Dự án đầu tư công
đăng ký sử dụng đất rồi... bỏ đó
RFA
2024.04.24
Theo
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), tính đến hết năm
2020, thành phố này còn hơn 560 công trình, dự án đầu tư công đã đăng ký có nhu
cầu sử dụng đất nhưng chưa thực hiện.
Các
dự án, công trình này tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: Giao thông có 117 dự
án, thương mại dịch vụ có 18 dự án, phát triển đô thị có 73 dự án, giáo dục đào
tạo có 29 dự án, công nghiệp có 31 dự án…
Một
người công tác trong lĩnh vực bất động sản – xây dựng, không muốn nêu tên vì lý
do an toàn, hôm 24/4/2024 khi trao đồi với RFA cho biết, để có căn cứ quản lý
việc lập các dự án đầu tư, các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu công nghiệp, bất
động sản... trước hết chính quyền cấp tỉnh phải lập Quy hoạch sử dụng đất theo
Luật đất đai, xác định địa điểm, diện tích, đất được sử dụng vào mục đích gì.
Bước tiếp theo, căn cứ Quy hoạch sử dụng đất được lập và phê duyệt là chính quyền
lập Quy hoạch xây dựng nói chung, xây dựng đô thị nói riêng.
Trên
cơ sở đó theo vị chuyên gia này, chủ đầu tư nào muốn xây dựng công trình gì
trên đất đã được quy hoạch thì lập dự án, trong đó xác định quy mô diện tích sẽ
sử dụng, mục đích sử dụng, địa điểm xây dựng, vốn đầu tư bao nhiêu, nguồn vốn đầu
tư này lấy ở đâu, thời gian cụ thể nào sẽ hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng.
Chính quyền xem xét nếu thấy dự án đáp ứng đủ các yêu cầu nói trên và có tính
khả thi thì phê duyệt cho phép chủ đầu tư thực hiện. Ông giải thích thêm:
“Theo
Luật đất đai, nếu sau 24 tháng kể từ ngày chủ đầu tư được giao đất mà không triển
khai thực hiện dự án thì chính quyền sẽ quyết định thu hồi đất đã giao, trừ một
số trường hợp vì lý do bất khả kháng nên chậm thực hiện dự án thì có thể được
gia hạn thêm một thời gian!”
Vậy
thì tại sao có 560 dự án đăng ký rồi... bỏ đó? Chuyên gia bất động sản – xây dựng
lý giải:
“Trong
các luật đất đai, quy hoạch xây dựng, nếu có nhu cầu xây dựng nhà máy, khu công
nghiệp, bất động sản, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thì lập dự án theo các
yêu cầu của chủ đầu tư nói trên, chứ không ‘đăng ký’ gì cả. ‘Đăng ký’ dự án là
một hình thức trá hình của việc ‘xí phần’ rồi để đó, khi nào bảo đảm đáp ứng đủ
các điều kiện chủ đầu tư mới làm!”
Chuyên
gia này cho rằng, chính quyền cho đăng ký đã là sai luật, nhưng cho đăng ký rồi
không thường xuyên kiểm tra việc đăng ký đó có được thực hiện không, nếu không
thì phải hủy ngay đăng ký đó. Chính quyền đã buông lỏng quản lý đến nỗi từ năm
2020, qua 4 năm rồi 560 dự án đăng ký mà không thực hiện, nhưng vẫn để như vậy!
Để hạn chế đi đến loại trừ, thì chính quyền cứ thực hiện cho đúng các luật liên
quan vì các luật này không thiếu các quy định về việc lập dự án đầu tư!
Ảnh
minh họa: Công nhân tại một công trình ở Hà Nội. AFP.
Trong
năm 2023, TPHCM là một trong những địa phương giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất
Việt Nam. Trả lời báo chí khi đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM Phan Văn Mãi
cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do Thành phố tập trung giải quyết công tác giải
ngân bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án, đồng thời không đủ nhân sự.
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (đã tự giải
thể), từ Hà Nội khi trả lời RFA liên quan vấn đề này cho rằng, Chính phủ Việt
Nam không nhận thấy được sự quản lý yếu kém trong các dự án xây dựng đầu tư
công của quốc gia và đây không phải là một vấn đề nan giải:
“Đúng
là những dự án rất cần thiết cho quốc kế dân sinh mà là dự án thật lớn thì tại
sao không thuê người nếu bị thiếu người? Những người có kỹ năng trong lãnh vực
này trên thế giới là có để Việt Nam có thể thuê và hiệu quả hơn rất nhiều. Đồng
thời cho người của mình kèm vào đấy để học.”
Mặc
dù vậy, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhấn mạnh tình trạng thất thoát lãng phí trong
các dự án xây dựng đầu tư công vẫn tiếp diễn:
“Tuy
nhiên tình trạng tham nhũng ở Việt Nam có thể dẫn đến chuyện vừa tham nhũng vừa
kỹ năng quản trị kém và việc hoạch định các dự án cũng lại không đâu vào đâu cả.
Bởi vì có những dự án trên giấy rất là hay, nhưng không sát với thực tiễn và
chuyện ấy làm thất thoát nguồn lực của quốc gia.”
Tiến
sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm
1993 đến năm 2002, khi trả lời RFA từ Hà Nội liên quan vấn đề này thì cho rằng,
có hai nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự chậm trễ giải ngân đầu tư công:
“Đầu
tư công trong thời gian vừa qua mặc dù có nỗ lực nhưng tình hình giải ngân chậm.
Nó có liên quan tới một số yếu tố: Một là trong thời gian vừa qua có bầu lại
lãnh đạo ở các tỉnh và các bộ. Lãnh đạo thay đổi thì quyết định có thể sẽ chậm
hơn. Điểm thứ hai là đầu tư công vừa qua là đối tượng của việc kiểm tra, thanh
tra và chống tham nhũng, tầng lớp lãnh đạo và cán bộ thấy cần phải thận trọng
hơn, phải kiểm tra chặt chẽ hơn nên dẫn đến các hạn chế nhất định.”
Không
chỉ các công trình, dự án đầu tư công đã đăng ký có nhu cầu sử dụng đất nhưng
chưa thực hiện. Lợi dụng việc cho đăng ký dự án trước, một số người ở Kiên
Giang đã lập dự án ‘ma’ để phân lô, bán nền, chiếm đoạt 250 tỷ đồng. Không chỉ
Kiên Giang, nhiều địa phương khác cũng xảy ra tình trạng phân lô bán nền ‘trên
giấy’ để bán…
Đối
với việc ‘vẽ dự án’ để bán gần 2.000 lô đất ‘ảo’ để chiếm đoạt 250 tỷ đồng.
Chuyên gia bất động sản – xây dựng khuyến nghị:
“Để
không còn tình trạng này thì mọi quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất,
chính quyền phải công khai trên các phương tiện thông tin, các bản đồ cho người
dân biết, để kẻ lừa đảo không thể lợi dụng. Mặt khác, người dân khi giao dịch bất
động sản cần phải tìm hiểu kỹ thông qua các công bố quy hoạch, tránh mua đất nền
‘ảo’ do bọn lừa đảo lập nên!”
Đối
với 560 dự án đầu tư công tại TPHCM đăng ký sử dụng đất rồi... bỏ đó, nhiều chuyên
gia cho rằng, phải xử lý từng dự án vì mỗi một dự án lại vướng ở một vấn đề rất
cụ thể, không chỉ liên quan tới quy định chung. Ngoài ra, quá trình lựa chọn dự
án phải gắn với sự phân cấp và trách nhiệm của những người phải chịu trách nhiệm
cá nhân về việc triển khai dự án đó. Có như vậy, vấn đề chọn lọc các dự án sẽ gắn
với vấn đề chọn lọc cán bộ.
-----------------------------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Chính quyền Hà Nội với giấc mơ về dự
án thành phố ven sông Hồng (Phần II)
Chính quyền Hà Nội với giấc mơ về dự
án thành phố ven sông Hồng (Phần I)
Liệu Việt Nam đạt mục tiêu giải ngân
100% vốn đầu tư công trong năm 2020?
Đề án thành phố Thủ Đức có theo “vết
xe đổ” Thủ Thiêm?
Việt Nam làm gì khi Trung Quốc thuê những
khu vực trọng yếu?
No comments:
Post a Comment