Để
lại gì cho mai sau: Nguyễn Phú Trọng và Tưởng Kinh Quốc
Jan 16,
2024 3:18 PM
https://www.luatkhoa.com/2024/01/de-lai-gi-cho-mai-sau-nguyen-phu-trong-va-tuong-kinh-quoc/
Mở
đường hay đóng đường?
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w2000/format/webp/2024/01/4732947329.jpeg
Nguyễn
Phú Trọng và Tưởng Kinh Quốc. Ảnh: VGP, Hoover Institute. Đồ họa: Shiv/ Luật
Khoa.
Trong
những tháng năm cuối đời, vị tổng thống độc tài Tưởng Kinh Quốc đã mở đường cho
một trang sử mới của Đài Loan: trang sử dân chủ hóa.
Những ngày
này, tình trạng sức khỏe của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những
chủ đề được bàn tán nhiều. Cho dù ông đang ốm đau hay vẫn ổn (theo nghĩa ổn của
người già) thì Đảng Cộng sản Việt Nam chắc chắn vẫn cần phải chuẩn bị cho một
tương lai không còn ông.
Khoảng bốn
thập niên trước, Quốc Dân Đảng Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) cũng ở vào một
hoàn cảnh tương tự khi sức khỏe của đảng trưởng kiêm tổng thống Tưởng Kinh Quốc
ngày càng sa sút. [1]
So với Việt
Nam hôm nay, xã hội và nền chính trị Đài Loan khi ấy cũng mang khá nhiều điểm
tương đồng:
Thứ nhất,
cả hai đều bị những chế độ độc tài cai trị và luôn sẵn sàng đàn áp, bóp nghẹt
các quyền tự do dân chủ.
Thứ hai, cả
hai đều là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh từ xuất phát điểm tương đối thấp,
nhờ theo đuổi chủ trương tự do hóa.
Thứ ba,
khi tầng lớp trung lưu ngày càng trở nên đông đảo và đòi hỏi thêm nhiều tự do,
chế độ bị đặt đứng trước hai lựa chọn: chủ động hay trì hoãn cải cách?
Thứ tư, cả
hai đều chịu những sức ép cực lớn từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong khi Đài
Loan (thập niên 1970, 1980) thường xuyên bị Trung Quốc tìm cách cô lập và hăm dọa
tấn công thì Việt Nam hôm nay cũng đang đối diện với nguy cơ mất thêm lãnh thổ
và ngày càng lệ thuộc vào phương Bắc.
Tuy nhiên,
điểm khác biệt là Đài Loan luôn trung thành với lập trường chống cộng sản cùng
chính sách tự do hóa kinh tế triệt để (tôn trọng các nguyên tắc của thị trường
tự do) nên phát triển vượt bậc, sau đó thực hiện cải cách dân chủ.
Còn Việt
Nam, mặc dù đã mở cửa từ năm 1986 và đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng
các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản vẫn luôn ra sức bảo vệ một hệ thống giáo điều đã
không còn phù hợp với thời đại mới.
Hệ quả của
cách tiếp cận này là một nền kinh tế thị trường nửa vời và một xã hội thiếu vắng
thượng tôn pháp luật (rule of law). [2]
Tưởng Kinh
Quốc qua đời năm 1988 khi vừa tròn 78 tuổi. Điều thú vị là ông Tưởng cũng từng
rất say mê chủ nghĩa cộng sản, nhất là các sách vở của Trotsky. Năm 1925, ông
thậm chí còn tự nguyện xin cha (Tưởng Giới Thạch) sang Liên Xô theo học tại Trường
Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông của Quốc tế III và là bạn cùng lớp với Đặng
Tiểu Bình. Trong thời gian ở Liên Xô, ông từng gặp riêng Stalin, công khai phê
phán chủ nghĩa Trotsky và nộp đơn xin gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô nhưng bị từ
chối.
Năm 1927,
Tưởng Giới Thạch thanh trừng phe tả trong Quốc Dân Đảng và những thành phần cộng
sản trong chính quyền trung ương, đồng thời trục xuất hết các cố vấn Liên Xô. Để
bảo vệ bản thân, Tưởng Kinh Quốc đã công khai viết một bài xã luận chỉ trích
cha mình. Ông bị đày tới làm việc ở vùng núi Ural lạnh giá, mãi đến năm 1937 mới
được trở về Trung Quốc cùng người vợ Belarus và hai đứa con lai. [3]
Nhưng
quãng thời gian tôi luyện và kinh nghiệm ở Liên Xô đã giúp Tưởng Kinh Quốc cai
trị Đài Loan khá hiệu quả về sau – xã hội trật tự, ổn định, kinh tế tăng trưởng
mạnh và mọi mầm mống cộng sản manh nha đều bị dập tắt.
Những năm
tháng cuối đời, ông ngày càng nới lỏng nhiều không gian tự do hơn cho người Đài
Loan, và tới năm 1987 thì ra lệnh bãi bỏ thiết quân luật, cho phép đa nguyên, tự
do báo chí. [4] Ông mở đường cho người kế nhiệm - Phó Tổng thống Lý Đăng Huy -
lên làm tổng thống. Và kể từ năm 1988, Lý Đăng Huy đã cải cách sâu rộng toàn bộ
nền chính trị, biến Đài Loan thành một nền dân chủ đáng ngưỡng mộ ở châu Á.
Có thể
nói, Tưởng Kinh Quốc thực sự là con người ưa hành động, thực dụng và thức thời.
Ông đã biết trọng dụng những nhân tài kỹ trị xuất chúng, không phân biệt xuất
thân (sinh trưởng tại Đài Loan hay đại lục) như Nghiêm Gia Cam, Lý Quốc Đỉnh,
Tôn Vận Tuyền, Lý Đăng Huy, v.v, và chính họ đã tạo nên kỳ tích kinh tế Đài
Loan (Taiwan miracle). [5]
Ông Nguyễn
Phú Trọng vốn xuất thân bần nông và là một sinh viên ngữ văn, nghiên cứu sinh
trường đảng, sau được đưa sang Liên Xô du học. Ông mới đạt tư cách phó tiến sĩ
(tương đương với Ph.D candidate bên phương Tây) chứ chưa bảo vệ xong luận án tiến
sĩ – rồi trở về nước theo nghiệp tuyên truyền. Sau này ông trở thành giáo sư
chuyên ngành xây dựng đảng, tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, chủ tịch Hội đồng
Lý luận Trung ương và leo lên đỉnh cao quyền lực. [6]
Ông Trọng
chỉ là một nhà lý luận trung thành với ý thức hệ Mác – Lê và hoàn toàn không có
kinh nghiệm với nền kinh tế thị trường.
Ông dường
như rất say sưa và thỏa mãn với vai trò của một “người đốt lò vĩ đại”, nhắm tới
các đối thủ chính trị lẫn những kẻ mà ông không ưa. [7]
Giờ đây,
trong khi ông Trọng đang được đồn đoán là gặp vấn đề về sức khỏe, các đối thủ
chính trị của ông chắc hẳn sẽ rất vui. Chí ít thì một số người sẽ tránh được kiếp
nạn trở thành “củi” trong tương lai gần.
Tuy nhiên,
nếu ông ra đi khi chưa kịp sắp xếp chu đáo thì thượng tầng lãnh đạo Đảng Cộng sản
Việt Nam có thể cũng sẽ đứng trước nguy cơ “dậy sóng” bởi cuộc đấu đá giữa những
ứng viên kế vị.
Đầu năm
1988, Tưởng Kinh Quốc trở bệnh nặng sau khi kế hoạch bí mật phát triển vũ khí hạt
nhân của Đài Loan (nhằm mục đích răn đe Trung Quốc và trở nên độc lập hơn với Mỹ)
bị đổ bể. Một nhà khoa học thuộc dự án đã đào tẩu sang Mỹ và thông báo cho tình
báo CIA, Đài Loan bị buộc phải chấm dứt chương trình. [8] Tuy vậy, trước khi
qua đời, ông đã kịp thiết lập nền móng cho sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế
và dân chủ Đài Loan. Đó cũng chính là di sản vĩ đại nhất của Tưởng Kinh Quốc.
Còn Nguyễn
Phú Trọng, di sản lớn nhất của ông là gì? Chiến dịch “đốt lò” của ông liệu có
diệt trừ được tham nhũng, hay đã gây ra nhiều đứt gãy và sự trì trệ khủng khiếp
cho cả nền kinh tế lẫn xã hội Việt Nam?
Có chăng,
thành tựu của nhà lý luận này chỉ là tập sách dày “Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” mà
ông Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng người đồng cấp Malaysia hôm 21 tháng Bảy năm
ngoái tại phố sách Hà Nội. [9]
Đính
chính: Bản đầu của
bài viết ghi Tưởng Kinh Quốc trở bệnh nặng năm 1987. Nay xin đính chính lại là
đầu năm 1988.
==============================
ĐỌC THÊM :
Từ
độc đảng sang đa đảng: Đài Loan đã dân chủ hóa cuộc bầu cử như thế nào
Đảng cò
kè, quan cạnh tranh, dân hưởng lợi.
.
Đài
Loan lược sử – Kỳ 3 : Chế độ cai trị kiểu nửa-Leninist của Quốc Dân Đảng
Thất bại
trước Cộng sản, Tưởng Giới Thạch áp dụng đúng mô hình cai trị độc tài của kẻ
thù.
Luật
Khoa tạp chí Trịnh Hữu Long
.
Luật
Khoa 360: Sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bí mật nhà
nước
Luật
Khoa tạp chí Luật Khoa tạp
chí
No comments:
Post a Comment