Quốc hội đứng ở toạ độ nào mà xác định “Doanh
nghiệp là sân sau khách hàng”?
01/12/2023
Trong phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6, sáng 29/11, Quốc hội (QH) đã thông qua
Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của QH có nêu rõ “Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng
doanh nghiệp “sân sau” của tổ chức tín dụng“.
Nhưng theo kết luận điều tra của Bộ Công an “Dù không nắm giữ chức vụ gì,
nhưng Trương Mỹ Lan mới là “chủ thực sự” chi phối Ngân hàng SCB biến thành
“công cụ tài chính” để huy động tiền gửi sau đó cấp vốn cho “hệ sinh thái Vạn
Thịnh Phát”.
Túm lại, theo giác độ của Công an, SCB chính là “sân sau” của Vạn Thịnh
Phát, nhưng theo góc nhìn của Quốc hội, Vạn Thịnh Phát là “sân sau” của SCB.
Góc nhìn của Quốc hội dưới tròng kiếng mát Ray-Ban, còn giác độ của Công an đã
qua thấu kính hiển vi:
“Mỗi khi cần tiền, Trương Mỹ Lan yêu cầu nhóm lãnh đạo SCB tập trung tại
tòa nhà Times Square để họp đưa ra phương án lập khống hồ sơ vay tiền (chứ
không họp tại trụ sở SCB). Lãnh đạo SCB giải ngân cho các khoản vay khống rồi
chuyển vào các tài khoản ‘ma’. Lái xe riêng sẽ chở tiền về nhà riêng của bà
Trương Mỹ Lan hoặc trụ sở tập đoàn với số tiền hàng trăm ngàn tỉ.
Bằng các thủ đoạn nêu trên, kết quả điều tra đến nay xác định theo chứng
từ giải ngân, việc chuyển tiền đến các tổ chức được thực hiện qua tài khoản của
483 cá nhân và 450 pháp nhân. Tổng cộng có 1.284 khoản vay với hơn 483 ngàn tỉ
dư nợ gốc”.
Đọc kết luận nêu trên, ai hiểu biết về giới từ, đều thấy SCB là “sân sau”
của Vạn Thịnh Phát, chứ không phải ngược lại. Vậy ai là “sân trước” của SCB? Chắc
chắn không chỉ một tay Cục trưởng Cục Thanh tra NHNN Đỗ Thị Nhàn mà che lấp cả
bầu trời được!
Về mặt địa lý phong thủy của bệnh viện, phía trước bệnh viện là nhà thuốc,
đàng sau bệnh viện là nhà xác, nhưng không thể gọi theo vị trí: nhà xác là “sân
sau” của bệnh viện, vì nhà xác là kho rác y tế, chứ không cùng “két sắt” với bệnh
viện. Song, nhà thuốc có thể là một trong nhiều “sân trước” của BV.
Việc dùng giới từ “trước” hay “sau”, “trong” hay “ngoài” không chỉ tùy vị
trí của người nói (tọa độ gốc) mà còn do tính khách quan hay chủ quan của người
nói.
Cụ thể, nếu người bạn đến chơi hỏi chủ nhà “con mầy đâu?”, chủ nhà là người
Việt hay trả lời “chúng đang chơi NGOÀI vườn”, vì chủ nhà coi mình là trung tâm
(tọa độ gốc). Trong khi người Anh, Mỹ sẽ nói “they are playing IN (trong) the
garden” (coi người được đề cập là trung tâm).
Người Việt rất chủ quan khi nhìn về người khác, nên luôn dùng giới từ ngược
với thực tế. Như, Bộ Giáo dục chỉ đạo “lấy học sinh làm trung tâm”, thì nhà trường
thể hiện “tao mới là hạt nhân”.
Kính mong Quốc hội hãy xác định điểm đứng (tọa độ) của mình ở đâu khi
đánh giá trách nhiệm của chính phủ hoặc lúc đưa ra quyết sách trọng điểm của quốc
gia!
.
No comments:
Post a Comment