Phải
chăng quân cảng Ream tại Cam Bốt bắt đầu trở thành căn cứ quân sự của Trung Quốc
ở hải ngoại?
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng
ngày: 08/12/2023 - 14:48
Chiến hạm
Trung Quốc đã trở thành những chiếc tàu đầu tiên sử dụng quân cảng Ream của Cam
Bốt vừa được nâng cấp. Sự kiện đã được cả Phnom Penh lẫn Bắc Kinh giấu kín
nhưng rốt cuộc đã bất ngờ bị một quan chức cao cấp tiết lộ và ảnh vệ tinh Mỹ vạch
trần. Sự kiện này đã lại làm dấy lên phản ứng lo ngại đặc biệt là từ phía Mỹ.
Hình
ảnh chụp từ vệ tinh do Planet Labs PBC thực hiện cho thấy 2 chiến hạm, dường
như của Trung Quốc, cập cảng tại căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt ngày
03/12/2023. AP
Thông tin
về việc đã ít nhất hai chiếc tàu Hải Quân Trung Quốc cập bến cảng tại căn cứ hải
quân Ream của Cam Bốt nhìn ra Vịnh Thái Lan đã được đưa ra một cách gián tiếp,
thông qua một bài đăng của bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Seiha trên Facebook
hôm Chủ Nhật 03/12/2023. Bài viết cho biết là quan chức này đã đến căn cứ Ream
để thị sát việc chuẩn bị cho hoạt động huấn luyện của Hải Quân Cam Bốt cũng như
kiểm tra tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nơi này.
Bài viết
không nêu đich danh Trung Quốc, nhưng lại kèm theo nhiều hình ảnh chụp quan chức
Campuchia cùng đại sứ Trung Quốc Vương Vấn Thiên và nhất là cho thấy hai chiến
hạm đậu tại bến, một chiếc được xác định là tàu hộ tống Văn Sơn (Wenshan) của Hải
Quân Trung Quốc.
Hãng tin Mỹ
AP đã tham khảo thêm các bức ảnh vệ tinh do Planet Labs PBC chụp hôm Chủ Nhật
cho thấy hai tàu chiến Trung Quốc neo đậu ở căn cứ Ream và hình dáng tương ứng
với những hình ảnh được ông Tea Seiha chia sẻ trên mạng. Căn cứ vào kích thước
và hình ảnh các con tàu mà bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt công bố, AP cho rằng rất
có thể cả hai đều là hộ tống hạm lớp Type 56 của Trung Quốc.
Sự hiện diện
của hai chiến hạm Trung Quốc tại căn cứ Hải Quân Cam Bốt Ream đã đặt ra câu hỏi
về khả năng Trung Quốc bắt đầu tiếp quản cơ sở quân sự có giá trị chiến lược trọng
yếu này.
Vào năm
2019, nhật báo Mỹ The Wall Street Journal đã tiết lộ thông tin về một dự thảo
ban đầu của một thỏa thuận theo đó Cam Bốt cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ
Ream trong 30 năm, với quyền được bố trí quân lính, lưu trữ vũ khí và cho tàu
chiến neo đậu.
Thủ tướng
Cam Bốt thời đó là ông Hun Sen đã phủ nhận sự tồn tại của thỏa thuận, nhưng sau
đó Phnom Penh đã cho phép Trung Quốc nâng cấp và phát triển đáng kể căn cứ
Ream.
Trong một
bài phân tích ngày 01/12 vừa qua, báo mạng Asia Sentinel cho biết là hình ảnh vệ
tinh trong 18 tháng qua đã cho thấy là quan cảng Ream ở Cam Bốt không chỉ có
thêm bến tàu đủ dài để cho tàu sân bay neo đậu, nhưng cũng đồng thời có thêm một
ụ tàu lớn trên vùng đất khai khẩn ở phần phía nam của căn cứ.
Theo Asia
Sentinel, Tom Shugart, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Trung Tâm An
Ninh Mới của Hoa Kỳ, đã phân tích một số ảnh vệ tinh và thấy rằng việc rà phá
và làm đường đáng kể đã được thực hiện trong khu vực dành riêng cho quân đội
Trung Quốc sử dụng. Việc này sẽ cho phép triển khai các hệ thống tên lửa phòng
không tầm xa dẫn đường bằng radar từng được ghi nhận tại các căn cứ hải quân của
Trung Quốc.
Việc chiến
hạm Trung Quốc bắt đầu sử dụng quân cảng Ream phải chăng là dấu hiệu dự báo cho
việc nơi này trở thành căn cứ quân sự thứ hai của Trung Quốc ở hải ngoại sau
Djibouti ở châu Phi? Đây là một vấn đề còn đang trong vòng suy đoán, nhưng Hoa
Kỳ đã bày tỏ ngay thái độ quan ngại.
Ngay vào
hôm qua, 07/12, một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định rằng Washington
đang theo dõi sát sao vụ việc và “thực sự lo ngại về kế hoạch của Trung Quốc
nhằm kiểm soát độc quyền các phần của căn cứ Hải Quân Ream.” Mỹ đồng thời
thúc giục Cam Bốt đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không được phép “hiện diện hoặc
có công nghệ nhạy cảm” tại Ream.
----------------------------
Các nội
dung liên quan
TRUNG QUỐC
- CAM BỐT - HẢI QUÂN
Căn
cứ hải quân Trung Quốc tại Cam Bốt: Mối đe dọa "sát sườn" đối với Việt
Nam
CAM BỐT -
TRUNG QUỐC
Cam
Bốt: Tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên cập cảng quân sự Ream
TRUNG QUỐC
- CAM BỐT
Ngoại
trưởng Trung Quốc đến Phnom Penh vào lúc Cam Bốt chuyển giao quyền lực
No comments:
Post a Comment