'Bạn' và
'ta' như hình với bóng
Võ Văn Quản - Luật
Khoa Tạp Chí
APR
2, 2024
https://www.luatkhoa.com/2024/04/ban-va-ta-nhu-hinh-voi-bong/
“Bắt
chước là biểu hiện chân thành nhất của lòng ngưỡng mộ” - Oscar Wilde
.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w2000/format/webp/2024/04/4340324832.jpeg
Nguyễn
Phú Trọng không phải người đầu tiên học tập và làm theo Trung Quốc. Đồ họa:
Shiv / Luật Khoa.
“Phải
nhốt quyền lực vào lồng thể chế."
Bạn
nghĩ đó là câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Không.
Đó là phát
biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ít nhất là đầu năm 2013
(nguyên văn: “Restrain power within the cage of institutions”). [2]
Bốn
năm sau, lần đầu tiên người ta nghe thấy ông Trọng và các vị lãnh đạo khác của
Việt Nam phát
biểu tương tự. [3]
Việc
Việt Nam học tập các chính sách, biện pháp quản lý xã hội từ Trung Quốc không
còn là chuyện mới lạ. Từ câu chuyện cải
cách ruộng đất đến những khái niệm quản lý xã hội như hộ
khẩu, Trung Quốc có thể nói là mô hình nhà nước mà giới lãnh đạo Việt Nam
luôn hướng tới để học hỏi. [4][5] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chắc chắn không
phải là người đầu tiên “học tập” đường lối, chính sách từ người láng giềng
phương Bắc.
Trong
giai đoạn nắm quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã trở thành một
trong những cường quốc kinh tế - chính trị hàng đầu thế giới. Có cơ sở để nói rằng
thành công của ông Trọng trong việc củng cố quyền lực và tái xây dựng đảng có một
phần nhờ vào việc học tập cũng như sự ủng hộ, ưng thuận của chính quyền Bắc
Kinh.
Có
ít nhất ba chính sách lớn giống nhau đến đáng kinh ngạc giữa hai nước trong thời
gian ông Trọng và ông Tập cầm quyền.
1.
“Đả hổ - Diệt ruồi” và “Đốt lò”
“Đả
hổ - Diệt ruồi" có thể nói là chiến dịch chống tham nhũng phô trương thanh
thế và có số lượng quan chức bị xét xử, bắt giữ lớn nhất trong lịch sử quản trị
nhà nước thế giới hai thập niên trở lại đây.
Bắt
đầu từ giai
đoạn 2012 - 2013, thời điểm Tập Cận Bình nhậm chức đảng trưởng của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, cho đến nay, đã có hàng triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc
vướng vòng lao lý, cả “hổ”, cả “ruồi”. Theo thống kê của chuyên trang về Trung
Quốc ChinaFile,
có 172.000 đảng viên bị xem xét ở nhiều cấp độ trong năm 2013. [6][7] Con số
này tăng lên 330.000 trong năm 2015, 527.000 trong năm 2017 và hơn 500.000
trong năm 2018.
Nói
cách khác, chỉ trong bốn năm kể trên, Tập Cận Bình và chiến dịch chống tham
nhũng của ông này đã kỷ luật và/hoặc loại trừ hơn 1,5 triệu đảng viên bị cho là
biến chất, tham nhũng - một con số vô tiền khoáng hậu trong lịch sử lập quốc của
bất kỳ nhà nước nào.
Trong
khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam có khoảng 4 - 5 triệu người. Tuy nhiên, về mặt tỉ
lệ, chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam cũng không chịu kém cạnh.
Con
số chính thức về các đảng viên bị xử lý nói chung tại Việt Nam khó tìm hơn so với
Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một số tài liệu báo
cáo tổng kết của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ năm 2013 - 2020, có hơn
131.000 đảng viên bị kỷ luật (chưa xét đến các biện pháp xử lý hành chính, hình
sự sâu hơn). [8]
Tính
từ đầu nhiệm kỳ XII (2016), hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (27 ủy
viên Trung ương Đảng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng; 4 ủy viên Bộ Chính trị,
nguyên ủy viên Bộ Chính trị; hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ
trang) đã bị kỷ luật. Cũng có thể nói đây là một kỷ lục trong lịch sử của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Nhưng
với những con số nêu trên thì điểm tương đồng, học hỏi của Việt Nam từ Trung Quốc
là gì? Tham nhũng là một vấn nạn của các quốc gia đang phát triển, giải quyết
chúng là câu chuyện sớm muộn. Điều gì khiến cho Việt Nam “học tập” hay “cấy
ghép” chính sách từ Trung Quốc?
Theo
người viết, đó chính là cách mà mô hình chống tham nhũng được xây dựng và áp dụng
cho đến thời điểm này.
Một
vài điểm nhấn liên quan đã được thảo luận và thể hiện sơ lược trong bài viết “Di
sản của ‘đốt lò’: Đảng hoàn thiện, xã hội chỉ thêm nghiện tin đồn” trên Luật
Khoa cách đây không lâu. [9] Nhưng bài viết tạm thời dừng lại ở mức độ giới thiệu
cho độc giả rằng các nỗ lực cải cách và kiểm soát tham nhũng tại Việt Nam mang
tính chất hoàn thiện nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam hơn là cải cách mô hình thể
chế và thói quen quản trị nhà nước nói chung. Đặc trưng này, thật ra chính là học
tập từ cách tiếp cận của chính quyền Bắc Kinh.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/format/webp/2022/06/0000001.jpg
Quan
chức tham nhũng được ví như "củi" trong "lò". Đồ họa: Shiv
/ Luật Khoa.
Về
phía Trung Quốc, có nhiều biểu hiện rõ ràng cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc
không có kỳ vọng xây dựng một hệ thống chống tham nhũng dựa trên pháp quyền với
các cơ chế phân quyền, giám sát, quản trị được phân định rạch ròi. Cụ thể như
trường hợp “Ủy ban Giám sát Quốc gia” (National
Supervisory Committee - UBGSQG) được ghi nhận vào hiến pháp của nhà nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. [10] Cùng với văn bản Luật Giám sát mới
(Supervision Law), người ta tưởng sẽ có chương mới cho quá trình pháp điển hóa
các cơ quan chống tham nhũng tại quốc gia này. Nhưng viễn cảnh này chưa bao giờ
diễn ra.
Thay
vào đó, UBGSQG lại là một siêu cơ
quan chính trị nằm ngay dưới trướng của cơ quan chống tham nhũng quyền
lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc - Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương
(Central Commission for Discipline Inspection - UBKTKLTƯ). Điều này có nghĩa là
UBGSQG không chịu sự kiểm soát của hệ thống pháp luật hành chính hay hệ thống
tư pháp, xét xử thông thường. Cho đến nay, có thể nói UBGSQG là một cơ quan hiến
định, nhưng cũng chỉ mang tính ủy nhiệm của UBKTKLTƯ trong hệ thống chính quyền
với tất cả cơ cấu, chức năng được tích hợp vào nhau. [11]
Nói
cách khác, một cơ chế chống tham nhũng thể chế thuần túy với sự góp mặt của cơ
quan điều tra, hệ thống khiếu nại tố cáo, cơ quan tư pháp xét xử… thỏa mãn các
nguyên tắc pháp lý cơ bản như giám sát quyền lực, trình tự công bình vẫn chưa
được hình thành sau gần mười năm “cải cách”, “chống tham nhũng” tại Trung Quốc.
Một
mặt, Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm đằng chuôi của tiến trình chống tham nhũng. Họ
đưa ra mọi quyết định trong việc lựa chọn án tham nhũng để theo đuổi, ai cần bị
bắt giữ, xét xử họ như thế nào, bản án được quyết định ra sao, thông tin nào được
đưa ra cơ quan báo chí… để giới hạn hiểu biết của công chúng cũng như ngăn có định
chế chống tham nhũng nào khác độc lập hoàn toàn khỏi sự tồn tại của đảng. Mặt
khác, họ cũng được vinh danh là “chí công vô tư” và hiệu quả trong các chiến dịch
chống tham nhũng.
Tại
Việt Nam, đường lối chống tham nhũng diễn ra tương tự. Ủy ban Kiểm tra Trung
ương (Central Inspection Commission) của Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành ông
trùm của toàn bộ quá trình chống tham nhũng.
Trong
văn bản số 139/QĐ-TW mới
đây của Bộ Chính trị về quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, quyền
lực khuynh loát của tổ chức này - với sự bảo trợ của hai cơ quan chính trị đầu
não - đã và đang trở thành một phần của hệ thống thể chế Việt Nam. [12] Tương tự
như UBKTKLTƯ của Trung Quốc, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Việt Nam không chịu
giới hạn của các nguyên tắc pháp lý, không cần phải tuân thủ hay tôn trọng
khung pháp luật hiện hành để hoạt động, và cũng không chịu trách nhiệm trước bất
kỳ cơ quan nhà nước nào, trừ lãnh đạo đảng.
Mạng
lưới công an giăng ngập lối trên không gian mạng. Đồ họa: Luật Khoa.
2.
Phổ biến “toàn trị kỹ thuật số”
Việc
tích hợp công nghệ mới vào hệ thống trị an của các quốc gia toàn trị là điều có
thể đoán trước. Tuy nhiên, việc Việt Nam theo sát diễn biến lập pháp của Trung
Quốc, đưa ra bản thảo của Luật An ninh mạng (2017 - 2018) chỉ một năm sau khi
Trung Quốc thông qua văn bản của họ (2016), và lại dùng các thuật ngữ pháp lý,
cách quy định… gần như hoàn toàn tương tự, phần nào chứng minh nỗ lực thể hiện
lòng ngưỡng mộ rõ ràng của “người em” phương Nam cho “người anh” phương Bắc.
Ví
dụ, việc diễn giải “an ninh mạng” (một khái niệm thường gắn với an toàn mạng lưới
thông tin quốc gia, kiểm soát và ngăn chặn khả năng can thiệp của nước ngoài
vào mạng lưới thông tin an ninh, truy cập và khai thác thông tin của công dân)
thành một khái niệm bao gồm cả việc kiểm soát tự do ngôn luận trong nước là một
đặc trưng mà bạn có thể chỉ tìm thấy ở Việt Nam và Trung Quốc. [13]
Chưa
kể, nếu các đạo luật an ninh mạng ở các quốc gia khác thường được soạn thảo và
vận hành bởi các bộ chuyên ngành liên quan đến truyền thông, công nghệ thì
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia hiếm hoi phân nhiệm chính cho Bộ Công
an. Người đọc có thể tham khảo bài viết “Dự
luật An ninh mạng: Hàng Việt Nam ‘Made in China’?” đã đăng tải trên Luật
Khoa cách đây sáu năm. [14] Trong đó, có thể thấy những yêu cầu pháp lý liên
quan đến việc đặt máy chủ trong nước và truyền dữ liệu ra nước ngoài, ép doanh
nghiệp cung cấp mọi thông tin họ có cho chính quyền, đến việc áp đặt chế độ kiểm
duyệt toàn diện đối với các sản phẩm phần cứng, phần mềm… đều được Việt Nam học
tập, cấp ghép trực tiếp từ phía Trung Quốc.
3.
“Proregress" - “Cấp tiến nghịch hành”
Khái
niệm “cấp tiến nghịch hành” là từ tạm dịch từ thuật ngữ “proregress”,
kết hợp giữa “progress” (tiến bộ) và “regress” (thoái bộ). Đây là từ được được
dùng nhiều giai đoạn 2019 - 2020 khi các chiến dịch đàn áp của Trung Quốc đối với
các nhóm bất đồng chính kiến lên đỉnh điểm. [15]
Thuật
ngữ này dùng để mô tả sự kết hợp tương đối nhuần nhuyễn của các chính sách cấp
tiếp, hỗ trợ phát triển, tăng cường minh bạch và quản lý nhà nước ở một số khía
cạnh; nhưng lại đồng thời mở rộng các chiến dịch đàn áp, giới hạn quyền tự do
cá nhân. Từ đó, Trung Quốc tạo ra một không gian kinh tế - chính trị - xã hội rất
khó để mô tả bằng một khung phân tích nhất định.
Chúng
ta sẽ thấy một hệ thống thủ tục hành chính hiệu quả hơn, áp dụng công nghệ cao,
thân thiện với người dùng, đồng thời là một môi trường kinh doanh dễ dự báo
hơn.
Như
đã đề cập, các chiến dịch tham nhũng với hàng loạt quan chức địa phương lẫn
trung ương rơi vào vòng lao lý vì các sai phạm nhiều năm trước cho người dân thấy
một viễn cảnh tươi đẹp, có thể thay đổi, nơi tiếng nói của họ được lắng
nghe.
Tuy
nhiên, đằng sau đó là hàng loạt các công cụ pháp lý lẫn phi pháp lý khác nhau
được áp dụng để khẳng định sự độc tôn không thể chạm tới của Đảng Cộng sản.
Trong
cùng giai đoạn mà Tập Cận Bình bỏ tù các quan chức đảng, ông cũng đồng thời bắt
giữ, đàn áp và bỏ tù hàng trăm luật sư hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền tại
Trung Quốc. Làn sóng này dần được biết đến
với quốc tế với tên gọi “Cuộc đàn áp 709”, đặt theo ngày bắt đầu của cuộc đàn
áp trên diện rộng tại Trung Quốc từ ngày 9/7/2015. [16] Hàng loạt luật sư lâu
năm phải nhận các bản án hơn mười năm tù, từ đó cắt đứt dịch vụ trợ giúp pháp
lý cho các nhóm yếu thế trong xã hội, dù là người Duy Ngô Nhĩ, các nhóm sắc tộc
thiểu số, nhà vận động của cộng đồng LGBT, hay người khiếu kiện đất đai của
Trung Quốc.
Chiến
thuật tương tự này đang được tiến hành ở Việt Nam từ năm 2015 (hoặc thậm chí
trước đó vài năm). Nếu chưa kể đến cuộc tấn công vào các tên tuổi luật sư tiếng
tăm trước đó như luật sư Lê Công Định (2009), thì đến nay, những nhóm luật sư
nhân quyền - vận động tham gia nhiều vào bản án dành cho người lao động, quyền
con người, khiếu kiện đất đai… đều chưa bao giờ được sống yên ổn. Có thể kể tới
vụ bắt giữ và xét xử luật sư Nguyễn Văn Đài theo tội chống chính quyền, cho đến
việc áp án “trốn thuế” đối với luật sư Trần Vũ Hải, hay việc tước thẻ hành nghề
và liên tục cô lập, đe dọa luật sư Võ An Đôn, và gần đây nhất là việc đẩy ba luật
sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Đào Kim Lân phải sống lưu vong ở nước
ngoài. [17][18][19]
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1600/2024/04/47398274234-1.jpeg
Các
nhà lãnh đạo NGO Mai Phan Lợi, Ngụy Thị Khanh, và Đặng Đình Bách tại các phiên
tòa khác nhau. Ảnh gốc: TTXVN. Đồ họa: V.K / Luật Khoa.
Tương
tự, làn sóng đàn áp các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động ở lĩnh vực liên
quan đến quyền hay có khả năng vận động quần chúng, đều trở thành tầm ngắm
trong vòng mười năm trở lại đây ở Trung Quốc và ba năm trở lại đây ở Việt
Nam.
Năm
2019, các nhóm vận động và tổ chức phi chính phủ tại Trung Quốc dậy sóng với việc
các thành viên lãnh đạo của “Changsha Funeng”, một NGO tập trung vào các vấn đề
quyền của người có khuyết tật, bị bắt với các cáo buộc chống nhà nước. [20]
Trong khi đó, tổ chức liên quan đến sách và phổ biến sách cho trẻ em nông thôn
“China Rural Library” (Liren Library) cũng bị tấn công. Việc hai tổ chức này bị
nhắm tới đã đánh dấu một thời kỳ khó khăn mới cho hệ thống xã hội dân sự Trung
Quốc, vốn khá an toàn trong giai đoạn của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vì ông này chỉ
cho rằng các nhóm hoạt động tôn giáo và nhân quyền ngầm mới là đối tượng gây
nguy hiểm cho sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tại
Việt Nam, việc nhắm tới các NGO cũng như các nhà lãnh đạo của họ cũng đã “bắt
nhịp” với Trung Quốc. Kể từ năm 2021, hàng loạt nhà lãnh đạo NGO như Mai Phan Lợi,
Bạch Hùng Dương, Đặng Đình Bách, Ngụy Thị Khanh, Hoàng Thị Minh Hồng, Nguyễn
Sơn Lộ, Ngô Thị Tố Nhiên đã bị bắt
và xử tù nhiều năm trời, chủ yếu dưới tội danh “trốn thuế”. [21]
***
Với
cả ba chính sách kể trên, sự tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay cụ thể
hơn là của lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Tập Cận Bình, khó có thể nói
chỉ là sự tình cờ.
Từ
vấn đề ngôn ngữ đến việc xây dựng thể chế, từ việc soạn thảo pháp luật cho đến
đối tượng cần bị đàn áp… việc sao chép, cấy ghép chính sách của Trung Quốc vào
Việt Nam cho thấy một mục tiêu chính trị rõ ràng của giới lãnh đạo đương nhiệm.
Nhận được sự ủng hộ của người láng giềng khổng lồ phương Bắc (bao gồm cả vấn đề
chính trị, kinh tế, lẫn diễn ngôn) có thể nói là một trong các lý do trọng yếu
dẫn đến quyền lực khuynh loát của ông Nguyễn Phú Trọng.
Đồng
thời, hiện tượng chính trị mười năm này chính thức đặt cho chúng ta câu hỏi liệu
Việt Nam có bao giờ thật sự thoát khỏi hình bóng “chính trị nước lớn” (mà ở đây
là Trung Quốc) hay không.
------------
Chú
thích
1.
Về
tiêu đề "như hình với bóng": Luật Khoa mượn cách ví von này của Giáo
sư Chính trị học Vũ Tường (Đại học Oregon, Hoa Kỳ).
2.
China:
new leaders, new opportunities to tackle corruption - News. (2013, March 5).
Transparency.org. https://www.transparency.org/en/news/china-new-leaders-new-opportunities-to-tackle-corruption;
宋薇.
(2013). Plan to cage corruption - China - Chinadaily.com.cn. Chinadaily.com.cn.
https://www.chinadaily.com.cn/china/2013-08/29/content_16927855.htm
3.
Phát
huy dân chủ ở cơ sở: Giải pháp quan trọng trong phòng, chống “lạm quyền” ở địa
phương. (2024). Tcnn.vn. https://tcnn.vn/news/detail/40655/[Download]all.html;
“Phải nhốt quyền lực trong lồng thể chế.” (2017, August 18). Báo Nhân Dân Điện
Tử; Báo Nhân Dân điện tử. https://nhandan.vn/phai-nhot-quyen-luc-trong-long-the-che-post301366.html
4.
Vũ
Quí Hạo Nhiên. (2024, March 13). Cải cách Ruộng đất - Kỳ 1: Chia ruộng đất
hay đấu tố mới là ý định thực sự? Luật Khoa Tạp Chí; Luật Khoa tạp chí. https://www.luatkhoa.com/2024/03/cai-cach-ruong-dat-ky-1-chia-ruong-dat-hay-dau-to-moi-la-y-dinh-thuc-su
5.
Vi,
Q. (2017, January 22). Hộ khẩu: 9 điều có thể bạn chưa biết | Luật Khoa tạp
chí. Luật Khoa Tạp Chí; Luật Khoa tạp chí. https://www.luatkhoa.com/2017/01/ho-khau-9-dieu-co-the-ban-chua-biet
6.
Tania
Branigan, ‘Xi Jinping Vows to Fight “tigers” and “Flies” in Anti-Corruption
Drive’ The Guardian (22 January 2013)
<https://www.theguardian.com/world/2013/jan/22/xi-jinping-tigers-flies-corruption>
accessed 17 January 2024.
7.
‘Visualizing
China’s Anti-Corruption Campaign’ (ChinaFile, 15 August 2018) https://www.chinafile.com/infographics/visualizing-chinas-anti-corruption-campaign
accessed 17 January 2024.
8.
Như
thông tin ở đây: congly.vn, ‘Từ năm 2013 đến 2020, hơn 131 nghìn đảng viên bị
thi hành kỷ luật’ (congly.vn, 12 December 2020)
<https://congly.vn/tu-nam-2013-den-2020-hon-131-nghin-dang-vien-bi-thi-hanh-ky-luat-176197.html>
accessed 17 January 2024.
9.
Nguyễn
Văn Lung, ‘Di Sản Của “Đốt Lò”: Đảng Hoàn Thiện, Xã Hội Chỉ Thêm Nghiện Tin Đồn
- Luật Khoa Tạp Chí’ (17 June 2022) https://luatkhoa.org/2022/06/di-san-cua-dot-lo-dang-hoan-thien-xa-hoi-chi-them-nghien-tin-don/
accessed 17 January 2024.
10.
‘China
Sets up New Super Agency to Fight Corruption’ (South China Morning Post,
12 March 2018) https://www.scmp.com/news/china/policies-politics/article/2136757/china-sets-new-super-agency-fight-corruption
accessed 17 January 2024.
11.
‘What’s
so Controversial about China’s New Anti-Corruption Body?’ (Brookings) https://www.brookings.edu/articles/whats-so-controversial-about-chinas-new-anti-corruption-body/
accessed 17 January 2024.
12.
Ương
Trang chủ-Ủy Ban Kiểm Tra Trung, ‘Quyết định của Bộ Chính trị về ban hành Quy
trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư’ (ubkttw.vn, 15 January
2024) https://ubkttw.vn/thong-bao-van-ban-moi/quyet-dinh-cua-bo-chinh-tri-ve-ban-hanh-quy-trinh-kiem-tra-cua-bo-chinh-tri-ban-bi-thu.html
accessed 18 January 2024.
13.
Quoc-Tan-Trung
Nguyen, Thi-Hong-Ninh Bui and Hong-Thanh Phung, ‘Human Right Concerns in
Vietnam’s Cybersecurity Law: From International Discourse to a Comparative
Perspective’ (2022) 14 Journal of Human Rights Practice 968. Xem thêm:
‘Vietnam’s Internet Control: Following in China’s Footsteps?’ https://thediplomat.com/2019/12/vietnams-internet-control-following-in-chinas-footsteps/
accessed 18 January 2024.
14.
Trịnh
Hữu Long, ‘Dự Luật An Ninh Mạng: Hàng Việt Nam “Made in China”? - Luật Khoa Tạp
Chí’ (4 November 2017) https://luatkhoa.org/2017/11/du-luat-ninh-mang-hang-viet-nam-made-china/
accessed 18 January 2024.
15.
‘Xi
Jinping’s “Proregress”: Domestic Moves toward a Global China’ (Brookings)
https://www.brookings.edu/articles/xi-jinpings-proregress-domestic-moves-toward-a-global-china/
accessed 18 January 2024.
16.
‘China:
Global Call against Renewed Crackdown on Human Rights Lawyers’ (ARTICLE 19,
9 July 2023) https://www.article19.org/resources/china-global-call-against-renewed-crackdown-on-human-rights-lawyers/
accessed 18 January 2024.
17.
VnExpress,
‘Ông Nguyễn Văn Đài bị kết tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”’ (vnexpress.net)
https://vnexpress.net/ong-nguyen-van-dai-bi-ket-toi-hoat-dong-nham-lat-do-chinh-quyen-3732992.html
accessed 19 January 2024.
18.
‘Tòa
Phúc Thẩm Giữ Nguyên Án Phạt về Tội Trốn Thuế Với vợ Chồng Luật Sư Trần Vũ Hải
- Tuổi Trẻ Online’ https://tuoitre.vn/toa-phuc-tham-giu-nguyen-an-phat-ve-toi-tron-thue-voi-vo-chong-luat-su-tran-vu-hai-20200221112518306.htm
accessed 19 January 2024.
19.
‘Thu
Hồi Thẻ Luật Sư Đối Với Ông Võ An Đôn | Báo Dân Trí’ https://dantri.com.vn/phap-luat/thu-hoi-the-luat-su-doi-voi-ong-vo-an-don-20180525085627732.htm
accessed 19 January 2024.
20.
Han
Zhu and Lu Jun, ‘The Crackdown on Rights-Advocacy NGOs in Xi’s China:
Politicizing the Law and Legalizing the Repression’ (2022) 31 Journal of
Contemporary China 518.
21.
VN
bắt giám đốc VIETSE Ngô Thị Tố Nhiên không lâu sau chuyến thăm của TT Biden -
BBC News Tiếng Việt. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-66876263
---------------------------
Đọc
thêm:
Quan
điểm | Làm cho khốc hại chẳng qua vì quyền
Cách
ông Võ Văn Thưởng ‘xin thôi’ khác với ông Nguyễn Xuân Phúc như thế nào
Để
lại gì cho mai sau: Nguyễn Phú Trọng và Tưởng Kinh Quốc
No comments:
Post a Comment