Nhân
hội nghị ngành lần thứ 32, bàn về ‘Ngoại giao cây tre Việt Nam’
Bài bình luận của blogger Trần Hiếu Chân từ Hà Nội
24-12-2023
Não trạng của Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng về ‘Ngoại giao cây tre’ vẫn là từ thời Chiến tranh Lạnh. Dư luận quốc tế
có lý do để quan ngại, sau khi Việt Nam chấp thuận ‘chung vận mệnh’ với Trung
Quốc, liệu Hà Nội có tối đa hóa được hệ thống ‘đối tác chiến lược toàn diện’ với
Mỹ và thế giới dân chủ?
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) tại
Văn phòng Trung ương đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội ngày 12/12/2023. AFP
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại
giao lần thứ 32, khai mạc ngày 19/12, dài 4.646 chữ. Độ dài này tuy chỉ bằng một
nửa so với bản Tuyên bố Việt – Trung ngày 13/12/2023, nhưng cũng đủ để người đọc
khó năm bắt được nội dung chính (1). Lẽ thường, các chuyên viên cao cấp Bộ Ngoại
giao và Ban Đối ngoại Trung ương là những “cây bút” dự thảo các văn kiện thượng
dẫn trước khi trình lên cho Văn phòng TBT. Nhưng dường như tất cả họ đều có
chung một ý đồ là phải giấu các thông tin đối với người dân. Văn bản phải thật
dài và phải thật ‘vòng vo Tam Quốc’ để người đọc không nắm bắt nổi vấn đề,
không hiểu được đâu là cốt lõi của ‘đường lối đu dây’ trong giai đoạn tới. Tuy
nhiên, đối với giới phân tích, thì rõ ràng cái gọi là ‘Ngoại giao cây tre Việt
Nam’ không phải là một lý thuyết gì cao siêu, lại càng khó để nâng nó lên thành
một ‘trường phái ngoại giao’ như ông Trọng tán dương nó trong bài phát biểu
mang tính chất ‘gợi mở’, và ông muốn khái quát thành 5 vấn đề như
là các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp cho nền ‘Ngoại giao cây tre’
trong những năm tới.
5 vấn đề ông Trọng khái quát đáng tiếc lại bị trùng lặp. Thứ nhất, TBT
đề nghị Ngoại giao phải tiếp tục bám sát Đại hội XIII, phải nêu
cao tinh thần ‘Tiền hô hậu ủng’, ‘Nhất hô bá ứng’, ‘Trên dưới
đồng lòng, ‘Dọc ngang thông suốt. Đến vấn đề thứ tư,TBT
lại kêu gọi phải luôn luôn quan tâm xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận trong
toàn Đảng như lời căn dặn của ông Hồ: ‘Sự nghiệp làm nên bởi chữ
Đồng’. Phải chăng vì hiện nay cả trong lẫn ngoài ĐCS đang có nhiều đánh
giá khác nhau về cục diện quốc tế cũng như chủ trương đối ngoại nên ông Trọng lặp
lặp lại cái yêu cầu nội bộ phải đoàn kết. Khi nêu vấn đề thứ hai và
thứ ba thì TBT lại mâu thuẫn về chủ trương. Ông Trọng kêu gọi kết
hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, xử lý hài hoà mối quan
hệ giữa lợi ích quốc gia – dân tộc và nghĩa vụ quốc tế trong vấn
đề thứ hai. Thế nhưng sang vấn đề thứ ba thì TBT lại nhấn mạnh
nguyên tắc ‘kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội’. Trong
khi CNXH chính là điều ông Trọng từng nói là đến cuối thế này chưa có thì lấy
gì để mà kết hợp? Sang vấn đề thứ 5, ông Trọng nhắc lại lời dặn của cụ
Hồ đối với cán bộ ngoại giao. Điều này thì hội nghị năm nào cũng lặp lại y
nguyên (2).
Nếu 5 ‘huấn thị’ nói trên của ông Trọng là hồn cốt của ‘Ngoại giao cây
tre Việt Nam’ thì nhận xét của Giáo sư Alex Vuving từ Hoa Kỳ là chính xác khi
GS. này đánh giá rằng, chính sách ‘ngoại giao cây tre chỉ phát huy tác dụng thời
hậu Chiến tranh Lạnh, còn bây giờ đã bước vào thời kỳ mới, thời kỳ ‘sau hậu Chiến
tranh Lạnh’, tạm gọi là tranh chấp Đông – Tây với Mỹ và Phương Tây một bên, và
Trung Quốc và Nga ở bên kia. Trong cuộc đối đầu này, những công thức được sử dụng
trong hậu Chiến tranh Lạnh không thể áp dụng được nữa. Cạnh tranh chiến
lược giữa các nước lớn trở nên gay gắt thì ‘cây tre Việt Nam hoàn toàn có thể bị
con gấu trúc Trung Quốc gặm nhấm dần dần’. Việt Nam phải tìm phương cách
khác. (3) Một vị Giáo sư khác, ông Zachary Abuza cho biết, ông ‘không thấy ấn
tượng trước nền ‘ngoại giao cây tre' của Việt Nam. ‘Việt Nam đã nhận được nhiều
lời tán dương cho nền ‘ngoại giao cây tre'. Cá nhân tôi thì không thấy ấn tượng
từ các cuộc họp thượng đỉnh và tầm quan trọng của hệ thống thứ bậc đối tác ngoại
giao đơn phương của phía Việt Nam. Chúng chỉ mang tính biểu tượng, trong khi bản
chất thực sự các mối quan hệ này quan trọng hơn’ (4).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng bí
thư đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) uống trà tại Hà Nội ngày
12/12/2023. TTXVN
Mà không chỉ dư luận quốc tế, ngay trong “Bộ tứ” cũng có đánh giá khác với
ông Trọng. Tham dự Hội nghị Ngoại giao sau đó một ngày, đánh giá của Thủ tướng
Phạm Minh Chính lại cho rằng, ‘ngoại giao cây tre ở Việt Nam trong lãnh
vực kinh tế còn bị động, ngoại giao kinh tế vẫn chưa thành hệ thống, còn manh
mún, chia cắt, chưa có trọng tâm, trọng điểm’. Vẫn theo nhìn nhận của người
đứng đầu Chính phủ thì việc ký kết các thỏa thuận về kinh tế nhiều nhưng thực
hiện rất khiêm tốn. Nhiều bên đối tác cho rằng, thủ tục của Việt Nam rườm
rà mà chưa có bước xoay chuyển… Hàm ý của ông Chính, dường như chủ thuyết nền
‘ngoại giao cây tre’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thiên về ‘ứng phó’ thay
vì hành động có tính chủ động – nhất là chưa thể hiện được vai trò lãnh đạo
trong các thể chế ở tầm khu vực… (5) “Ngoại giao cây tre” nên dừng lại
ở tính biểu tượng, thay vì cứ tán dương kéo dài thì không hay, vì trên thực tế,
“khi gió to, gió lớn, thì tre sẽ không chịu được, bật gốc… Điều này lặp lại nhận
định trên của GS. Alex Vuving: Cây tre Việt Nam hoàn toàn có thể bị con gấu
trúc Trung Quốc gặm nhấm dần dần (!?).
Có một thực tế được dư luận trong và ngoài nước quan tâm, đó là năm 2023
sắp khép lại với nhiều hoạt động ngoại giao nổi bật, nhưng Hội nghị 32 đã không
hề tiết lộ các đánh giá thực sự của Việt Nam về các sự kiện ấy. Ông Trọng chỉ
‘điểm danh’ việc tổ chức đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận
Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít,
Chủ tịch Đảng Nhân dân Cam-pu-chia Hun Sen. Việc điểm danh này của TBT chỉ nhằm
chứng minh cho nhận định của ông đang gây tranh cãi, đó là ‘chưa bao giờ đất nước
ta có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày
nay’. (6). Việc ông Trọng nhắc đến những sự kiện “bước ngoặt” trong
hoạt động ngoại giao theo thứ tự như vừa dẫn, cho thấy, Việt Nam vẫn ưu tiên
quan hệ với Trung Quốc là số một và Việt Nam vẫn đặt ‘3 quan hệ đặc biệt’ (với
Trung Quốc, Lào và Campuchia) lên hàng đầu, trên cả các ‘đối tác chiến lược
toàn diện’. Sự sắp xếp này cho thấy, tư duy về đối ngoại của TBT vẫn từ một não
trạng sót lại từ thời Chiến tranh Lạnh.
Não trạng ấy của TBT đang đặt ra thách thức lớn cho ‘Ngoại giao cây tre’:
Sau khi Việt Nam chấp thuận ‘chung vận mệnh’ với Trung Quốc, liệu Hà Nội có tối
đa hóa được hệ thống ‘đối tác chiến lược toàn diện’ với Mỹ và thế giới dân chủ?
Tuy trên giấy trắng mực đen, Việt Nam chỉ nhận ‘chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc,
nhưng rõ ràng đây là một ‘cách nói ‘thay thế’ khái niệm CCD. Về chính trị đối
ngoai, một khi ĐCSTQ và ĐCSVN cùng chia sẻ một lý tưởng, còn kinh tế thì càng
ngày càng lệ thuộc sâu, nếu đà này tiếp tục, Việt Nam không chỉ sẽ rất khó khăn
trong nỗ lực thoát Trung, mà việc phát huy tối đa các lợi thế do hệ thống ‘đối
tác chiến lược toàn diện’ (CSP) và ‘đối tác chiến lược’ (SP) với Mỹ, các nước
trong Quad, Aukus và khối EU mang lại, sẽ là một bài toán nan giải. Trước sức
ép của Trung Quốc, trước xu hướng chạm đáy của nền kinh tế, dường như Việt Nam
không thể kháng cự lâu hơn nữa, buộc phải chấp nhận kết nối hạ tầng với sáng kiến
‘Vành đai và Con đường’ (BRI) và ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ (CCD) (7).
-----------------
THAM KHẢO:
(3) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn043y8grg0o
(4) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn043y8grg0o
(5) https://vietnamthoibao.org/vntb-thu-tuong-phan-bien-tong-bi-thu-ve-ngoai-giao-cay-tre/
* Bài viết không phản ánh quan điểm của
Đài Á châu Tự do .
--------------------------------------------------------------
Trần
Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia
vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt
Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường
lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.
No comments:
Post a Comment