Dự
báo thảm họa từ một đường hầm bị sập
Trân Văn - Thiên Hạ Luận
22/04/2024
https://www.voatiengviet.com/a/du-bao-tham-hoa-tu-mot-duong-ham-bi-sap/7579094.html
Đến
nay, tuyến đường sắt xuyên Việt vẫn còn bị tắc ở đoạn băng qua xã Đại Lãnh, huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa do hầm Bãi Gió bị sập. Hầm Bãi Gió (dài khoảng 900
mét, rộng 4 mét, cao 5 mét) được xây dựng năm 1930 khi Việt Nam còn thuộc Pháp.
Hầm bị sạt lở khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Tổng Công ty ĐSVN) tiến hành
gia cố đoạn đường sắt từ Nghệ An tới Khánh Hòa.
https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-2b33-08dc623c54a6_cx0_cy2_cw0_w1023_r1_s.png
screenshot
from baogiaothong.vn
Chiều
12/4/2024 hầm Bãi Gió bị sụp khoảng 20 mét ở đoạn cách đầu hầm phía Bắc khoảng
85 mét. Sáng 13/4/2024, hầm tiếp tục bị sụp và tối cùng ngày lại sụp nữa... Đó
là lý do việc di chuyển bằng xe lửa từ Bắc vào Nam và ngược lại bị gián đoạn. Tổng
Công ty ĐSVN phải dùng các phương tiện vận tải đường bộ đưa hàng chục ngàn hành
khách qua phía bên kia hầm Bãi Gió để họ có thể tiếp tục hành trình bằng xe lửa [1]...
***
Trong
khi hệ thống truyền thông chính thức chỉ loan tin hầm Bãi Gió bị sập và cả Tổng
Công ty ĐSVN lẫn hệ thống công quyền đang “nỗ lực khắc phục sự cố” để “có
thể thông đường vào ngày 22/4/2024” [2] thì người dùng mạng
xã hội đưa ra nhiều ý kiến cần chú ý nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Chẳng hạn
theo ông Nguyễn Thông: Một nước dài thoòng như nước ta, cả 3.000 cây số
thì đường sắt liên vận là quan trọng nhất, kinh tế nhất. Chính vì thế người
Pháp đã bắt tay làm đường sắt ngay sau khi đã tạm ổn định cuộc chinh phục. Những
đoạn đường, tuyến đường cuối cùng họ làm tuổi cũng đã cả thế kỷ. Đường sắt
là công trình kỳ vĩ số một mà người Pháp đã xây dựng và để lại cho xứ An Nam.
Nói chính xác, không có “thực dân Pháp” thì không có đường sắt Việt
Nam. Thế nhưng sau khi đánh đuổi được “thực dân Pháp”, hầu như
người cộng sản chỉ biết tiếp thu sử dụng sản phẩm có sẵn, khai thác triệt để,
chứ không làm thay đổi, phát triển được bao nhiêu. Ngay khổ/cỡ đường, cho tới
giờ, sau cả trăm năm, vẫn hẹp như cũ. Các toa tàu phần lớn vẫn kiểu cũ, vệ
sinh xả thải ngay xuống nền đường ray. Tốc độ thậm chí còn chậm hơn tàu thời
Pháp. Mua được cái vé xe lửa để xuyên Việt, để về quê dịp lễ tết còn khổ hơn bị
trời hành,...
Ông
Nguyễn Thông cảnh báo: Công trình giao thông vĩ đại như thế, hầm qua
đèo Cả vừa bị sụp chẳng hạn, rồi hầm Hải Vân, hầm đèo Ngang,.. cả thế kỷ bị
khai thác tối đa mà không nghĩ tới bồi bổ gia cố thì nó phải sụp thôi. Tất
nhiên họ sẽ đổ cho trời, tại địa chất này nọ. Đường sắt lộ thiên bị sụp, bị
ngập lụt, dù hư hỏng cách mấy cũng dễ khắc phục trong thời gian ngắn nhưng ở hầm
hẹp khó bề xoay trở thì đừng nghĩ cứ có quyết tâm và tinh thần cách mạng tiến
công là được. Hầm Bãi Gió (đèo Cả) là ví dụ. Mấy ngày rồi cũng chưa biết
khi nào mới xong, xong rồi có dám chạy lại không. Mà khi nó đã rệu rã sau trăm
năm bị lợi dụng, không bồi bổ thì chẳng riêng đoạn sụp ấy đâu, nhiều đoạn khác
đang chờ tới lượt. Rồi những hầm khác nữa cũng đang xếp hàng chờ an nghỉ sau
trăm năm phục vụ. Bóc lột chúng mãi, tất nhiên tới lúc chúng phải đình công bằng
cách... sụp. Với những cái hầm tuổi bách niên như thế, nói phỉ phui cái miệng,
tàu đang chui vào giữa mà nó sụp cái ầm thì sau đó chỉ còn cách họp bàn rút
kinh nghiệm. Hầm Bãi Gió chính là lời cảnh báo, là lời nhắc nhở của ông trời chứ
không phải đùa. Sau hai phần ba thế kỷ tiếp thu sự cai trị đất nước này, với
ngành đường sắt, người cộng sản đã để lại dấu ấn về sự thụt lùi vĩ đại, kể từ
khi “nhà mày có khỉ già lắm” [3].
Không
chỉ có ông Nguyễn Thông bày tỏ sự lo ngại như vừa dẫn. Một số người sử dụng mạng
xã hội đã chia sẻ lại những thông tin mà Hoàng Thiên Nga bảo là ghi nhận được từ
một nhóm “dân kỹ thuật công trình giao thông vận tải và Bách
Khoa” nhưng “say xỉn, thiếu hiểu biết, kém chuyên môn mà hay
lên mặt vẽ vời dạy đời”. do vậy có thể sẽ bị “cảnh sát giao thông bắt hết
cho sáng mắt ra”...
Tụi
nó dự đoán là qua gần một thế kỷ tồn tại, cái hầm xe lửa xuyên núi mang tên Bãi
Gió ở khu vực đèo Cả nay đã gần như ‘bị mục’ toàn bộ. Nguyên nhân là vì
rung lắc, chấn động, cộng hưởng,... do hàng triệu chuyến tàu chạy suốt gần một
thế kỷ qua. Một cái hầm nhìn khổng lồ cứng như đá vậy chứ do chấn động cộng hưởng
lâu năm bên trong nó nứt chi chít như tổ ong và mềm như cát, đụng sơ sơ một
cái là sụm xuống như cây mục. Đường hầm này rất dài, hơn 900m. Trong tương lai,
một đoàn tàu dài 200m, chứa vài trăm hành khách, đi đến giữa hầm mà nó sụp xuống
một cái là thành... phim ma luôn. Hành khách chưa chắc chết ngay vì bị cát
đá đè đâu bởi khung tàu rất cứng nhưng sẽ chết vì... ngộp thở. Trong
cái đường hầm này hoàn toàn không có hệ thống thông gió, thông khí, chiếu sáng
gì hết ráo. Mỗi khi chui vô cái hầm này, hành khách đều luôn ngửi thấy mùi
khói dầu diesel đặc sệt, do hàng triệu chuyến tàu thải ra và cứ quanh quẩn nằm
mãi trong đó suốt gần thế kỷ. Tất nhiên là chuyến tàu sau sẽ đuổi đi một phần
khói của chuyến tàu trước xả ra nhưng nói chung lượng khói còn tồn trữ là đậm đặc. Kịch bản
phim ma như sau:
Nếu
sụp hầm phía đuôi tàu mà cát đá không đè lên toa nào thì chuyến tàu đó sẽ bình
an thoát khỏi đường hầm tử thần...mà không ai biết. Cái này là hên lắm
nhe. Nếu hầm sụp ngay trước đầu máy thì khỏi nói, dồn toa đè ép ở tốc độ
60 km/h đến 70 km/h thì chết rất đông ngay từ đầu, số còn lại sẽ rất ít người đủ
sức khỏe, ít chấn thương và đủ sức mò xuống tàu và đi ngược lại để thoát ra khỏi
hầm. Nếu hầm sụp vào phần thân hay đuôi tàu và lượng đất đá ít hay
không quá nhiều, không dẫn đến trật bánh... thì tàu vẫn có thể thoát ra khỏi
hầm. Nếu lượng đất đá quá nhiều, sụp vào phần thân hay đuôi tàu, gây trật bánh
thì hy vọng một số toa gần đầu tàu nhờ trớn di chuyển sẽ thoát được ra cửa hầm
cùng với đầu tàu. Còn nếu sụp đổ dây chuyền, sụp toàn bộ cái hầm ở mức độ
chôn sống toàn bộ con tàu và mấy trăm hành khách trên đó thì quốc tang có mà cả
tháng, cùng hàng trăm mẩu chuyện tang thương, do dân tình tự bịa ra. Lưu ý
là trong cái hầm ấy không có miếng sóng điện thoại nào hết, ấy là tôi xài
Mobile và Vina, còn số Viettel thần thánh có sóng hay không thì tôi không biết.
Giải
pháp - nếu sụp cái hầm này thì các hầm khác có khả năng cũng ở tình trạng
tồi tệ tương tự. Cho nên giải pháp tối ưu nhất là xóa toàn bộ các hầm cũ từ thời
Pháp, khoan mới xây mới toàn bộ các hầm, hoặc bỏ hầm làm đường đi bên ngoài nếu
có thể. Công cuộc này xem như làm mới. xây mới lại toàn bộ hệ thống đường sắt
Việt Nam theo khổ đường quốc tế 1,435 m gì đó. Còn tuyến đường sắt cũ chỉ
khai thác loanh quanh các khu vực không có hầm. Công cuộc này nghe đâu tốn kém
mấy trăm tỷ đô la mà đâu có thu tiền ngay được như các hầm đường bộ cho xe hơi.
Hiện nay nhà tàu ở khu vực sụp hầm đang gia cố theo kiểu truyền thống là dựng
khung sắt, lót dầm bằng thép tấm và đổ bê tông để xài tạm trước mắt nhưng giải
pháp này không ổn, vì mới dựng được một khúc thì nó sụp tiếp lần hai,
môi răng lẫn lộn... phải làm lại tử đầu rồi... Giả sử ngon lành hết rồi,
tức là sửa chữa ngon lành ở khúc mới sụp ấy rồi cho tàu chạy lại thì chắc
gì ở gần một cây số hầm trước mắt... nó sẽ ngon cho các cụ? Nếu
ý thức được những rủi ro tiềm ẩn như đã nêu thì quan cụ ông, quan cụ bà
nào dám ký lệnh cho tàu chạy lại như bình thường nhỉ? Rồi bảo hiểm y tế, bảo
hiểm tai nạn, bảo hiểm nhân thọ... cho đội ngũ lái tàu, trưởng toa, nhân
viên...và hàng trăm, hàng ngàn hành khách dập dìu dịp lễ tết? Nghĩ đến cảnh
tàu bị chôn giữa hầm mà đến vài tuần sau mới moi ra được [4]!
***
Lãnh
đạo Tổng Công ty ĐSVN, cao hơn là các viên chức lãnh đạo đảng, quốc hội, chính
phủ có nhận ra hoặc có nghĩ tới những khía cạnh mà một số người sử dụng mạng xã
hội đã nêu ra không? Có ai liên tưởng, so sánh về tính hữu dụng của các tượng
đài, các cổng chào, những công thự bề thế từ trung ương tới địa phương,... với
hệ thống đường sắt hiện đại và an toàn lẽ ra đã phải quan tâm và đầu tư từ lâu
rồi không?
--------------
Chú
thích
[1] https://vnexpress.net/ham-duong-sat-bai-gio-sat-lo-do-da-phong-hoa-lau-nam-4734362.html
[2] https://media.chinhphu.vn/du-kien-22-4-khac-phuc-xong-su-co-sap-ham-bai-gio-102240416182430412.htm
No comments:
Post a Comment