Việt
Nam đứng thứ 12 trong 20 nước có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới
18/12/2023
Việt
Nam, Trung Quốc và một loạt nước châu Á nằm trong số 20 nước có mức tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất thế giới trong vòng 10 năm trở lại đây, theo số liệu được
yahoo!finance và BusinessNews đăng tải hôm 16/12.
https://gdb.voanews.com/621EE172-5746-4DA0-812E-2585BF69F19A_cx0_cy7_cw0_w650_r1_s.jpg
Nhiều
tòa nhà chọc trời mọc lên ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây.
Theo
hai trang này, số liệu được sử dụng có nguồn là Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF). Các
nhà phân tích xem xét mức tăng trưởng của Tổng Sản phẩm Quốc nội thực (GDP
thực) dựa vào dữ liệu gần đây nhất là của năm 2022 và đi ngược lại 10 năm, từ
đó tính ra mức tăng trưởng trung bình trong 10 năm qua, yahoo!finance và
BusinessNews cho biết.
Với
mức tăng trưởng GDP thực trung bình là 6,1% trong một thập niên trở lại đây,
Việt Nam nằm trong số các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, yahoo!finance
và BusinessNews đưa ra đánh giá.
Hai
trang này viết rằng ngành nông nghiệp của Việt Nam là trụ cột quan trọng của
nền kinh tế, vừa đóng góp cho GDP vừa tạo công ăn việc làm.
Điều
được yahoo!finance và BusinessNews đúc kết cũng trùng với một phát biểu của Thứ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Phùng Đức Tiến, được
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trích dẫn lại hồi tháng 7 năm nay, khẳng định vai
trò của ngành nông nghiệp không chỉ dừng ở mức một “trụ đỡ” mà chính là “động
lực tăng trưởng quan trọng đối với nền kinh tế đất nước”.
Kim
ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp của Việt Nam lần đầu đạt tới 53,22 tỷ đô la
vào năm 2022, tăng 9,3% so với năm 2021, theo TTXVN.
Giá
trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản kể trên mang lại thặng dư thương mại là 8,5
tỷ đô la, chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất siêu của nền kinh tế Việt Nam.
Trong
số đó, có 8 sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ đô la,
bao gồm cả cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ. Bên
cạnh đó là 7 mặt hàng có kim ngạch hơn 3 tỷ đô la, các số liệu được TTXVN dẫn
lại cho hay.
Riêng
về gạo, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,3 triệu tấn với giá trị là 3,54 tỷ đô la
trong năm 2022, tăng gần 7% về giá trị so với năm 2021, là kim ngạch xuất khẩu
gạo cao nhất từ trước tới nay do giá tăng cao. Giá gạo xuất khẩu bình quân của
Việt Nam ở mức 485 đô la/tấn, cao nhất thế giới, hơn Ấn Độ, Thái Lan.
TTXVN
viết rằng tư duy của các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam đã
thay đổi, “từ chỗ tập trung vào sản lượng chuyển sang quan tâm tới chất lượng,
tăng giá trị sản phẩm, hướng tới thị trường cấp cao hơn để doanh nghiệp và
người nông dân cùng có lợi”.
Số
liệu của Việt Nam cho thấy Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất cho hàng nông, lâm,
thủy sản xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch là 13,3 tỷ đô la, tương đương 25%
thị phần, tiếp đến là Trung Quốc với hơn 10 tỷ đô la (18,9% thị phần); Nhật Bản
với 4,2 tỷ đô la (7,9% thị phần); Hàn Quốc với 2,5 tỷ đô la (4,7% thị phần).
Ở
cấp độ châu lục, châu Á chiếm 44,7% thị phần, châu Mỹ 27,4%, châu Âu 11,3%,
châu Đại Dương 1,7% và châu Phi1,7%, TTXVN cho biết.
Về
việc làm trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, Tổng cục Thống kê của Việt
Nam công bố dữ liệu cho thấy trong quý IV năm 2022, có 14,1 triệu người làm
việc trong ngành này, so với gần 20 triệu người trong ngành dịch vụ và gần 17
triệu người trong ngành công nghiệp.
Theo
yahoo!finance và BusinessNews, 5 nước đứng đầu danh sách 20 nền kinh tế có tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất trong 10 năm là Guyana (Nam Mỹ) ở vị trí số 1 với mức
tăng GDP trung bình là gần 15%, Ireland (châu Âu) số 2 với hơn 9%, tiếp đến là
Ethiopia (châu Phi) với 8,43%, Tajikistan (Trung Á) với hơn 7% và Côte d’Ivoire
(Tây Phi) với hơn 6,8%.
Bangladesh
và Trung Quốc đứng cao hơn Việt Nam trong bảng xếp hạng, lần lượt ở các vị trí
số 7 và 10, trong khi Ấn Độ và Campuchia lần lượt đứng thứ 15 và 18, thấp hơn
Việt Nam về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 1 thập niên trở lại đây.
No comments:
Post a Comment