Vì
sao các triệu phú Hoa Kỳ đòi trả thuế nhiều hơn ?
Chi Phương - RFI
Đăng
ngày: 27/12/2023 - 14:48
Trong bối
cảnh nhiều nhân vật nổi tiếng, doanh nhân vướng vào các bê bối trốn thuế, những
năm gần đây, nhóm triệu phú Hoa Kỳ “Patriotic Millionaires” đã khiến truyền
thông chú ý khi đưa ra lời kêu gọi : “Tôi giàu có, hãy đánh thuế tôi” ! và “Đánh
thuế mạnh tay hơn” những người giàu có nhất hành tinh.
https://s.rfi.fr/media/display/1926d59e-9aa9-11ed-9d58-005056bf30b7/w:980/p:16x9/Phil%20White.webp
Phil
White, thành viên của nhóm Patriotic Millionaires cầm tấm bảng "Hãy đánh
thuế người giàu", biểu tình tại Diễn đàn kinh tế Davos, 01/2023. ©
Mounia Daoudi/ RFI
Được thành
lập vào năm 2010, tổ chức Patriotic Millionnaires quy tụ hơn 200 thành viên là
các triệu phú, hoặc các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác
nhau, trong đó có Abigail Disney, một trong những người thừa kế của tập đoàn
Disney. Họ tự nhận mình là những người giàu có “cảm thấy xấu hổ” vì quá giàu, với
thu nhập hàng năm trên 1 triệu đô la, hoặc có khối tài sản trị giá hơn 5 triệu
đô la. Họ lên án hệ thống thuế khoá ở Hoa Kỳ làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng
và nêu ra vấn đề : “Làm
thế nào mà mức thuế trung bình của một người Mỹ phải trả, tương ứng với thu nhập,
lại cao hơn cả thuế mà những người giàu nhất phải đóng ?” Trang điều
tra Pro Publica của Hoa Kỳ, vào năm 2021, tiết lộ rằng 25 người giàu nhất nước
Mỹ không khai thuế bất cứ khoản thu nhập nào và phần lớn chi tiêu của họ là do
các doanh nghiệp trả, hoặc từ các khoản vay.
“Tôi
giàu có, hãy đánh thuế tôi !”
Tại phiên
điều trần của Ủy ban Tài Chính Thượng Viện Hoa Kỳ hôm 09/11, các nhà nghị
sĩ Hoa Kỳ muốn đánh vào chiến lược “Buy, Borrow, Die” mà các nhà
triệu phú, tỷ phú sử dụng để tránh bị đánh thuế vào tài sản của họ. “Buy” tức
là đi mua, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản,... để tăng giá trị tài sản của
mình. “Borrow” tức là đi vay ngân hàng với lãi suất tương đối thấp, để chi trả cho
cuộc sống của họ, khấu trừ lãi vay vào thu nhập của mình. Đến khi họ chết,
tài sản khổng lồ của họ được chuyển cho gia đình và như vậy có thể
tránh thuế.
Có mặt tại
cuộc họp của Ủy ban, chủ tịch câu lạc bộ triệu phú Mỹ Patriotic Millionaires,
Morris Pearl, một lần nữa đưa ra lời kêu gọi đến các nhà lập pháp Hoa
Kỳ : “Tôi giàu có, hãy đánh thuế tôi !” Ông cho biết : “Tôi
kiếm tiền nhờ vào việc xem những con số trên bản báo cáo tài chính tăng lên và
tôi có thể quyết định rằng có đóng thuế cho thu nhập đó hay không. Chúng tôi
không phải chịu thuế vốn cho đến thời điểm bán đi, điều đó có nghĩa là, với những
người như tôi, đóng thuế hay không là một lựa chọn. Chúng tôi có thể vay với
lãi suất thấp để trả các chi phí sinh hoạt xa xỉ, như vậy có nghĩa là
không tạo ra lợi nhuận từ vốn, và do đó không phải đóng thuế. Khi chúng tôi chết,
chúng tôi có thể chuyển tài sản cho người thừa kế và họ có thể được miễn thuế.
Những người giàu không cần phải trả thuế cho bất kỳ khoản thu nhập nào.”
Từng là giảng
viên tại đại học McGill ở Montréal, Canada, cô Claire Trottier thừa hưởng khối
tài sản khổng lồ từ cha cô, người đã trở thành tỷ phú trong lĩnh vực công nghệ
cao. Hiện đã nghỉ việc để dành thời gian cho Quỹ gia đình Trottier, trả lời
Radio France, cô cho biết “lương giáo viên của tôi bị đánh thuế nhiều
hơn là bây giờ khi cô nhận được cổ tức từ tổ chức của gia đình. Điều
này là không bình thường !”
Claire
Trottier là một trong những thành viên của Patriotic Millionaires và cũng là một
trong số 300 triệu phú đã ký vào bức thư gửi tới các lãnh đạo của G20, kêu gọi
thiết lập một hệ thống đánh thuế vào tài sản, nhân hội nghị thượng đỉnh của
nhóm này tại Ấn Độ hồi tháng 9/2023. Trả lời đài phát thanh France Inter, cô thừa
nhận rằng “đúng là hiếm khi một người giàu lên tiếng về bình đẳng thu nhập,
kêu gọi đánh thuế vào tài sản khi chính bản thân mình cũng là người
giàu”. Tuy nhiên cô khẳng định : “Cũng như tất cả mọi người, tôi nhận
thấy rằng những bất bình đẳng trong xã hội chúng ta ngày càng gia tăng và đó là
điều không thể chấp nhận được. Chúng ta cần phải hành động !”
Để truyền
đi thông điệp của mình, những nhà triệu phú này đã gửi đi nhiều đơn khiếu nại,
thư đến các chính phủ, đến Diễn đàn Kinh tế Davos, hay tiến
hành các hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của truyền thông. Ví dụ, vào năm
2021, CLB Patriotic Millionnaires đã cho một chiếc xe tải chạy khắp Washington,
với khẩu hiệu “Hãy đánh thuế tôi nếu bạn có thể”, bên cạnh tỷ
phú Jeff Bezos nhà sáng lập Amazon, được coi là một trong những “nhà vô địch” trong
việc “tối ưu hóa khoản thuế” phải đóng.
Càng
nhiều tài sản lại càng ít bị đánh thuế ?
Trong bài
đăng trên trang CNN, Abigail Disney và Morris Pearl giải thích tại sao những
triệu phú như họ lại muốn đóng thêm thuế, đồng thời kêu gọi thiết lập hệ thống
đánh thuế liên bang vào tài sản : “Hiện tại, hệ thống thuế của Mỹ coi
trọng tiền hơn mồ hôi. Những người làm công ăn lương phải trả thuế suất đối với
thu nhập của họ cao hơn đáng kể so với các nhà đầu tư giàu có kiếm được thu nhập
từ lãi vốn một cách thụ động. Điều đáng nói là thuế liên quan đến tài sản của một
người qua đời được chuyển giao cho người thừa kế. Luật này được đưa ra dưới thời
tổng thống Donald Trump, năm 2017, quy định chỉ đánh thuế vào các tài sản có
giá trị lớn lớn 12,06 triệu đô la.. Như vậy thì Hoa Kỳ đã để lọt lưới hàng tỷ
đô la.”
Nhà kinh tế
học Eric Pichet, giảng viên tại đại học Skedge Business School cho biết hệ thống
đánh thuế ở Hoa Kỳ khá phức tạp và dễ khiến người ta nhầm lẫn, “ngay cả chính
người Mỹ cũng khó có thể hiểu”. Trả lời RFI Tiếng Việt, ông Pichet cho biết :
“Có 7 mức thang đánh thuế thu nhập ở Hoa Kỳ và lên đến 39,6 %, thấp hơn ở Pháp
(45%), nhưng đây cũng là tỷ lệ khá cao. Ở Hoa Kỳ cũng như ở những nơi khác
càng kiếm nhiều tiền thì càng phải đóng nhiều thuế. Điều này đã rõ ràng !
Liên quan tới loại thuế áp đặt lên lợi nhuận thu được từ việc bán tài sản,
nghĩa là một triệu phú bán doanh nghiệp của mình đi, thì tỷ lệ đánh thuế là từ
10 đến 20 %. Nói đơn giản là một tỷ phú bán doanh nghiệp đi, thu được cổ tức
(dividendes), và khoản lợi nhuận này bị đánh thuế thấp hơn so với thuế đối với
thu nhập cá nhân.”
Không chỉ
riêng CLB Patriotic Millionnaires, mà ngày càng có nhiều những triệu phú đòi
đóng thuế nhiều hơn, tại Hoa Kỳ, Canada hay châu Âu. Ví dụ như hội Triệu phú vì
Nhân loại (Millionaires for Humanity) ở Anh, Resources en mouvement ở Canada,
hoặc hiệp hội Tax me now (Hãy đánh thuế tôi ngay bây giờ) ở Đức.
"Nỗi
mặc cảm vì quá giàu" chỉ đến từ một nhóm nhỏ
Tuy nhiên,
theo Eric Pichet, nhà nghiên cứu là về thuế cá nhân, tài chính công và kinh tế
học về thuế, những người giàu muốn đóng nhiều thuế hơn, trên thực tế, chỉ để
thu hút truyền thông và chỉ liên quan đến một nhóm cá nhân nhỏ, và không đại diện
cho đại bộ phận các triệu phú. “Những người này muốn làm nổi bật cảm giác mặc
cảm của họ vì quá giàu, nhưng cần phải phân biệt rõ giữa triệu phú và tỷ phú.
Tôi cho rằng đối tượng mà những triệu phú này kêu gọi đánh thuế là những tỷ
phú, những người giàu hơn họ. Nếu thăm dò, tôi dám chắc là 90 % các triệu phú
không có ý định trả thêm thuế. Theo tôi, về căn bản, người Mỹ khá là dị ứng với
thuế, nhất là thuế liên bang. Thuế tài sản (được nói đến ở trên) là một vấn
đề lớn ở Hoa Kỳ. Quy định về thuế liên bang được đưa ra vào năm 1913, sau khi sửa
đổi Hiến Pháp, cho phép Nhà nước liên bang đánh thuế thu nhập cá nhân, lại
nhưng không hề đề cập đến thuế tài sản”. Nhà kinh tế học Pichet, cho rằng sửa đổi
luật về thuế liên quan đến tài sản là một điều khá phức tạp vì cần phải sửa Hiến
Pháp.
Trên thực
tế, vào đầu năm 2023, tổng thống Joe Biden đã đề xuất áp dụng mức thuế tối thiểu
20 % đối với các gia đình có tài sản vượt quá 100 triệu đô la, dựa trên thu nhập,
cũng như lãi từ vốn chưa được thực hiện. Nhà Trắng giải thích rằng luật này sẽ
nhắm tới những tài sản của các gia đình rất giàu, không bị đánh thuế trong nhiều
thập kỷ hoặc nhiều thế hệ”, đặc biệt là nhắm đến những “siêu tỷ phú” như Elon
Musk hay Jeff Bezos. Thế nhưng, đề xuất này đã nhanh chóng bị cho là bóp
nghẹt từ trong trứng, khó có thể được thông qua, theo trang mạng chuyên về
tài chính CNBC của Mỹ.
Hiện trên
thế giới, không chỉ Hoa Kỳ mà nhiều nước khác cũng không đánh thuế
vào tài sản ròng. Chỉ duy nhất 5 nước trong Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh
tế (OCDE) vẫn duy trì thuế đối với tài sản. Tại Pháp, thuế về tài sản thì chỉ
liên quan đến bất động sản. Hơn nữa, nhà kinh tế học Pichet lưu ý rằng “xu
hướng hiện nay là nhiều nước đang dần loại bỏ thuế tài sản, đặc biệt là ở châu
Âu từ 20 năm qua. Những nước đã áp đặt loại thuế này đang dần dần loại bỏ khỏi
chính sách thuế khoá và cho đến này chỉ còn một vài nước giàu áp dụng.” Vị
chuyên gia kinh tế cho rằng nếu muốn thiết lập một luật đánh thuế vào tài sản
thì cần phải được nhiều nước cùng áp dụng, theo cách mà mức thuế tối thiểu toàn
cầu 15 % đối với cho các doanh nghiệp được đưa ra. Trong 5, 10 năm nữa, đưa ra
luật thuế tài sản tại các nước giàu là hoàn toàn không thể.
Dẫu sao, ý
tưởng đánh thuế mạnh vào giới nhà giàu cũng ngày càng được nhiều nhà
kinh tế và chính trị gia ủng hộ, vì cho rằng điều này có thể giải quyết bất
bình đẳng về thu nhập, hay các vấn đề xã hội khác. Thế nhưng, trong một bài
phân tích, Eric Pichet chỉ ra những tác động đối với nền kinh tế nếu thuế tài sản
được áp dụng, khiến các doanh nhân, chủ doanh nghiệp giàu có, rời khỏi nước đó,
đến một “thiên đường thuế” khác.
------------------------------
Các nội
dung liên quan
TẠP CHÍ THỂ
THAO
Tay
đua công thức 1, thế giới của các con ông cháu cha “tỷ phú” ?
LIÊN ÂU -
NHẬP CƯ
Liên
Âu đạt được thỏa thuận về cải cách chính sách nhập cư và tị nạn
NGA - BẮC
TRIỀU TIÊN
Nga
và Bắc Triều Tiên ký kết Thỏa thuận hợp tác quốc phòng toàn diện
No comments:
Post a Comment