Quản
lý văn hoá theo kiểu ‘Tao không thích thì tao... cấm!’
04/12/2023
https://www.voatiengviet.com/a/quan-ly-van-hoa-theo-kieu-tao-khong-thich-thi-tao-cam-/7383338.html
Hiếm có minh họa nào cho dân chủ XHCN, cho thiện
chí hòa hợp – hòa giải, cho mời gọi góp ý xây dựng chính quyền rõ như thế này.
https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-75f6-08dbf4cf0076_cx0_cy28_cw0_w650_r1_s.jpg
Khai mạc triển
lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường. Có 31 tác phẩm bị cấm. (Hình: Tạ
Duy Anh/Vanviet.info)
Ông Thái Kế Toại, 75 tuổi,
Đại tá, cựu Trưởng phòng An ninh văn hóa Cục A25 của Bộ Công an, cựu Giám đốc
Điện ảnh Công an, cựu Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Hà Nội vừa công bố
thư khiếu nại mà ông mới gửi ba người: Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội,
Giám đốc Công an Hà Nội, Cục trưởng Cục A03 của Bộ Công an. Nội dung chính thế
này:
Mấy ngày qua tôi có đọc được tin tức trên mạng về việc
Sở cấm triển lãm của ông Phạm Xuân Trường tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam không
được treo 31 bức tranh chân dung gò đồng các trí thức, văn nghệ sỹ trong đó có
tranh chân dung tôi. Vậy có phải danh sách đó do Sở Văn hóa- Thể thao Hà Nội
quyết định hay không? Nếu đúng là quyết định của Sở thì các ông dựa trên
văn bản, quy định pháp luật nào liên quan đến 29 ông trí thức, văn nghệ sỹ và
cá nhân tôi? Nếu các ông cấm treo tranh chân dung tôi thì đó là sự xâm phạm
nhân phẩm, quyền cá nhân của tôi và vi phạm pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Các ông sẽ xử lý sự việc thế nào? Xin đề nghị ông
Giám đốc Công an Hà Nội, ông Cục trưởng Cục A03 Bộ Công an xem xét điều tra sự
việc, xử lý những vi phạm pháp luật theo mức độ nặng nhẹ. Mong các ông hồi
âm cho cá nhân tôi và công luận. Cám ơn sự quan tâm và công tâm của các
ông (1).
Dường như ông Toại là người đầu tiên “có
liên quan” đến scandal Tranh ‘TREO’ khiếu nại
chuyện Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cấm trưng bày tranh chân dung của một số cá
nhân mà cả đương sự (nghệ sĩ tổ chức triển lãm tác phẩm), người “có liên
quan” (văn nghệ sĩ được nghệ sĩ chọn - thể hiện chân dung và mang ra trưng
bày) lẫn công chúng không ai biết vì sao lại thế.
***
Phạm Xuân Trường là một nhà thơ ngụ tại Hải
Phòng. Ông không chỉ nổi tiếng về thơ mà còn nổi tiếng vì dùng các lá đồng để tạo
ra tranh – tranh gò đồng. Ngày 2/12/2023, Phạm Xuân Trường tổ chức triển lãm lần
thứ hai 184 tấm tranh gò đồng của ông tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Đây là lần
thứ hai Phạm Xuân Trường tổ chức triển lãm những tấm tranh gò đồng của ông (lần
đầu cách nay năm năm – 11/2018 – tại Hải Phòng).
Trong 184 tấm tranh gò đồng
mà ông Phạm Xuân Trường mang đến Hà Nội để thực hiện triển lãm “Chân
dung các văn nghệ sĩ” có 31 tấm bị Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội cấm
treo. Lệnh cấm được thể hiện trên Danh sách tác phẩm đính kèm Giấy phép triển
lãm, mỹ thuật số 563/GP-SVHTT mà Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cấp ngày 1/11/2023
bằng dòng chữ: KHÔNG CẤP PHÉP TÁC PHẨM (2)...
Những người mà Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội
không cho ông Phạm Xuân Trường giới thiệu chân dung của họ tại triển lãm của
ông gồm: Phan Khôi.
Hoàng Cầm. La Khắc Hòa. Tạ Duy Anh. Hoàng Quốc Hải. Hoàng Minh Tường. Trần Đức
Thảo. Nguyễn Duy. Lê Đạt. Phùng Cung. Đỗ Hoàng. Phạm Lưu Vũ. Thái Bá Tân. Nguyễn
Xuân Diện. Thái Kế Toại. Trần Dần. Phùng Quán. Nguyễn Quang Lập. Trần Huy
Quang. Vũ Thư Hiên. Phạm Viết Đào. Nguyên Ngọc. Ý Nhi. Dương Tường. Bùi Chí
Vinh. Hoàng Hưng. Đặng Văn Sinh. Trương Tửu. Phạm Xuân Nguyên và bốn người
cùng góp mặt trong một tấm tranh gò đồng là Nguyễn Xuân Khánh, Phạm Toàn, Bùi
Ngọc Tấn, Dương Tường.
Một số trong số những nhân vật vừa kể đã từng
bị cáo buộc là lợi dụng văn hóa, văn nghệ để tuyên truyền chống phá nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa hồi cuối thập niên 1950 ở miền Bắc Việt Nam – “phong
trào Nhân văn Giai phẩm”. Một số đã từng bị nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
tống giam. Một số đã từng hoặc vẫn còn đang lên tiếng chỉ trích về những điều
trái tai, gai mắt.
Tuy nhiên cần lưu ý là trong số những nhân vật
mà Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội cấm ông Phạm Xuân Trường trưng bày tác phẩm thể
hiện chân dung của họ, có nhiều người đã được chiêu tuyết rồi được trao các giải
thưởng quốc gia mà chính quyền Cộng hòa XHCN Việt Nam xác định là cao quý như
Giải thưởng Hồ Chí Minh (trường hợp Triết gia Trần Đức Thảo – Giải thưởng Hồ
Chí Minh năm 2000), Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (trường hợp các
ông Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm,...), hoặc được tôn vinh bằng những
giải không kém phần quan trọng như Giải Thành tựu văn học trọn đời (trường hợp
ông Hoàng Quốc Hải)...
Thế thì tại sao Sở Văn
hóa – Thể thao Hà Nội lại xử sự như vậy? Quyết định của Sở Văn hóa – Thể thao
Hà Nội chính là minh họa cho chuyện: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cho phép
các viên chức hữu trách sử dụng công quyền theo kiểu... “mày, tao”, bất
kỳ ai cũng là... “mày” nên các quyền hiến định dành cho công dân chỉ tồn
tại trên giấy, “tao” không thích thì “tao” cấm.
Chiêu tuyết bằng các giải thưởng, bằng việc
dùng tên để đặt cho một hay một số con đường nào đó chỉ là... động tác kỹ thuật.
Sự nghi kỵ, thậm chí thù hằn vô lối vẫn còn nguyên và đó có thể là lý do ông
Thái Kế Toại – người góp phần đáng kể vào việc giải oan cho các thành viên “Nhân
văn Giai phẩm” cũng trở thành kẻ đắc tội với hệ thống nên không được phép
góp mặt.
Hiếm có minh họa nào cho dân chủ XHCN, cho thiện
chí hòa hợp – hòa giải, cho mời gọi góp ý xây dựng chính quyền rõ như thế này.
Đừng nghĩ đó là lỗi nhận thức của Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội nói chung, Giám
đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội nói riêng. Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội chỉ có
thể ngang nhiên biểu diễn sự thô bạo như vậy sau khi đã tham khảo ý kiến của những
ngành khác như tuyên giáo, công an. Ở lần triển lãm tranh gò đồng đầu tiên vào
năm 2018 tại Hải Phòng, Sở Văn hóa – Thể thao Hải Phòng cũng cấm ông Phạm Xuân
Trường treo 8 trong 108 tác phẩm của ông (3). Không có chủ trương,
không ai dám làm và làm một cách nhất quán như thế.
-------------
Chú thích
(3) http://trannhuong.net/tin-tuc-56602/tai-sao-ha-noi-khong-cho-treo-tranh-.vhtm
No comments:
Post a Comment