Thứ
Năm, 11/30/2023 - 05:24 — nguyenanhtuan
https://www.rfavietnam.com/node/7854
Chính
trị luôn gắn liền với tranh luận. Tuy nhiên những ai trông đợi các cuộc tranh
luận nảy lửa trong chính trị dòng chính Việt Nam sẽ không khỏi thất vọng.
Thay
vì là nơi các quan điểm khác biệt va đập với nhau, sinh hoạt Quốc Hội ở Việt
Nam mang màu sắc hiệp thương kiểu mặt trận với những
đại biểu cầm giấy ê a đọc. Ngay cả những phiên chất vấn Chính phủ được kỳ
vọng nóng bỏng nhất thì lại quá nể nang, né tránh, chẳng hề có dáng dấp của một
phiên điều trần ở các xứ dân chủ tự do.
Những
buổi tiếp xúc cử tri cũng chẳng khá hơn. Thay vì rèn giũa khả năng hùng biện,
thuyết phục, tranh luận từ việc gặp gỡ cử tri thật, đại biểu Quốc Hội tham gia
những buổi tiếp xúc với cử tri được lựa chọn, thông thường là cán bộ hưu trí,
với những phần hỏi đáp được chuẩn bị sẵn.
Lâu
dần, các cuộc tranh luận nghiêm túc vắng bóng trên đời sống chính trị dòng
chính ở Việt Nam. Điều này để lại hệ quả là khi cần sử dụng các kỹ năng tranh
luận, quan chức Việt Nam thường phát ngôn lúng túng, diễn đạt quanh co, lập
luận lòng vòng, khiến không ít người ngao ngán.
Ví
dụ điển hình là phiên rà soát việc thực thi Công ước Xóa Bỏ Mọi Hình thức Kỳ
thị Chủng tộc (CERD)
của Việt Nam vừa diễn ra ngày 29/11/2023 tại Geneva, Thụy Sĩ, mà may mắn thay
được trực tiếp và
phát lại trên website của UN để ai cũng có thể xem. Chứng kiến cách mà
phái đoàn hùng hậu cán bộ từ các bộ ban ngành Việt Nam trả lời câu hỏi từ các
thành viên Ủy ban
Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc (CERD) mới thấy hạn chế này lớn tới mức
nào.
Chẳng
hạn trước câu hỏi đơn giản của Bà
Al-Misnad Sheikha (Qatar), một thành viên của Ủy ban CERD, là nếu Luật
An ninh Mạng của Việt Nam cấm xúc phạm người nổi tiếng (famous people), thì hãy
định nghĩa người nổi tiếng gồm những ai, phái đoàn Việt Nam đã trả lời lan man
tới mức Chủ tọa phải nhắc. Hài hước hơn nữa là thành viên phái đoàn đến từ Bộ
Thông tin Truyền thông còn tiện thể bày tỏ lòng biết ơn với Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khai sinh lập quốc Việt Nam khi được giao trả lời câu hỏi.
https://www.rfavietnam.com/files/u4364/Screen%20Shot%202023-11-30%20at%2005.15.01.jpg
Giáo
sư Al-Misnad Sheikha là học giả hàng đầu của Qatar và là nữ chủ tịch
đầu tiên của Đại học Qatar. Bà là một trong 18 thành viên được bầu và hoạt động
độc lập của Ủy ban CERD.
Bà
Al-Misnad Sheikha còn dẫn từ báo cáo quốc gia về thực thi Công ước của Chính
phủ Việt Nam đoạn nói rằng “người
sắc tộc thiểu số dễ bị dụ dỗ, kích động” và “các
tập tục lạc hậu của người sắc tộc thiểu số ngăn họ bảo vệ quyền của họ một cách
tích cực” để chất vấn liệu đây có phải là quan điểm chính thức của
Chính phủ Việt Nam và nếu một báo cáo quốc gia mà nhìn nhận như thế thì thái độ
coi thường này sẽ lan tỏa xuống những người thực thi pháp luật như công an,
giáo viên và ảnh hưởng đến cách hành xử của họ.
Trước
bình luận mạnh mẽ và chất vấn xác đáng này, phái đoàn Việt Nam đã không phản
hồi được gì.
Một
thành viên Ủy ban CERD khác là Ông
Kut Gun (Thổ Nhĩ Kỳ) đã bình luận rằng điều mà Ủy ban kỳ vọng ở phiên
rà soát này không phải là nghe đi nghe lại các quy định trên giấy mà là giải
thích từ phái đoàn Việt Nam về những vấn đề thực tế và vụ việc cụ thể mà Ủy ban
đã nêu sau khi tổng hợp thông tin báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó
quan trọng nhất là từ các nạn nhân bị xâm phạm quyền.
Phái
đoàn Việt Nam cũng chẳng phản hồi được gì trước bình luận và chất vấn này của
Ông Kut Gun.
Hơn
hai giờ đồng hồ của phiên rà soát tràn ngập những “tầm chương trích cú” luật,
nghị định, thông tư mỗi lần những thành viên của phái đoàn Việt Nam phát biểu.
Không rõ đây có phải là chiến thuật câu giờ có chủ đích hay đơn thuần đây là
tất cả những gì phái đoàn có thể nói. Song một điều rõ ràng là mục tiêu bảo
vệ báo cáo quốc gia của Việt Nam, như phái đoàn từng nói trước chuyến
công tác, đã không đạt được vì những gì họ đem đến chỉ là một sự chán ngán
không giấu nổi không chỉ trên gương mặt các thành viên Ủy ban CERD mà còn của
những ai theo dõi phiên này.
No comments:
Post a Comment