Venezuela có nên chiếm nước
láng giềng giàu dầu mỏ không?
Jacqueline Charles, Antonio Maria Delgado
POSTED ON DECEMBER 2, 2023
https://dcvonline.net/2023/12/02/venezuela-co-nen-chiem-nuoc-lang-gieng-giau-dau-mo-khong/
Maduro sẽ đưa câu hỏi đó trong cuộc bỏ phiếu vào Chủ nhật
Venezuela có nên chiếm nước láng giềng giàu dầu
mỏ không? Maduro sẽ đưa câu hỏi đó trong cuộc bỏ phiếu vào Chủ nhật. Jesus
Vargas/dpa/picture-alliance/Sipa USA
Người dân Venezuela bỏ phiếu vào Chủ nhật sẽ được yêu cầu trả lời một
câu hỏi khiêu khích bất thường:
Liệu chính phủ của họ có nên được phép để xâm chiếm nước láng giềng
Guyana và đoạt 3/4 lãnh thổ giàu dầu mỏ của nước này hay không?
Chính phủ của Nicolás Maduro đang đặt câu hỏi này với trước cử tri,
trong cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thế kỷ giữa Venezuela và Guyana
đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và có nguy cơ leo thang thành chiến
tranh nổ súng.
Câu hỏi ghi trên lá phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý gồm 5 phần,
trong số những việc khác, sẽ trao cho Maduro quyền đặc biệt để xâm chiếm Guyana
và thành lập một nhà nước Venezuela mới gồm đến 74% diện tích vùng đất hiện tại
của Guyana nói tiếng Anh. Khu vực mới sẽ được gọi là Guayana Esequiba.
Một số chuyên gia coi toàn bộ sự việc là một mưu đồ chính trị, mặc dù
nhiều người Guyan coi mối đe dọa là thật và sợ hãi, cùng với những điều khác,
là việc họ bị mất quyền công dân.
Ivelaw Griffith, một cộng sự viên cao cấp của Trung tâmNghiên cứu chiến
lược và quốc tế ở Washington, và là cựu phó hiệu trưởng của Đại học Guyana, một
chuyên gia an ninh trong khu vực cho biết:
“Rõ
ràng Maduro đã nghĩ đến những khu vực bầu cử trong nước, nhưng tôi nghĩ khi bạn
cân nhắc kiệu quả tiêu cực của việc thôn tính, Maduro thật điên rồ khi chấp nhận
tất cả những tiêu cực đó để chiếm 74% Guyana. Đó không phải là một mảnh đất nhỏ.” (Ivelaw Griffith)
Căng thẳng đã gia tăng rõ ràng trong tuần này khi Brazil – một đồng
minh thân cận của cả hai quốc gia và có chung đường biên giới với cả hai – cử cố
vấn nước ngoài hàng đầu Celso Amorin đến hòa giải đồng thời tuyên bố rằng họ
đang tăng cường sự hiện diện quân sự dọc biên giới phía bắc trong lúc lo ngại rằng…
tranh chấp lịch sử đó có thể biến thành chiến tranh. Trong một tuyên bố, Bộ Quốc
phòng Brazil cho biết :
“Bộ Quốc
phòng đã theo dõi tình hình. Những hành động phòng thủ đã tăng cường ở khu biên
giới phía bắc của Ba Tây, thúc đẩy sự hiện diện quân sự lớn hơn.”
Tranh chấp biên giới giữa Guyana và Venezuela kéo dài từ hậu bán thế kỷ
19 và leo thang sau khi Guyana bắt đầu tìm thấy dầu trên lãnh thổ của họ vài năm trước .
Venezuela tuyên bố chủ quyền trên khoảng 61.600 dặm vuông của Guyana – một mảnh
đất nhỏ hơn một chút so với tiểu bang Florida tên là Essequibo – đòi chủ quyền
lãnh thổ cho đến thời điểm cả hai nước còn là thuộc địa của châu Âu. Mặc dù
Venezuela đã không ngừng phản đối phán quyết năm 1899 của trọng tài quốc tế về
việc thiết lập biên giới hiện tại giữa hai nước, nhưng họ đã gác lại vaasn đề
này trong nhiều chục năm.
Tranh chấp biên giới này hiện đang được đưa ra trước Tòa án Công lý Quốc
tế của Liên hiệp quốc. Guyana đã yêu cầu tòa án đưa án lệnh rằng quyết định năm
1899 là có hiệu lực và mang tính ràng buộc. Vào tháng 11, Guyana một lần nữa ra
tòa, lần này yêu cầu tòa án tạm dừng một phần cuộc trưng cầu dân ý 5-phần ở
Venezuela.
Carl Greenidge, cựu ngoại trưởng Guyana, người đại diện cho Guyana
trong cuộc tranh chấp kéo dài, cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu họ chỉ ra rằng
việc Venezuela tiến hành cuộc trưng cầu dân ý theo hình thức hiện tại là bất hợp
pháp.”
Chính phủ Guyana muốn tòa án quốc tế duyệt xét những câu hỏi về cuộc
trưng cầu dân ý cũng như những bình luận của chính quyền Maduro, gồm cả Hội đồng
bầu cử quốc gia.
Greenidge nói: “Những câu hỏi, như đã được đưa ra, có thể được coi hoặc
hiểu là nhằm cung cấp cho Venezuela một kế hoạch chi tiết hoặc sự chứng thực để
thực hiện hành động.” Đồng thời Greenidge mô tả toàn bộ hành động của người
hàng xóm nói tiếng Tây Ban Nha của họ là “hoàn toàn vô lý”.
Greenidge cho biết nước của ông hy vọng sẽ có án lệnh của tòa án vào thứ
Sáu về cuộc trưng cầu dân ý.
Giới chuyên gia cho rằng những nỗ lực của Maduro nhằm thổi bùng ngọn lửa
chủ nghĩa dân tộc là một nỗ lực nhằm thúc đẩy danh tiếng đang suy giảm của ông,
vốn có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát và tạo ra tình thế buộc ông phải sử
dụng quyền lực mà ông đang viện dẫn.
Rocio San Miguel, chủ tịch của Control Ciudadano, một tổ chức giám sát
quân đội Venezuela, cho biết: “Chính phủ Venezuela đang mắc vào một cái bẫy do
chính họ tạo ra.”
Bà nói, một cuộc bỏ phiếu đồng ý xâm lăng trong cuộc trưng cầu dân ý có
thể kích động yêu cầu của công chúng rằng Maduro phải hành động để tiếp quản
lãnh thổ đang tranh chấp.
Chính quyền này đã phát động một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ trên những
cơ quan báo chí mà họ kiểm soát, với những đài truyền hình và đài phát thanh cứ
sau vài phút lại phát đi những tiếng leng keng quảng bá một thông điệp liên tục:
“Essequibo
là của chúng ta.”
Mặc dù có sự nghi ngờ khắp nơi về khả năng tổ chức những cuộc bầu cử
công bằng ở Venezuela của chế độ Caracas, nhưng dự kiến sẽ có một cuộc bỏ phiếu
thuận một cách áp đảo, vì ngay cả những đối thủ của Maduro cũng đã kiềm chế chỉ
trích cuộc trưng cầu dân ý hoặc thực sự ủng hộ nó.
Chính phủ Guyana nói rằng những tuyên bố về biên giới là vô căn cứ và
đã cảnh cáo Maduro không nên đánh giá thấp quyền tự vệ của họ. Chính phủ Guyana
cũng nói rằng cuộc trưng cầu dân ý sẽ chiếm đoạt quyền tài phán của tòa án quốc
tế trước khi tòa án này có cơ hội đưa ra án lệnh về tuyên bố chủ quyền
lãnh thổ của Guyana.
Hôm thứ Tư, Ashni Singh, bộ trưởng cao cấp của Văn phòng Tổng thống, đã
mô tả mối đe dọa của Venezuela “là một sự khiêu khích.”
Ông nói: “Chúng tôi kịch liệt phản đối việc đó và chúng tôi đoàn kết
vững chắc để bảo vệ đất nước của mình.”
Greenidge cho biết ông không biết về bất kỳ trường hợp nào khác trong
đó một quốc gia đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tương tự. Ông nói: “Nếu
cuộc trưng cầu dân ý được thông qua, nó cho phép Venezuela “thay đổi địa vị của
Guyana, những quyền của Guyana, tài sản của Guyan, tài nguyên của Guyana.”
Cả ông và Griffith đều cho biết khu vực Essequibo, nơi có hơn 230.000
cư dân, không có mối liên hệ lịch sử nào với Venezuela. Greenidge nói,
“Đó là
một lãnh thổ có số dân đáng kể. Đó là một phần ba dân số của chúng tôi. Đó
không phải là một vùng cằn cỗi hay trống không, không có người ở. Và người dân ở
đó không có mối liên hệ nào với Venezuela. Đó không phải là nơi người ta sẽ thấy
những người nói tiếng Tây Ban Nha, nơi người ta sẽ thấy dấu chân tiếng Tây Ban
Nha giống như những người ta sẽ tìm thấy dấu chân người Hoà Lan ở Guyana hoặc
thậm chí là dấu chân người Pháp ở Guyana.”
(Carl
Greenidge)
Giới chuyên gia cho rằng một cuộc xung đột vũ trang với Guyana, giáp
ranh với bờ biển phía bắc Nam Mỹ, sẽ dẫn đến sự cô lập quốc tế lớn hơn đối với
Maduro, vì Guyana là thành viên của CARICOM, khối thương mại gồm 15 thành viên
vùng Caribbean mà sự hỗ trợ của họ rất cần thiết cho Caracas trong những diễn
đàn quốc tế như Liên hiêp quốc và Tổ chức những quốc gia châu Mỹ.
Antonio De La Cruz, giám đốc điều hành của tổ chức nghiên cứu Khuynh hướng
Liên Mỹ ở Washington, cho biết Maduro “không có ý định thực sự gây chiến với
[Guyana] bởi vì làm như vậy đồng nghĩa với việc bị cô lập nhiều hơn và gặp nhiều
vấn đề quốc tế hơn những vấn đề mà ông ấy đang gặp phải.”
CARICOM đã không phản đối mạnh mẽ như những năm trước, một dấu hiệu mà
một số trong giới quan sát nói về sự chia rẽ hiện có trong khối, mặc dù trong một
thông cáo báo chí vào tháng trước, nhóm này cho biết những lời đe dọa của
Venezuela nhằm ngăn chặn Guyana phát triển tài nguyên thiên nhiên của Essequibo
là “trái với luật pháp quốc tế.”
Washington cũng đã gửi đi những tín hiệu phản đối, khiến Griffith tin rằng
ngay cả khi cuộc bỏ phiếu diễn ra vào Chủ nhật thì cũng sẽ chẳng có hiệu lực
gì.
Griffith nói rằng nước cờ của Maduro là nhằm buộc Guyana ngồi vào bàn
đàm phán và trao cho Venezuela một phần Essequibo.
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng có thể xẩy ra một cuộc sáp nhập cưỡng ép
đang tạo ra nỗi sợ hãi, không chỉ đối với người Guyana mà còn đối với những nước
láng giềng của nước này, một số nước trong số đó căn cứ biên giới của họ dựa
trên cùng một quyết định của trọng tài năm 1899.
Ông nói: Phán quyết đó “là cơ sở cho biên giới giữa Brazil với
Venezuela và Guyana, vì vậy nếu ai đó có thể thay đổi biên giới đó, dù bằng vũ
lực hay không, điều đó có nghĩa là họ phải thay đổi biên giới với Brazil và
Venezuela.” Ông lưu ý rằng Brazil có đường biên giới với mọi quốc gia Nam Mỹ
ngoại trừ Chile và Ecuador, và “một số quốc gia đó không hài lòng” với đường
biên giới của họ với Brazil. Griffith nói thêm :
“Có thể
có quá nhiều quân domino. Brazil không thể để điều đó xảy ra, đặc biệt là khía
cạnh bắt buộc.”
Nghị quyết đặt câu hỏi cho cử tri Venezuela đã được Quốc hội do Maduro
kiểm soát thông qua vào tháng 9, cho biết nghị quyết này nhằm “cho phép người
dân Venezuela bày tỏ quan điểm của họ về một tranh chấp lãnh thổ quan trọng.”
Nghị quyết được đưa ra sau khi phe đối lập của Maduro có thể tự mình tổ
chức thành công cuộc bỏ phiếu sơ bộ mà không cần sự hỗ trợ của Hội đồng bầu cử
quốc gia, vốn cho thấy sự ủng hộ lớn đối với lãnh đạo phe đối lập María Corina
Machado vào chức tổng thống của Venezuela trong cuộc bầu cử được tổ chức
vào năm tới.
De La Cruz cho biết mục tiêu chính của Maduro trong việc tổ chức cuộc
trưng cầu dân ý là để cho người dân Venezuela thấy rằng chế độ này vẫn có thể
khai thác sự ủng hộ to lớn trong một cuộc bầu cử.
San Miguel nói rằng hành động đe dọa của Maduro tiếp nối một truyền thống
lâu đời ở Mỹ Latinh, nơi những chính phủ thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc để
thu thập sự ủng hộ chính trị. Nhưng ông cảnh báo rằng điều này đã dẫn đến chiến
tranh trong quá khứ, chẳng hạn như cuộc xung đột kéo dài 100 giờ năm 1969 giữa
Honduras và El Salvador, được mệnh danh là “Cuộc chiến đá banh” vì nó xảy ra
cùng lúc với những trận đấu vòng loại của Cúp thế giới năm 1970. San Miguel nói
:
“Tôi
tin rằng Maduro đã đi vào ngõ cụt và ông ấy có thể bị buộc phải mở cuộc chiến
tranh, một cuộc chiến kéo dài 100 giờ… giống như Chiến tranh đá banh.” (San Miguel)
© 2023 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại
bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Should Venezuela invade its oil-rich
neighbor? Maduro will put it to a vote Sunday | Jacqueline Charles, Antonio
Maria Delgado | Miami Herald | December 1, 2023
No comments:
Post a Comment