới bây giờ, tên ông ấy vẫn không được nhắc đến trong tài liệu vụ án hay trên báo chí," nhà quan sát này đánh giá, với điều kiện ẩn danh do tính chất nhạy cảm của vấn đề khi ông Hưng vẫn còn là cán bộ cấp cao của Trung ương Đảng.

 

"Liệu ông Lê Minh Hưng có thể phải chịu trách nhiệm hay không thì vẫn còn bỏ ngỏ," người này nói.

 

Còn theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thì "đến nay chưa có lãnh đạo cấp cao nào chịu kỷ luật cho vụ bê bối và điều này là khá là bất thường.”

 

Sau thời gian làm Thống đốc Ngân hàng nhà nước, ông Hưng đã được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng vào đầu năm 2021.

 

Từ năm 2021 đến nay, ông là Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng, Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

 

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 



No comments: