Chảy
máu ngoại tệ báo hiệu một chu kỳ kinh tế đầy sóng gió
Nguyên Hương - TRITHUC.VN
Thứ
Tư, 10/04/2024
https://trithucvn.co/kinh-te/chay-mau-ngoai-te-bao-hieu-mot-chu-ky-kinh-te-day-song-gio.html
Sau
một năm, tiền VND đã mất giá 6.6% so với USD. Dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài
đã gây áp lực lên tỷ giá, nhen nhóm thổi bùng một chu kỳ lạm phát mới.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/04/USD.jpg
Hình
ảnh minh họa. Nguồn Báo đầu thầu
Khoảng 80 tỷ USD đã lặng lẽ rời khỏi Việt Nam
trong 2 năm qua
Theo
tính toán của các chuyên gia NTDVN dựa trên số liệu trên bảng Cán cân thanh
toán quốc tế từ năm 2013-2023, dòng vốn ngoại tệ đã lặng lẽ rời khỏi Việt Nam ở
mức cao chưa từng có, gấp 4-5 lần số liệu bình quân của giai đoạn 9 năm trước
đó.
Về
nguồn cung ngoại tệ chính thức, kết thúc quý đầu tiên của năm 2024, thặng dư
thương mại đạt 8,1 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, giải
ngân vốn FDI cũng lên tới 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Đây
là số vốn giải ngân trong 3 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy
nhiên, nguồn cung USD từ xuất khẩu có thể mới là nguồn cung được ghi nhận sổ
sách, mới là ngày hoàn tất thủ tục trên tờ khai hải quan (theo luật pháp Việt
Nam), chứ chưa phải dòng USD hữu hình.
Mặc
dù số liệu chính thức cho thấy nguồn cung ngoại tệ của Việt Nam khá dồi dào, được
hỗ trợ bởi cán cân thanh toán thặng dư (xuất siêu) và nguồn vốn FDI, nguồn kiều
hối khá ổn định. Tuy nhiên, nguồn cung ngoại tệ trên thực tế có lẽ không nhiều
như vậy.
Để
né các chính sách quản lý ngoại tệ hà khắc của Việt Nam, các nhà xuất khẩu đã
treo các khoản ngoại tệ nhận được từ các hợp đồng xuất khẩu ở nước ngoài, kiều
hối cũng treo ở nước ngoài để đầu tư tài chính, …
Trong
khi đó, nhu cầu ngoại tệ thực tế của Việt Nam vẫn không ngừng tăng cao, vừa phục
vụ nhu cầu nhập khẩu, vừa dùng để trả nợ. Theo Bộ Tài chính, trả nợ gốc và lãi
nợ công năm 2024 cao hơn 40% so với 2023.
Thị
trường vàng trong nước cũng không ngừng thu hút một lượng lớn ngoại tệ chuyển
ra nước ngoài nhập lậu vàng về. Các thị trường tiền ảo, vàng ảo, tỷ giá, … kêu
gọi không ít người dân đầu tư kiếm lợi.
Vũ
khúc nhảy múa tỷ giá USD/VND trên cả hai thị trường chính thức và chợ đen không
ngừng đun đẩy nhau thiết lập mặt bằng mới. Lợi suất từ đầu cơ tỷ giá càng lớn,
các nhà đầu tư càng dồn tiền đặt cược vào tỷ giá hơn.
Trong
thời gian qua, NHNN đã không ngừng sử dụng các nghiệp vụ thị trường mở để hút
ra, bơm vào thị trường tiền tệ nhằm hạn chế nguồn tiền đầu cơ tỷ giá, tuy nhiên
tác dụng cũng rất hữu hạn. Hết quý I.2024, tỷ giá USD/VND đã vượt mốc 25.000,
tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/04/Screen-Shot-2024-04-10-at-3.37.53-PM.png
Tỷ
giá USD/VND. Nguồn Google Finance
Đồng
nội tệ mất giá, dòng tiền từ các quỹ ngoại rời khỏi thị trường
Cũng
từ tháng 5/2023, các quỹ ngoại liên tục bán ròng, rút tiền khỏi Việt Nam. Chỉ
tính riêng trên sàn HoSE, năm 2023 giá trị bán ròng của khối ngoại là 24.661 tỷ
đồng (xấp xỉ 1 tỷ USD). Sang năm 2024, xu thế bán ròng vẫn tiếp tục với quy mô,
tần suất lớn hơn. Giá trị bán ròng Quý 1. 2024 đạt 13.858 tỷ đồng (hơn 500
triệu USD).
Theo
các chuyên gia, từ đầu năm 2023, chênh lệch lãi suất tiền USD và tiền VND quá lớn.
Lãi suất chính sách của đồng USD đã cao nhất trong 22 năm qua, ở mức 5
-5,25%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động của tiền đồng giảm; ở nhiều ngân
hàng và tại nhiều thời điểm, lãi suất huy động thực âm (lãi suất huy động danh
nghĩa bình quân ở mức 3,9%/năm, thấp hơn mức lạm phát kỳ vọng 12 tháng tới 4,5%
– 5%).
Chênh
lệch lãi suất không ngừng áp lực lên tỷ giá USD/VND, khiến đồng VND ngày càng rớt
so với USD, thúc đẩy dòng vốn rút mạnh khỏi thị trường Việt Nam để di chuyển tới
các khu vực có lợi suất cao hơn, ổn định hơn như trái phiếu Chính phủ Mỹ hay thị
trường chứng khoán các nước phát triển.
Nguy
cơ thổi bùng chu kỳ lạm phát mới
Tỷ
giá USD/VND tăng cao tác động trực tiếp tới chi phí sản xuất, giá cả hàng hóa
chung. Bởi lẽ, Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn. Giá trị gia tăng nằm
chủ yếu ở phần gia công. Đầu vào nguyên liệu hầu hết là nhập khẩu.
Trong
xu thế tăng của tỷ giá USD/VND, doanh nghiệp, ngành nghề chịu sức ép trực diện
là các doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu, vay nợ bằng USD. Đáng lưu ý là các
ngành sản xuất điện, cung ứng xăng dầu sẽ có điều chỉnh mạnh về chi phí hàng
bán. Bên cạnh đó, đầu vào thức ăn chăn nuôi, phân bón, dược phẩm, vắc xin,…
cũng gia tăng đáng kể.
Vòng
xoáy của lạm phát có thể diễn ra trong quý tới khi các mặt hàng nhập khẩu về
theo giá mới được đưa ra thị trường.
Kết
quả thực thi chính sách tiền …tệ
Trong
thời gian qua, NHNN đã dùng nhiều biện pháp để kìm chế đà tăng tỷ giá như điều
hành lãi suất, điều hành tỷ giá trung tâm, phát hành tín phiếu để hút tiền về,
duy trì chính sách quản lý ngoại tệ hà khắc để phi USD hóa (quy định NHTM không
được huy động, cho vay USD, quy định mức lãi suất tiền gửi USD bằng 0%, quy định
doanh nghiệp có nguồn USD về tài khoản phải bàn cho NHTM lấy USD, quy định mức
dự trữ tối thiểu các khoản tiền gửi ngoại tệ tại NHNN,…).
Tuy
nhiên, chính sách càng hà khắc, càng phi thị trường càng tạo ra những đường
mòn, lối mở lớn cho dòng chảy máu ngoại tệ. Con số người Việt thu được 1 tỷ USD
tiền lãi từ tiền ảo năm 2023, vụ buôn lậu 6 tấn vàng qua biên giới Campuchia và
hình ảnh thị trường USD chợ đen hoạt động sôi động từng phút từng giờ đang phản
ánh một dòng chảy tài chính phi chính thức vẫn đang cuồn cuộn sóng mỗi ngày,
không ngừng gây áp lực lên cơ quan điều hành cũng hệ thống ngân hàng chính thức.
Nguyên
Hương (t/h)
No comments:
Post a Comment