Thursday, April 11, 2024

ÔNG HUN SEN KỊCH LIỆT BÁC BỎ KHẢ NĂNG KÊNH ĐÀO PHÙ NAM TECHO & REAM PHỤC VỤ HẢI QUÂN TRUNG QUỐC (BBC News Tiếng Việt)

 



 

Ông Hun Sen kịch liệt bác bỏ khả năng kênh đào Phù Nam Techo và Ream phục vụ hải quân Trung Quốc

BBC News Tiếng Việt

10 tháng 4 2024, 13:21 +0

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ce5l04k50l6o

 

Cựu Thủ tướng Hun Sen đã lên tiếng gay gắt liên quan đến những nhận định về khả năng nước này đang mở đường cho Trung Quốc tiếp cận quân sự thông qua căn cứ Ream và dự án kênh đào Phù Nam Techo.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/0935/live/26e65df0-f72b-11ee-8369-47dc4454b972.png

Hình ông Hun Sen và bản đồ phác họa dự án kênh đào Phù Nam Techo

 

Ông Hun Sen gọi những ý kiến cho rằng dự án kênh đào Phù Nam Techo có thể bị biến thành tuyến giao thông quân sự để hải quân Trung Quốc tiếp cận biên giới Việt Nam là "vu khống” và “bịa đặt”.

 

Ông Hun Sen tiếp tục khẳng định Campuchia và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng tốt, hợp tác tốt trong mọi lĩnh vực.

 

Trong bài viết đăng trên trang Facebook chính thức hôm 9/4, ông Hun Sen nhấn mạnh việc có một căn cứ cho lực lượng quân sự của Trung Quốc đồn trú ngay trên lãnh thổ Campuchia là đi ngược lại với hiến pháp của quốc gia này.

 

Ông đồng thời gọi những nhận định trước đó về việc Campuchia có thể trao cho Trung Quốc quyền tiếp cận và sử dụng căn cứ quân sự Ream là “sự bịa đặt”.

 

Về dự án kênh đào Phù Nam Techo, ông Hun Sen cũng khẳng định kênh đào này chỉ “thuần túy phục vụ lợi ích kinh tế xã hội".

 

Hồi tháng 3, Thủ tướng Hun Manet, con trai và cũng là người kế nhiệm ông Hun Sen trên ghế thủ tướng, đã lặp lại tuyên bố dự án kênh đào Phù Nam Techo sẽ mang lại lợi ích cho 1,6 triệu người dân sống dọc công trình có kinh phí dự kiến 1,7 tỷ USD này và bác bỏ khả năng Phnom Penh sẽ vay nợ Bắc Kinh.

 

Cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã được các thượng nghị sĩ bầu làm Chủ tịch Thượng viện vào hôm 3/4.

 

Giới phân tích cho rằng cương vị mới sẽ càng giúp ông Hun Sen trong việc tiếp tục thống trị chính trường Campuchia và đây là động thái mới nhất trong việc củng cố quyền lực gia đình Hun Sen.

 

 

·        Miền Tây khát nước sạch giữa mùa hè khốc liệt, Chính phủ Việt Nam khẩn cấp ứng phó8 tháng 4 năm 2024

·        Ai từng trợ giúp Pol Pot và đồng minh?17 tháng 11 năm 2018

·        Chế độ Khmer Đỏ và bốn năm 'Cánh đồng chết'9 tháng 1 năm 2019

 

 

Bác bỏ mục đích 'quân sự' của kênh đào Phù Nam Techo

 

Theo báo Khmer Times ngày 10/4, những tuyên bố cũng ông Hun Sen trên Facebook là nhằm đáp trả một bài viết do báo Straits Times của Singapore đăng tải hôm 9/4.

 

Bài viết trên Straits Times dẫn một ý chính từ bài báo "Dự án kênh đào Funan Techo lợi ích và hệ lụy" của hai tác giả Đình Thiện và Thanh Minh, được đăng trên Tạp chí Phương Đông, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, số 63 tháng 3/2024.

 

Bài viết của Đình Thiện và Thanh Minh cũng đã được đăng trên trang web Học viện Chính trị Công an Nhân dân, trực thuộc Bộ Công an Việt Nam vào ngày 18/3/2024.

 

Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông (ORDI) là một đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, được thành lập năm 2001.

 

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho trí thức khoa học và kỹ thuật Việt Nam. ORDI có trụ sở tại TP HCM và chi nhánh tại Hà Nội.

Tổng Biên tập Tạp chí Phương Đông là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam.

 

Dù được giới thiệu là tổ chức phi chính phủ, nhưng thành phần lãnh đạo ORDI, cùng với việc các hoạt động của viện này được báo điện tử Chính phủ Việt Nam và báo điện tử Đảng Cộng sản đưa tin đều đặn, có thể hiểu đây là một tổ chức vệ tinh của chính quyền.

 

Từ đó, có thể hiểu bài viết về dự án kênh đào Phù Nam Techo được đăng tải trên Tạp chí Phương Đông ít nhiều phản ánh góc nhìn và mối bận tâm của chính phủ Việt Nam.

 

Cụ thể bài viết đã đưa ra nội dung về khả năng “lưỡng dụng” của kênh đào Phù Nam-Techo, tức là có thể vừa mang mục đích kinh tế-xã hội, vừa quân sự.

 

“Nhiều chuyên gia quân sự đặt ra khả năng khi các cửa cống trên Kênh đào Funan Techo đóng lại có thể tạo độ sâu cần thiết, đủ để cho tàu quân sự đi từ Vịnh Thái Lan, hay từ căn cứ Ream, vào sâu trong nội địa Campuchia và tiến đến gần về phía biên giới nước này,” theo nội dung bài viết.

 

Nhận định về khả năng “lưỡng dụng” này của kênh đào Phù Nam Techo trong bài viết của hai tác giả trên đã được trích dẫn lại trên tờ Strait Times hôm 9/4. Khi lên tiếng chỉ trích, ông Hun Sen nhằm chủ yếu vào ý này, do đó, có thể hiểu là ông gián tiếp phản ứng bài báo của Việt Nam.

 

Trước đó, trong bài viết trên Diplomat ngày 2/1/2024, tác giả Sothearak Sok, nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á và giảng viên Đại học Hoàng gia Phnom Penh, Campuchia, nêu một bình luận cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng kênh đào này để thúc đẩy tham vọng quân sự trong khu vực, tuy nhiên không nêu chi tiết cụ thể.

 

-

XEM TIẾP >>>>>

 

 

 

 


No comments: