Ngoại
trưởng Vatican đến VN, một chuyến Tông du và những trở ngại về tự do tôn giáo
10/04/2024
Chính quyền Việt Nam có thể thúc đẩy rất nhanh quá trình nâng
cấp quan hệ ngoại giao đầy đủ với Toà thánh Vatican, và chuẩn bị cho một chuyến
đi của Đức Giáo hoàng Francis, nhưng tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn luôn là một
vấn đề lâu dài và sẽ không có nhiều tiến bộ trong thời gian tới.
https://gdb.voanews.com/e0268d45-dc9c-413f-90d0-de716901264c_w1023_r1_s.jpg
Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam, Bùi Thanh Sơn, đón Tổng
Giám Mục, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh, Paul Gallagher (phải), tại Bộ
Ngoại Giao ở Hà Nội, 9 tháng Tư, 2024.
Theo
lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Tổng giám mục Paul Gallagher, Bộ
trưởng ngoại giao Toà thánh (Secretary for the Relation with States and
Organization of the Holy See) đã đến thăm Việt Nam.
Chuyến
công du của Ngài kéo dài 6 ngày, từ 9 đến 14 tháng 4 năm 2024.
Trang
tin của
Hội đồng Giám mục Việt nam cho biết Đức Tổng giám mục Gallagher sẽ gặp Bộ trưởng
Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, chào thăm
lãnh đạo Bộ Nội vụ, Ban tôn giáo Chính phủ.
Ngài
cũng sẽ cử hành 3 thánh lễ tại Hà Nội, Huế, Sài gòn và đi thăm Bệnh viện Nhi
trung ương. Trước khi kết thúc chuyến thăm, Ngài sẽ có một cuộc gặp chung với
toàn thể Hội đồng Giám Mục Việt Nam (bao gồm ít nhất 27 Giám mục thuộc 27 Giáo
phận tại Việt Nam)
Đây
là chuyến thăm đầu tiên ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao Toà thánh Vatican đến Việt
Nam.
“Chương
mới” cho cả Vatican và Việt Nam
Việt
Nam và Vatican chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao đầy đủ và cũng chưa có một Đức
Giáo Hoàng nào đến thăm Việt Nam trong suốt chiều dài hơn
400 năm truyền giáo mặc dù rất nhiều lãnh đạo cao cấp của Việt Nam
đã đến Vatican.
Kể
từ khi những người cộng sản lên cầm quyền, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và
Toà thánh Vatican cơ bản phụ thuộc vào phía Việt Nam. Ngay trong những thời kỳ
Việt Nam bị cô lập nặng nề, chính quyền vẫn kiên quyết hạn chế tự do tôn giáo
và tỏ ra lạnh nhạt với mọi mối quan hệ với Vatican.
Chính
quyền coi “Vatican” như một thế lực tôn giáo “hắc ám”, gắn liền các hoạt động
truyền giáo với sự xâm lăng của ngoại bang hơn là một quốc gia hữu thần nhân
ái. Các hoạt động tuyên truyền chống lại các tôn giáo nói chung, công giáo nói
riêng, rất đậm nét trong những sinh hoạt ở Miền Bắc Việt nam kể từ 1954 và cả
nước kể từ 1975.
Cá
nhân tôi khi còn nhỏ đi học thường bị bạn bè “đọc vè nhạo báng Chúa” và
thầy cô thì thuyết phục “bỏ đạo để vào đoàn”. Rất nhiều người Công giáo
tự nguyện hoặc buộc phải ghi “không” trong mục tôn giáo ở chứng minh nhân dân.
Chính vì vậy, con số thống kê về số lượng người Công giáo ở Việt Nam giữa chính
quyền và giáo hội có khác nhau.
Sau
những nỗ lực kiểm soát hoàn toàn giáo hội Công giáo theo mô hình Trung Quốc
không thành công, chính quyền đã mềm mỏng và mở ra những kênh đối thoại mới với
Vatican. Một Tổ công tác hỗn hợp của 2 bên được thành lập với khoá họp đầu tiên
vào ngày 16/2/2009.
Trong
suốt 14 năm với IX vòng họp nhưng vẫn không có những đột phá về ngoại giao cho
đến cuộc
gặp lần thứ X vào ngày 31/3/2023 tại Vatican do 2 thứ trưởng Lê Thị
Thu Hằng (Việt Nam) và Đức ông Miroslaw Wachowski đồng chủ trì, đã có những tiến
bộ vượt bậc. Đó là lúc hai bên đã nhất trí được về “Quy chế hoạt động của
Đại diện Thường trú Toà thánh Vatican và Văn phòng Đại diện thường trú của Toà
thánh tại Việt Nam”.
Sau
đó, vào ngày 31/2/2024, Đức Tổng giám mục Mareck đã đến Hà Nội để bắt đầu
nhận nhiệm vụ của mình. Chỉ sau 2 tháng hiện diện tại Việt Nam, Ngài đã phối hợp
cùng các cơ quan liên quan của Việt Nam để tổ chức chuyến đi cho Ngoại trưởng
Vatican lần này.
Triển
vọng về một chuyến tông du
Mục
đích chuyến thăm của Ngoại trưởng Vatican lần này là để “tăng cường quan hệ” và
chuẩn bị cho một chuyến đi ở cấp cao hơn. Có thể bước tiếp theo là chuyến viếng
thăm của Hồng Y Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Pietro Parolin (Cardinal Secretary
of State of Vatican City) và/hoặc sau đó là một
chuyến tông du của Đức giáo Hoàng Francis.
Đây
không chỉ là bước tiến về ngoại giao của Việt Nam mà cũng là một bước đi đặc biệt
của Vatican khi thiết lập quan hệ ngoại giao với một quốc gia cộng sản vô thần ở
Châu Á đang “chia sẻ tương lai chung” với Trung Quốc, một đất
nước từ lâu đã cắt đứt quan hệ với Vatican và đặt Giáo hội Công giáo chính thống
vào diện “hầm trú”.
Vatican
vẫn luôn luôn có chủ trương mong muốn tìm kiếm lợi ích cho các tín hữu của mình
trên khắp thế giới và mong muốn về một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đến Việt
Nam là có thật khi Ngài nói:“Đó là vùng đất đáng để tới, nơi tôi rất cảm mến”.
Lời mời về một chuyến viếng thăm đã được đưa ra và Đức Giáo Hoàng đã nhận lời.
Ngài còn nói mong muốn đến thăm Việt Nam “sớm nhất có thể”.
Mặc
dù cho đến nay, Toà thánh và Việt Nam đều chưa chính thức loan báo về chuyến viếng
thăm vào tháng 9 năm nay, nhưng Vatican đã thông báo về một chương trình đi
thăm Đông Nam Á vào tháng 9 với ít nhất 3 điểm đến là Indonesia, Đông Timor và
Papua New Guinea… và theo Đức
Tổng giám mục Paul Gallagher thì Việt Nam có thể là nằm trong chuyến
tông du của Ngài đến các quốc gia Châu Á này. Chuyến đi này của Ngoại trưởng là
để “dọn đường” cho một chuyến Tông du trở thành hiện thực.
Những
trở ngại còn đó
Còn
đầy dẫy những trở ngại và hạn chế về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Về
tổng quan, Việt Nam vẫn là đất nước do một đảng cộng sản lãnh đạo với học thuyết
Mác-Lê Nin làm chủ đạo. Những người cầm quyền đã một thời thường xuyên trích lời
Karl Marx, coi tôn giáo là “thuốc phiện của nhân dân”.
Người
Công giáo vẫn được coi là “công dân hạng hai” khi họ không được tham gia vào một
số ngành đặc biệt như: bảo mật, hàng không và công an. Riêng đối với ngành quân
đội thì không bị cấm nhưng chỉ được phát triển đến một mức độ (ví dụ: không bao
giờ được lên cấp tướng).
Các
tổ chức tôn giáo, các giáo xứ hiện nay vẫn chưa được coi là một pháp nhân,
không thể mở tài khoản, nhận và chuyển tiền. Giáo hội Công giáo vẫn bị giới hạn
thực hành công việc bác ái, xã hội bao gồm cả giáo dục và y tế mặc dù luật pháp
đã quy định. Hàng loạt hồ sơ tranh chấp đất đai trên khắp ba miền vẫn chưa được
giải quyết.
Điều
55 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo chỉ quy định một câu các tổ chức Tôn
giáo“Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ
thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật” nhưng không có hướng dẫn
về điều này. Nghị định 162/2017/NĐ-CP dài dằng dặc hướng dẫn rất nhiều điều khoản
của Luật, đặc biệt là thủ tục “xử lý vi phạm” và “giải tán” các tổ chức tôn
giáo nhưng không có điều khoản hướng dẫn các tổ chức Tôn giáo thực hiện Điều
55.
Sau
một thời gian thực thi đầy vướng mắc, Chính phủ lại ban hành Nghị
định 95/2017/NĐ-CP vừa mới có hiệu lực vào ngày 31/3/2024 để thay
thế Nghị định 162/2017/NĐ-CP nhưng cũng không đả động đến các hoạt động từ thiện,
bác ái, giáo dục, y tế mà các tôn giáo mong muốn.
Nhiều
người cho rằng việc chính quyền đưa Điều 55 vào Luật chỉ là để làm cảnh mà
không hề mong muốn nó được thực hiện, tương tự như xây một chiếc cầu qua sông
nhưng không xây đường lên cầu. Mục đích của việc xây cầu là để nói “chúng tôi
có cầu” nhưng rõ ràng là không muốn để người dân đi qua đó.
Chính
vì vậy, hiện nay chỉ có duy nhất một “Trường cao đẳng dạy nghề Hoà Bình thuộc
giáo phận Xuân Lộc” là cơ sở giáo dục Công giáo và chỉ dừng ở mức dạy nghề cùng
với sự hợp tác với đối tác Nhật Bản. Còn lại các tổ chức tôn giáo chỉ được dạy
các lớp học tình thương cho trẻ em đường phố và vẫn luôn bị để ý, theo dõi.
Chính quyền chưa bao giờ từ bỏ sự “nghi ngờ” đối với Công giáo.
Tóm
lại, chính quyền Việt Nam có thể thúc đẩy rất nhanh quá trình nâng cấp quan hệ
ngoại giao đầy đủ với Toà thánh Vatican, và chuẩn bị cho một chuyến đi của Đức
Giáo hoàng Francis, nhưng tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn luôn là một vấn đề lâu
dài và sẽ không có nhiều tiến bộ trong thời gian tới.
Những
tiến bộ thực sự về tự do tôn giáo, nếu có, phải bắt đầu từ việc các lãnh đạo Việt
Nam từ bỏ chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Học thuyết Mác-Lê Nin. Đó là một điều
không thể có được trong giai đoạn hiện nay, dù có hay không một chuyến đi của Đức
Giáo Hoàng trong năm nay.
--------------------
Liên
quan
Ngoại
trưởng Vatican đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm 6 ngày
Tổng
Giám mục Zalewski hy vọng Vatican, Việt Nam sẽ có quan hệ ngoại giao toàn diện
No comments:
Post a Comment