Chiếc áo chính trị
của tiếng Việt
Võ Ngọc Ánh
Gửi cho
BBC News Tiếng Việt từ Tacoma, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ
15
tháng 4 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgrw90e4wjko
Niềm
mong ước con cháu có thể nói, nghe và hiểu được tiếng Việt là mối quan tâm của
đa số người Việt ở hải ngoại. Tuy nhiên, cũng có nhiều người Việt tại Mỹ lại
không chấp nhận chữ Việt mà gần 100 triệu người trong nước hiện đang sử dụng hằng
ngày.
Cuộc
nội chiến Quốc gia – Cộng Sản đã kết thúc gần nửa thế kỷ, nhưng sự hơn thua
trong việc sử dụng tiếng Việt vẫn chưa thể kết thúc.
Con
tôi học tiếng Việt
Con
tôi năm nay bảy tuổi, đang học lớp 1 trong hệ thống giáo dục ở Mỹ. Vào cuối tuần,
tôi cho con đi học tiếng Việt. Mỗi buổi học hơn hai giờ. Bé theo học tiếng Việt
đã được 2 năm.
Sách
học tiếng Việt con tôi đang học là cuốn Chúng em học tiếng Việt, do Trung tâm
Việt ngữ Văn Lang, ở San Jose, California xuất bản. Trong sách này, để dạy ráp
vần, phụ âm với nguyên âm và dấu (thanh sắc), tôi thấy nhiều từ, chẳng hạn như
phị, hẽ, dỉ, xõ… Đây là những từ vốn dĩ không có nghĩa trong tiếng Việt, không
còn được sử dụng, hoặc xa lạ trong thực tế hiện nay.
Tôi
nghĩ, với trẻ mới bắt đầu học tiếng Việt, chúng ta nên dạy các từ đơn giản, được
sử dụng rộng rãi mới là điều quan trọng. Không nên dạy các cháu những từ vô
nghĩa, hoặc những từ đã không còn nhiều người sử dụng.
Giáo
viên sẽ trả lời học sinh thế nào khi các em thắc mắc: “What does it mean?” - Từ
này có nghĩa là gì?
No comments:
Post a Comment