Tên
lửa: Bắc Triều Tiên và Nga đấu khẩu với Mỹ và các đồng minh
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng ngày:
20/12/2023 - 11:40
Trong một
cuộc họp khẩn của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 19/12/2023 về vụ Bình Nhưỡng
lại phóng thêm một tên lửa đạn đạo liên lục địa, đấu khẩu đã bùng lên gay gắt
giữa đại diện Bắc Triều Tiên và Nga với đại diện Hoa Kỳ, Hàn Quốc và các đồng
minh.
Ảnh
tư liệu: Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Kim Song phát biểu tại một
phiên họp của Hội Đồng Bảo An về vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân, ngày
13/07/2023, New York, Hoa Kỳ. AP - Mary Altaffer
Theo hãng
tin Mỹ AP, đại sứ Bắc Triều Tiên Kim Song đã tố cáo Mỹ tăng cường các cuộc tập
trận với Hàn Quốc và triển khai tàu ngầm hạt nhân, cũng như các phương tiện hạt
nhân khác, tới bán đảo Triều Tiên, làm gia tăng “nguy cơ chiến tranh hạt nhân”
trong khu vực. Đối với đại diện Bình Nhưỡng, năm nay đã trở thành “năm nguy hiểm
nhất” cho an ninh trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Kim
Song kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm đến những lo ngại về an ninh của Bắc
Triều Tiên, gọi các biện pháp đáp trả của nước này là “phản ứng hoàn toàn hợp
lý, bình thường và có suy nghĩ” nhằm thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình.
Ngược lại,
Hoa Kỳ và 9 đồng minh đã lên án Bắc Triều Tiên về 5 vụ phóng tên lửa đạn đạo
liên lục địa ICBM, hơn 25 vụ phóng tên lửa đạn đạo và 3 vụ phóng vệ tinh sử dụng
công nghệ tên lửa đạn đạo trong năm nay. Các nước này xe đó là những hành động
vi phạm nhiều nghị quyết của Hội Đồng Bảo An và đe dọa “hòa bình, ổn định của
các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế”.
Trong một
tuyên bố được đọc ngay trước cuộc họp của Hội Đồng Bảo An, phó đại sứ Hoa Kỳ
Robert Wood, bao quanh là các nhà ngoại giao từ 9 quốc gia khác, đã lên án vụ
phóng tên lửa ICBM mới nhất vào ngày 18/12 vừa qua và tất cả các vụ thử nghiệm
trước đó của Bắc Triều Tiên.
Phó đại sứ
Nga tại Liên Hiệp Quốc bà Anna Evstigneeva đã bênh vực Bắc Triều Tiên, gọi những
nỗ lực lên án Bình Nhưỡng là “cách tiếp cận một chiều”. Theo nhà ngoại giao
Nga, tình hình đang leo thang “đến bờ vực nguy hiểm”. Đồng thời bà cáo buộc Hoa
Kỳ triển khai cỗ máy quân sự khổng lồ trong khu vực, cho rằng hành động đó
“ngày càng giống như chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công”.
Phó đại sứ
Mỹ đã bác bỏ lập luận của Nga, khẳng định các cuộc tập trận của Hoa Kỳ chỉ mang
tính chất phòng thủ và chính Bắc Triều Tiên đã vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng
Bảo An Liên Hiệp Quốc, chứ không phải Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ.
Hội Đồng Bảo
An đã ban hành các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên sau vụ thử nhiệm hạt
nhân đầu tiên của Bình Nhưỡng vào năm 2006 và đã siết chặt thêm những biện pháp
này với tổng cộng 10 nghị quyết khác nhau mà lần sau cùng là vào tháng 12/2017.
Tuy nhiên,
sau đó, Trung Quốc và Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Mỹ bảo trợ vào tháng
5/2022 đề nghị ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với một loạt vụ phóng
tên lửa đạn đạo liên lục địa của Bắc Triều Tiên. Kể từ khi ấy, Matxcơva và Bắc
Kinh đã ngăn chặn mọi hành động của Hội Đồng Bảo An nhắm vào Bình Nhưỡng, kể cả
các tuyên bố báo chí.
Hôm qua,
10 quốc gia – Albania, Ecuador, Pháp, Nhật Bản, Malta, Hàn Quốc, Slovenia, Thụy
Sĩ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ – đã cho rằng sự im lặng của Hội Đồng Bảo An đã “gửi
đi thông điệp sai lạc tới Bắc Triều Tiên và tất cả những nước phổ biến vũ khí hạt
nhân”.
------------------------------
Các nội
dung liên quan
BÁN ĐẢO
TRIỀU TIÊN - CĂNG THẲNG
Mỹ
dọa "kết thúc" chế độ Bắc Triều Tiên nếu xảy ra tấn công hạt nhân
BẮC TRIỀU
TIÊN - VỆ TINH DO THÁM
Bắc
Triều Tiên : Kim Jong Un « nghiên cứu » ảnh vệ tinh chụp các căn
cứ quân sự của Mỹ và Hàn Quốc
MỸ - NHẬT
- HÀN QUỐC - AN NINH
Mỹ,
Nhật, Hàn chia sẻ dữ liệu ''trực tiếp'' về tên lửa Bắc Triều Tiên
No comments:
Post a Comment